Giáo án môn Ngữ văn 8 kỳ II

Giáo án môn Ngữ văn 8 kỳ II

Tiết 73 + 74 ( Soạn ngày 4-1-08)

Nhớ rừng

Thế lữ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Giúp học sinh:

1. Học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc của thực tại tù túng, tầm thường, giả dối - tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình - con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

2. Tích hợp với phần Văn học ở bài Ông đồ, phần Tiếng Việt ở bài Câu Nghi vấn, phần tập làm văn ở bài Viết đoạn văn thuyết minh. Tích hợp (liên hệ) với thực tế cuộc sống, xã hội và tâm hồn thanh niên Việt Nam những năm 30 thế kỷ XX.

3. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: Kiểm tra sĩ số

2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách giáo khoa - Sách giáo viên.

- Bức tranh minh hoạ bài Nhớ rừng, bức tranh minh hoạ bộ tứ bình trong bài thơ.

 

doc 188 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73 + 74 ( Soạn ngày 4-1-08)
Nhớ rừng
Thế lữ
I. Mục tiêu bài học:
* Giúp học sinh:
1. Học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc của thực tại tù túng, tầm thường, giả dối - tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình - con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
2. Tích hợp với phần Văn học ở bài Ông đồ, phần Tiếng Việt ở bài Câu Nghi vấn, phần tập làm văn ở bài Viết đoạn văn thuyết minh. Tích hợp (liên hệ) với thực tế cuộc sống, xã hội và tâm hồn thanh niên Việt Nam những năm 30 thế kỷ XX.
3. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Đồ dùng dạy học
- Sách giáo khoa - Sách giáo viên.
- Bức tranh minh hoạ bài Nhớ rừng, bức tranh minh hoạ bộ tứ bình trong bài thơ.
3. Kiểm tra bài cũ:
 4. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1
Dẫn vào bài mới.
Giáo viên nói chậm
ở Việt Nam, khoảng giữa những năm 30 của thế kỷ XX đã xuất hiện phong trào Thơ mới rất sôi động, được coi là một cuộc cách mạng trong thơ ca, một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh). Đó là một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản (1932- 1945), gắn liền với những tên tuổi những nhà thơ trẻ nổi tiếng như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Tế Hanh
Hoạt động 2:
I. Đọc, tìm hiểu tác giả, giải thích từ khó, thể loại và bố cục
1. Đọc
- Đoạn 1 và 4 đọc với giọng buồn, ngao ngán, bực bội, u uất; có những từ ngữ kéo dài, một vài từ dằn giọng, một vài từ mỉa mai, kinh bỉ
- Đoạn 2, 3 và 5: giọng vừa hào hứng vừa nuối tiếc, tha thiết bay bổng. Mạnh mẽ và hùng tráng để rồi kết thúc bằng câu thơ than thở như một tiếng thở dài bất lực.
- Chú ý đọc liền mạch câu thơ vắt dòng (bắc cầu), những câu thơ có từ để, từ với ở đầu câu.
- Giáo viên và 3 - 4 học sinh nối nhau đọc toàn bài một lần.
Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh.
2. Tìm hiểu tác giả Thế Lữ
Giáo viên: hướng dẫn học sinh đọc thầm chú thích (*) SGK tr6 và trình bayg gọn về tác giả Thế Lữ.
Giáo viên lưu ý nhấn mạnh (có thể nói chậm cùng lúc cho học sinh xem ảnh chân dung tác giả):
Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thế Lữ. Bút danh của ông được đặt theo cách chơi chữ - nói lái dân gian: Thứ Lễ- Thế Lữ; còm hàm ý là người lữ khách trên trần thế, cả đời chỉ đi tìm cái đẹp, để vui chơi.
Tôi là người khách (lữ khách) bộ hành phiêu lãng.
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi.
Tôi chỉ là một người khách chinh phu.
Dẫn bước truân chuyên khắp hải hồ
Quê Bắc Ninh (Kinh Bắc), sống nhiều năm ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Trước cách mạng chuyên làm báo, viết văn, thơ sáng tác và biểu diễn kịch nói. Ông là một trong những nhà thơ mới đầu tiên góp phần làm nên chiến thắng cho phong trào Thơ mới. Ngoài tập Mấy vần thơ, Thế Lữ còn viết nhiều truyện trinh thám, truyện kinh dị rất hay: Vàng và máu, Biên đường Thiên Lôi, lê Phong phóng viên Sau cách mạng, ông chuyển sang hoạt động sân khấu và trở thành một trong những người xây dựng nền kịch nói hiện đại ở nước ta. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. (2003)
3. Tìm hiểu và giải thích từ khó
Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lại và hỏi thêm: Tìm những từ đồng nghĩa với hổ (hùm, cọp, ông ba mươi, chúa sơn lâm, ông kễnh), với rừng (ngàn, lâm). Tìm từ cả trong bài thơ đã học (Bạn đến chơi nhà, Ao sâu nước cả, khôn chài cá). Có thể coi từ cả ấy đồng nghĩa với từ cả trong anh cả, chị cả, không? Vì sao?
- Học sinh đọc phần chú thích, SGK, tr 6;
4. Tìm hiểu thể loại và bố cục
- Mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình - con hổ trong vườn bách thú - có thể chia làm mấy đoạn? Trong những đoạn ấy, lại có thể khái quát đặc sắc về bố cục của bài thơ này như thế nào?
- Xác định thể loại thơ
* Định hướng
- Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng trực tiếp từ những lần đi chơi, thăm vườn bách thú Hà Nội (vườn hoa Bách Thảo này nay); sâu xa hơn là từ tâm sự, tâm trạng u uất của lớp trí thức - thế hệ 1930 
- những thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội thực dân nửa phong kiến tù túng, giả dối, ngột ngạt vì mất tự do thời bấy giờ. Họ khao khát được khẳng định và phát triển cái tôi trong cuộc sống tự do, rộng lớn. Đó cũng là tâm sự chung của người dân Việt Nam trong cảnh mất nước. Nhà thơ mượn lời con hổ bị nhốt trong chuồng sắt ở 
vườn bách thú để diễn tả tâm trạng này. Đây là bài thơ trữ tình lãng mạn đặc sắc được viết thể thơ mới tám chữ (tiếng) /câu
- Nhịp thơ thay đổi tương đối tự do theo mạch cảm xúc 5 - 3, - 3 - 5, -3- 2, 3 - 2 - 3, 4 - 2 - 2, 4 - 4 ..
- Vần thơ: vần liền (hai câu liền, kế tiếp nhau), vần chân (tiếng cuối câu), vần trắc - bằng nối tiếp.
Cả bài dài 47 câu, chia làm 5 đoạn. Cụ thể:
- Đoạn 1: câu 1 - 8 (Gậm một khối căm hờn vô tư lự): Tâm trạng của con hổ trong cũi sắt vườn bách thú.
- Đoạn 2 - 3: câu 9 - 30 (Ta sống mãi nay còn đâu): nhớ tiếc quá khứ oai hùng nơi rừng thẳm.
- Đoạn 4: Câu 31 - 39 (Nay ta ôm cao cả, âm u): Trở về thực tại, càng chán chường, uất hận.
- Đoạn 5: Câu 40 - 47 (Hỡi oai linh của ta ơi!): Càng tha thiết giấc mộng ngàn
Lưu ý:
Như vậy, tuy bài thơ đã tự nó chia làm 5 đoạn, nhưng thực chất cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình được đặt trong thế đối lập - tương phản giữa hiện tại và quá khứ, thực tại và mộng ảo, tầm thường, đơn điệu, nhàn chán và khoáng đạt, phi phàm, tráng lệ. Những cảnh này đồng hiện trong tâm tư của con hổ đang nằm dài nơi cũi sắt ở vườn bách thú. Qua đó, tác giả thể hiện chủ đề của bài thơ. Đó cũng là nét đặc sắc về nghệ thuật bố cục của bài thơ này.
Hoạt động 3
III. Đọc và tìm hiểu chi tiết bài thơ
1. Đoạn 1: (Câu 1 - 8) Tâm trạng của con hổ trong cũi ở vườn bách thú
+ Học sinh đọc 8 câu đầu bài với giọng chậm, chán chường, u uất, uể oải; nhấn mạnh các từ, ngữ: gậm, 
khối căm hờn, nằm dài, giễu, với. Kéo dài giọng khinh bỉ mà đành chấp nhận : gấu dở hơi, vô tư lự
Học sinh tìm kiếm phát hiện phân tích lựa chọn so sánh
Giáo viên hỏi:
- Câu thơ đầu tiên có những từ ngữ nào đáng lưu ý? Vì sao?
- Thử thay các từ gậm, và khối bằng những từ khác. So sánh ý nghĩa biểu cảm của chúng.
*Định hướng
- Câu thơ mở đầu vang lên rất đột ngột, trực tiếp diễn tả hành động, tâm trạng và tư thế của con hổ trong cũi sắt vườn bách thú. Hai từ đáng lưu ý là gậm và khối. Động từ đầu tiên: gậm nghĩa là dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp, kiên trì. Động từ diễn tả hành động bứt phát của con hổ khi bị mất tự do. Nó gậm khối căm hờn không sao hoá giải được, không làm cách nào để tan bớt, vợi bớt. Căm hờn, uất ức vì bị mất tự do, thành một thân tù đã đóng vón, kết tụ lại thành khối, thành tảng, cứng như những thanh chấn song cũi sắt lạnh lùng kia. Dùng một động từ cụ thể, danh từ hoá một tính từ trìu tượng cụ thể hoá nó nhằm miêu tả tâm trạng của chúa sơn lâm, tạo thi hứng cho toàn bài, là thành công đầu tiên của tác giả.
Giáo viên hỏi:
- Vì sao hổ lại căm hờn đến thế.
- Tư thế nằm dài trông ngày tháng dần qua nói lên tình thế gì của hổ?
+ Học sinh suy nghĩ, phân tích
*Định hướng
Từ chỗ là chúa tể của muôn loài, đang mặc sức tung hoành chốn sơn lâm bóng cả cây già, nay bị nhốt chặt trong cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé mà ngạo mạn, ngang bầy với bọn dở hơi, vô tư lự - những hạng tầm thường, vô nhgiã lý. Điều đó làm cho con hổ vô cùng căm uất, ngao ngán. Thế nhưng nó không có cách gì để vượt thoát ra khỏi cái môi trường tù túng, tầm thường, chán ngắt ấy. Nó chỉ đành nằm dài trông ngày tháng dần qua, buông xuôi, bất lực, ngày đêm gậm khối căm hờn cứ lớn dần lên trong lòng nó như một khối u sầu nhức nhối. Nó khinh bỉ lũ người bên ngoài; nó cảm thấy nhục nhã vì phải hạ mình ngang hàng với bọn gấu, báo. Hổ thấm thía thân phận: Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn!
+ Học sinh đọc diễn cảm toàn đoạn: chú ý giọng bồi hồi, hào sảng, hùng tráng, bay bổng, chậm rãi oai nghiêm, tự hào; những câu hỏi, những câu cảm, những câu vắt dòng, bắc cầu, 
2. Đoạn 2 - 3 (câu 9 - 30) - trọng tâm: Nhớ tiếc quá khứ.
điệp từ đâu, nào đâu. đọc xong lắng lại, hình dung tưởng tượng.
+ Giáo viên treo bức tranh minh hoạ phóng to lên bảng đề học sinh ngắm, so sánh hình ảnh thơ
+ Giáo viên hỏi:
- Cảnh rừng núi ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào? Con hổ xuất hiện được miêu tả cụ thể như thế nào?
Đọc hai câu thơ
Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn, nhịp nhàng
- Hãy nhận xét về nhịp thơ, hình ảnh thơ
- ảnh hưởng của chúa rừng khi nó xuất hiện đối với muôn loài như thế nào? Tâm trạng của hổ khi ấy ra sao?
* Định hướng
Đó là cảnh rừng núi thiên nhiên hùng vĩ và hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị trong vương quốc của mình.
Học sinh lần lượt khám phá, phân tích, phát biểu
Hàng loạt những động từ, tính từ, danh từ phong phú được lựa chọn để tả cảnh rừng đại ngàn, bóng cả, cây gì, gió gào, hét núi, lá gai, cỏ sắc, thảo hoa, thét, dữ dội. Cái gì cũng lớn, phi thường, hoang vu, bí mật, kỳ vĩ, lạ lùng, oai linh, ghê gớm.
Trên cái nền thiên nhiên ấy, chúa sơn lâm xuất hiện.
Hai câu thơ tả con hổ xuất hiện vô cùng sống động, tạo hình. Có thể xếp theo kiểu thơ bậc thang:
Ta bước chân lên
 dõng dạc 
 đường hoàng 
Lượn tấm thân
 như sóng cuộn 
 nhịp nhàng...
- Câu thơ cuối: “Than ôi đâu” của con hổ đã nói lên điều gì?
- Than ôi.--> giấc mơ huy hoàng đã khép lại trong tiếng than u uất.
- Đọc 2 đoạn thơ cuối
3. Niềm ngao ngán thực tại và lời nhắn gửi thống thiết của con hổ:
+ Con hổ miêu tả vườn bách thú như thế nào? Qua những hình ảnh nào?
+Miêu tả những cảnh đó để làm gì?
- Dưới con mắt nó:
+ Cảnh vật đơn điệu, giả tạo, tầm thường.
+ Mất hẳn cái lớn lao, đầy bí mật của rừng hoang.
- Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp ở những câu thơ này? Tác dụng?
- NT: Cách ngắt nhịp gấp, những từ có sắc thái giễu nhại --> sự bực dọc, chán ghét cao độ của con hổ với thực tại.
- Trong những dòng kết thúc bài thơ con hổ nói lên tâm sự gì?
- Tâm sự của con hổ chính là tâm sự của ai? Nỗi lòng của ai?
IV: Tổng kết
- Em nhận xét gì về NT tả cảnh vật và thể hiện tâm trạng bài thơ.
NT: Bút pháp lãng mạn, cách diễn tả phóng khoáng, hình ảnh thơ, ngôn ngữ nhạc điệu phong phú.
ND: Tâm sự của con hổ là tâm trạng của thế hệ lãng mạn và cũng là tâm sự của người dân Việt Nam yêu nước khao khát độc lập tự do.
BTVN: Học thuộc lòng
- Phân tích đoạn thơ thích nhất
- Soạn: Ông đồ 
Tiết: 
Ông đồ
Vũ Đình Liên	
 I. Mục đích yêu cầu: Như SGV
 II. Các bước lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trong 3 bài đọc thêm, em thích nhất bài nào? Hãy đọc thuộc lòng và cho biết nội dung thể thơ.
- Nhận xét vở soạn ... - gơ- nhi
nằng Han liên kết với người Kinh, thêu cờ lệnh bằng khăn dệt chỉ ngũ sắc, đánh giặc ngoại xâm. Thắng giặc nàng biến thành tiên bay lên trời trên dãy núi Pu- keo vẫn còn những vùng, ao chi chít - những vết chân voi của nàng han và người Kinh. 
Hoàn toàn không kể tả.
+ Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả làm rõ luận điểm sự gần gũi, giống nhau giữa các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc Việt Nam.
Hai truyện Chuyện chàng trăng và Nàng Han không được kể, tả tất cả mà chỉ nhằm vào một đoạn, cho biết, hình ảnh tương đồng gâng gũi với truyện Thánh Gióng. Vì:
- Mục đích nghị luận.
- ít người biết cụ thể nội dung 2 truyện. Không kể, tả, người đọc không thể hình dung được sự gần gũi, giống nhau ấy như thế nào; tất nhiên luận điểm kém thuyết phục.
Nhưng đến truyện Thánh Gióng thì hoàn toàn không kể, tả và truyện đã rất quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt.
+ Học sinh đọc lại điểm 2, nội dung mục Ghi nhớ SGK.tr.116
+ Giáo viên chốt lại cả hai nội dung: vai trò và cách thức vận dụng.
. Hoạt động 3 
II. Luyện tập.
Bài tập 2.
a. Rất nên sử dụng các yếu tố tự sự và miêu ta khi cần làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen, vì:
b. Cần thiết phải gợi lại vẻ đẹp của sen trong đầm, trong khi phân tích vẻ đẹp của sen trong bài ca dao.
c. Cần thiết nêu một vài kỹ niệm về ngắm cảnh đầm sen, chèo thuyền hái sen giữa chưa, chiều hè để càng thấy vẻ đẹp dân dã của sen trong đầm ở Việt Nam được thể hiện trong bài ca dao.
Đọc thêm bài viết của Huy Cận trong SGK tr 117.
Bài tập 3:
- Hướng dẫn học sinh làm bài 1,2,3,4, trong sách bài tập ngữ văn lớp 8 học kỳ 2, tr. 74-77.
. Lưu ý bài tập 3:
+ Học sinh cần chú đến từ vui ở câu 1,2 tiếu lâm (động từ hoá) ở câu 3, cái cười ở câu 4 để su ra và điền những chữ thích hợp vào chỗ trống; có thể là: có cười có niềm vui, vui, vui vẻ, có tinh thần lạc quan yêu đờiđều có thể chấp nhận.
- Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả ở đây giúp cho luận điểm được chứng minh một cách tự nhiên, thuyết phục và rất độc đáo.
. Lưu ý bài tập 4:
 Hệ thống luận điểm có thể là:
- Trong gia đình mọi người đã sống hết mình về em, đã nuôi nấng, chăm sóc, giúp đỡ em từ vật chất đến tinh thần.
- Mọi người hết lòng vì em vì thương yêu em hết lòng, vì em là con em ruột thịt trong gia đình.
- Em rất cảm động và biết ơn đối với mọi người trong gia đình.
+ Học sinh tập phát biểu một trong những luận điểm trên thành một đoạn văn kiểu diễn dịch hoặc quy nạp. Lưu ý sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả.
- Bởi vậy, em cũng phải biết sống vì mọi người, không chỉ bằng lời nói suông mà cần bằng những hành động và việc làm cụ thể.
	* Bài tập bổ trợ làm ở nhà.
- Đọc kỹ những bài viết sau, tìm hiểu các yếu tố tự sự, miêu tả đã có tác dụng như thế nào đến việc phân tích và khái quát luận điểm của người viết.
Bài 29:
Tiết 117-118: 	Văn học
Ông giuốc- đanh mặc lễ phục
(Trích bài kịch Trưởng giả học làm sang)
Mô- li- e	
I. Mục đích cần đạt.
1. Giúp học sinh qua lớp bài kịch ngắn nhưng rất sinh động, Mô-li-e đã chế giễu tính cách rởm đời, học làm sang của gã trưởng giả Giuốc - đanh gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả và người đọc.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Lựa chọn trật tự cho câu, với tập làm văn ở bài Luyện tập đưa các yếu tố miêu tả với tự sự vào bài văn nghị luận.
3. Rèn kỹ năng đọc kịch bản văn học theo kiểu nhận vai, tìm hiểu tính cách nhân vật bài kịch qua lời nói, hành động và mâu thuẫn kịch.
4. Chuẩn bị của thầy- trò:
- Tranh ảnh, chân dung Mô-li-e toàn văn kịch bản Trưởng giả học làm sang.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Đồ dùng dạy học
- Sách giáo khoa - Sách giáo viên - Giáo án.
3. Kiểm tra bài cũ:
 (hình thức: trắc nghiệm).
1. Theo J. Ruxô, Đi bộ ngao du giúp ta điều gì quan trọng nhất?
A. Tinh thần thoải mái và tăng cường sức khoẻ
B. Hiểu biết phong phú về thiên nhiên, về cuộc sống.
C. Hoàn toàn có cảm giác tự do cá nhân 
D. Tiết kiệm tiền bạc (thuế tàu, xe ngựa)
2. Mục đích của Đi bộ ngao du, theo Ru-xô, là gì?
A. Chỉ ra một phương pháp rèn luyện thân thể.
B. Chỉ ra một phương pháp giải trí lành mạnh
C. Chỉ ra một phương pháp giáo dục trẻ em tiến bộ.
D. Chỉ ra một phương pháp dạy học mới mẻ.
 4. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kết quả cần đạt
Hoạt động 1
Dẫn vào bài mới.
1. Mô-li-e (1622-1673) là nhà soạn bản kịch lớn của Pháp thế kỷ XVII. 
(Học sinh xem tranh ảnh, chân dung của Mô- li-e, ông chuyên viết và diễn hài kịch- những vở kịch gây ra tiếng cười vui tươi, lành mạnh, châm điếm đả kích, chế giễu những thói hư tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời: Lão hà tiện, Đông Gioăng, Kẻ ghét đời, Trường học làm vợ, Tác- tuýp, Người bệnh tưởnglà những vở kịch, hài kịch tiêu biểu nhất của Mô-li-e.
Hoạt động 2.
I. Đọc giải thích từ khó, tìm hiểu thể loại bố cục của đoạn trích.
1. Đọc.
+ Hình thức phân vai.
2. Giải thích từ khó.
3. Thể loại.
- Hài kịch Mô-li-e nói chung, vở hài kịch Trưởng giả học làm sang nói riêng, được coi là mẫu mực của thể loại kịch cổ điển, nói cụ thể hơn về thể lại: đây là vũ khí hài kịch vì trong vở có xem những bài ca múa.
4. Bố cục đoạn trích :
- 2 cảnh: a. Ông Giuốc - đanh và phó may.
 b. Ông Giuốc- đanh và thợ phụ.
Hoạt động 3
II) Đọc tìm hiểu phân tích chi tiết
1. Ông Giuốc -đanh và bác phó may trò chuyện xoay quanh những sự việc gì? Sự việc nào là chủ yếu?
+ Học sinh trả lời
. Định hướng
- Cuộc đối thoại giữa hai người xoay quanh những sự việc : đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ, đặc biệt là bộ lễ phục niềm quan tâm duy nhất của ông Giuốc- đanh hiện nay.
+ Giáo viên hỏi tiếp.
- Ông Giuốc- đanh phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục mới may? Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông? Nhưng tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến? Qua đây lại chứng tỏ thêm điều gì trong nhận thức của ông? Nhưng 
tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến? Qua đây lại chứng tỏ thêm điều gì về tính cách của ông?
- Kịch tính, mâu thuẫn ở đoạn này thể hiện ở chỗ nào?
+ Học sinh phân tích, thảo luận, phát biểu.
. Định hướng:
- Việc ông Giuốc- đanh phát hiện hoa may ngược, chứng tỏ ông chưa mất hết tỉnh táo.
+ Giáo viên hỏi tiếp: nhưng đến lúc ông Giuốc đanh phát hiện phó may ăn bớt vải thì phó may đối phó cách nào? Cách đối phó này có tác dụng gì?
- Kịch tính gây cười ở cảnh này ở chỗ: ông Giuốc- đanh từ chỗ khó tính, khe khắt, chủ động của ông chủ có tiền tự nhiên trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi.
+ Học sinh phân tích, phát biểu.
. Định hướng:
Ông Giuốc- đanh và phát hiện và trỉ trích nhẹ nhàng phó may gạn vải của mình để may áo: Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải. Trước sự thật hiển nhiên, phó may không thể biện bạch, đành ngượng ngịu, chống chế và nhanh chóng đánh chống lảng sang chuyện thử áo. Việc này có tác dụng làm ông chủ quên đi việc thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ của mình, mặt khác làm cho chuyện kịch lại phát triển sang sự việc mới, để lại cho tình tiết gây cười khi tính cách học làm sang của Giuống- đanh lại bộc lộ.
2.Ông Giuốc- đanh và bốn tay thợ phụ.
+ Học sinh đọc lại đoạn 2
+ Giáo viên hỏi:
- Tay thợ phụ gọi ông Giuốc- đanh là gì?
- Hắn thay đổi cách gọi này mấy lần?
- Có phải hắn thật lòng kính trọng ông chủ?
- Thực chất của cách xưng hô này?
- Vì sao ông Giuốc- đanh lại hỏi lại thợ phụ? việc thưởng tiền của ông Giuốc - đanh chứng tỏ lão đang khao khát cái gì? Chứng tỏ lão là con người như thế nào?
- Phân tích câu thoại của Giuốc - đanh: Lại đức ông nữa! Hà hà! Các chú hãy đợi tí, đừng đi vội. Ta là đức ông kia mà (nói riêng). Của đáng tội, nếu nó tôn mình lên bậc tướng công, thì nó được cả túi tiền mất. Đây nữa này, thưởng cho chứ về tiếng đức ông đấy nhé.
+ Học sinh thảo luận phân tích, phát biểu.
Tính cách trưởng giả học đòi của ông Giuốc - đanh càng hiện rõ trong cảnh tiếp theo. Vừa đi vừa cởi vừa mặc của bốn chú thợ phụ trong tiếng nhạc đã làm cho đầu óc của Giuốc -đanh lâng lâng sung sướng . Và khi mặc xong và nghe bọn thợ phụ kính cẩn: Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu! thì Giuốc- đanh nở từng khúc ruột. Y cứ ngỡ như chỉ mặc quần áo quý tộc thì có thể trở thành ông lớn. Y lập tức thưởng tiền không phải cho sự giúp đỡ mặc quần áo, mà cho hai tiếng tôn vinh cao quý kịp thời ấy.
- Nhưng bọn thợ phụ biết thóp ranh ma, lại hót thêm để moi tiền ở gã hiếu danh khờ khạo. Quả nhiên hai tiếng cụ lớn vừa thoát ra trong giây lát lại làm Giuốc- đanh sướng đến mê mẩm tâm hồn: ồ ồ cụ lớn, không phải là một tiếng tầm thường! và tiền thưởng lại được vung ra hào phóng.
- Quá tam ba bận, bọn thợ phụ còn tâng ông chủ ngốc hiếu danh lên đến bậc đức ông.
- Câu thoại của đức ông rởm này thể hiện niềm hân hoan tràn ngập trong lòng Giuốc- đanh đi tầu bay giấy quá cao. Mặc dù y chưa đến nỗi mất trí, y vẫn còn lo mất cả túi tiền nếu được tôn là tướng công. Nhưng thêm một lần chứng tỏ cái dục vọng được làm quý tộc của y mãnh liệt đến chừng nào. Ông sẵn sàng cho hết cả túi tiền của mình để được gọi hai tiếng ngọt ngào tướng công! câu nói cuối đoạn tính cách của Giuốc- đanh vừa làm tăng thêm chất hài của kịch bản.
. Hoạt động 5:
III) Tổng kết và luyện tập.
1. Vì sao ông Giuốc- đanh là một nhân vật hài kịch? Chúng ta cười ông ta vì những điểm nào?
Gợi ý:
- Khán giả và người đọc cười ông Giuốc- đanh ngu ngơ chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang, muốn làm quý tộc mà bị phó may và bốn tay thợ phụ lợi dụng kiếm tiền. Ta cười ông thật ngớ ngẩn khi mặc áo hoa ngược lại cho rằng như thế mới thật sang trọng. Ông lại càng đáng cười hơn vì sẵn sàng vung tiền không tiếc tay để mua lấy mấy tiếng: Ông lớn, cụ lớn, Đức ông hão huyền!
- Khán giả nhìn tận mắt trên sân khấu, cảnh ông Giuốc đanh bị bốn tay thợ phụ quây xung quanh lột quần áo ra, mặc bộ lễ phục nhố nhăng theo nhịp nhạc, ấy thế mà hết sức vênh vang tự xem mình là nhà quý tộc sang trọng
- Ông Giuốc -đanh quả thật xứng là một nhân vật hài kịch. Qua việc may và thử bộ lễ phục của mình, ông đã thể hiện cái dục vọng tham lam: học đòi làm quý tộc, làm sang một cách kệch cỡm, lố bịch, trở thành trò đùa cho mọi người, dễ bị lợi dụng, làm phiền.
2. Đoạn kịch này gợi cho em nhớ đến một truyện cổ tích nào gần gũi của nhà văn Đan Mạch An- đéc - xen? kể lại tóm tắt nội dung truyện ấy.
4. Làm bài tập 1.2.3, sách bài tập ngữ văn lớp 8, tập 2, tr 7-79.
. Chú ý:
- Bài tập 2: Tốt nhất là nên kết hợp với tiết ngoại khoá để tuyển tập thành diễn đoạn kịch.
Bài tập 3:
Phân tích chi tiết may áo ngược hoa theo hệ thống luận điểm trong SBT, cũng như có thể viết theo ý riêng của bản thân miễn là hướng vào làm nổi bật tính cách nhân vật và tính hài kịch của cảnh kịch.
5. Soạn bài: Chương trình địa phương phần văn học.
Học sinh đọc và suy ngẫm nội dung ghi nhớ, SGK tr 122.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 8 ky II.doc