Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 5

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 5

 Tiết 17:

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

 III. PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại, Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề.

 IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC.

1.Ổn định (1):

 2.Kiểm tra (3):Thế nào là từ tượng hình tượng thanh? Tác dụng? cho ví dụ?

 (HS dựa vào nội dung phần ghi nhớ để trả lời)

 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 12/9/2010 Bài 5
Giảng: 
 Tiết 17: 
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp. 
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
 III. phương pháp:
- Đàm thoại, Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề....
 IV. tổ chức giờ học. 
1.ổn định (1’): 
 2.Kiểm tra (3’):Thế nào là từ tượng hình tượng thanh? Tác dụng? cho ví dụ?
 (HS dựa vào nội dung phần ghi nhớ để trả lời)
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
HĐ của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động:
 Trong một số văn bản đã học, các em gặp một số từ ngữ khác với địa phương. Ví dụ từ mẹ trong văn bản lại gọi là mợ. Hoặc từ bắp lại gọi là ngô. Để hiểu thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội..
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: HS hiểu và phân tích được thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. 
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
 GV gọi HS đọc bài tập (Bảng phụ).
H: Bắp và bẹ đều có nghiã là ngô, nhưng từ nào được dùng phổ biến hơn? Tại sao? 
- Từ ngô được dùng phổ biến hơn nằm trong vốn từ toàn dân. có tính chuẩn mực văn hoá cao
H: Từ bắp ,bẹ có được sử dụng rộng rãi ở khắp ba miền đất nước ta hay không? Nó được sử dụng ở những vùng- miền nào?
- Từ bắp dùng trong địa phương hẹp ,chưa có tính chuẩn mực văn hóa cao 
* GV cho HS lấy ví dụ: 
- Con lợn (từ toàn dân ) MNam là con heo
- ghe -> thuyền.
H: Vậy em hiểu từ địa phương là gì?
- HS trả lời, Gv chốt.
Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK –t 156 )
* Bài tập: Các từ mè đen, trái thơm có nghĩa là gì? dùng ở địa phương nào?
-Vừng đen, quả dứa -> Nam bộ. 
GV sử dụng bảng phụ -> HS đọc BT phần a.
- áp dụng kĩ thuật động não.
 H: Tại sao trong cùng một đoạn văn, tác giả có chỗ thì dùng “mẹ” có chỗ thì dùng “mợ”?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chốt.
-> Đây là 2 từ đồng nghĩa.
 + Từ mẹ miêu tả suy nghĩ của nhân vật. 
 + Từ mợ nhân vật xưng hô đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. 
H: Theo em, từ nào được sử dụng phổ biến hơn? Trước CM tháng 8 năm 1945 tầng lớp nào ở xã hội nước ta mẹ gọi bằng mợ, cha gọi bằng cậu?
- HS trả lời, GV chốt.
 GV cho HS đọc BT phần b (Bảng phụ).
H: Các từ “ngỗng”, “trúng tủ” nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng từ này?
- Ngỗng: 2 
- trúng tủ: đúng phần đã học.
H: Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?
- HS trả lời, Gv chốt.
H: Qua 2 ví dụ em có nhận xét gì về biệt ngữ XH? (sử dụng từ ngữ của một tầng lớp XH nhất định)
* Bài tập: Từ “trẫm”, “khanh”, “công chúa” nghĩa là gì?
-> Biệt ngữ XH dùng thời PK
H: Vậy em hiểu biệt ngữ xã hội là gì? Cho ví dụ?
- HS trả lời, GV chốt.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 
H: Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? Tại sao?
( Thường được sử dụng trong khẩu ngữ, trong giao tiếp thường nhật với người cùng địa phương hoặc cùng tầng lớp XH với mình)
H: Tại sao trong đoạn văn thơ sau đây tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
H: Có nên sử dụ ng lớp từ này một cách tùy tiện không? tại sao?
- Cần tránh lạm dụng hai lớp từ này.
H: Chỉ sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội khi nào? Tại sao ?
- GV gọi HS trả lời, GV nhận xét- bổ xung.
 + Sử dụng khi cần thiết, nếu dùng tuỳ tiện sẽ khó hiểu.
 GV gọi HS đọc ghi nhớ
 XĐ kiến thức trọng tâm.
* HĐ3: HD học sinh luyện tập.
- Mục tiêu: HS xác định được đúng yêu cầu và giải được các bài tập.
- Cách tiến hành:
HS đọc và xác định yêu cầu BT.
HS hoạt động cá nhân theo HD trong sgk.
HS đọc và xác đinh yêu cầu bài tập.
HS thảo luận nhóm (3’), đại diện báo cáo. GV chốt.
1’
8’
8’
8’
11’
I. Từ ngữ địa phương. 
1. Bài tập (SGK/56). 
- Từ ngô được dùng phổ biến hơn nằm trong vốn từ toàn dân. có tính chuẩn mực văn hoá cao -> Từ toàn dân.
- Từ bắp, bẹ không được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc mà chỉ sử dụng ở một số địa phương -> Từ địa phương
2. Ghi nhớ 1 (SGK/56).
- K/n từ ngữ địa phương.
II. Biệt ngữ xã hội. 
1. Bài tập (SGK/57).
a.
- Từ “mẹ”: được sử dụng phổ biến hơn 
-> Từ ngữ toàn dân.
- Từ “mợ” được sử dụng trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu ở nước ta trước CMT8.
b. 
- Từ: ngỗng, trúng tủ thường được tầng lớp học sinh và sinh viên sử dụng -> gọi là biệt ngữ xã hội.
- Biệt ngữ xã hội : từ ngữ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
2. Ghi nhớ 2 (sgk/57) 
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. 
1. Bài tập: (SgK-T57) 
- Cần chú ý đến đối tượng, tình huống g/tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
- Tô đậm sắc thái địa phương, tầng lớp xuất thân, tính cách nhân vật 
- Không nên sử dụng tùy tiện vì nó gây tối nghĩa, khó hiểu. 
2.Ghi nhớ (SGK-T58)
- Cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
IV. Luyện tập.
* BT 1: Tìm từ địa phương.
Từ địa phương
Từ toàn dân
- Ngái, chộ -> N. Tĩnh 
- Trái ,vô -> Nam bộ 
- Tô, mè ->Huế 
- Xa, thấy 
- Quả, vào 
- Cái bát ,vừng
* BT 2: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh
- học gạo thế -> Học thuộc lòng máy móc 
- học tủ ->Đoán mò một số bài nào đó để học thuộc.
- Xơi gậy :Điểm 1
* BT 3 (sgk/59)
- Trường hợp không nên sử dụng: b,c,d,e,g.
* BT 4: Sưu tầm ,ca dao ,hò vè của địa phương 
 Gan chi ,gan rứa mẹ nờ 
Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai
Rứa :Thế ,vậy
4Củng cố (3’): GV hệ thống nội dung bài học.
 - Em hiểu thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
 - Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH cần lưu ý điều gì?
5 HD VN (2’):
 - Học thuộc ghi nhớ SGK-T57-58
 - Đọc trước bài trợ từ ,thán từ 
 - Chuẩn bị: Tóm tắt văn bản tự sự.
 + Soạn trước bài theo hệ thống bài tập sgk/61,62.
Soạn: 12/9/2010 Bài 5
Giảng: 
 Tiết 18:
Tóm tắt văn bản tự sự
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
 - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
II. đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
III. phương pháp.
- Thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp.....
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’):
2. Kiểm tra (3’):
 Nêu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản? Cách liên kết các đoạn văn?
 (HS dựa vào phần ghi nhớ sgk/53 để trả lời)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
HĐ của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động.
 Các em đã học một số văn bản tự sự "Tôi đi học,Trong lòng mẹ ,Lão Hạc". Nếu muốn kể lại cho người khác nghe nội dung của văn bản này phải biết tóm tắt .
* HĐ2: Hình thành kiến thức mới. 
- Mục tiêu: HS hiểu được mục đích & cách thức tóm tắt văn bản tự sự, các thao tác tóm tắt văn bản tự sự. 
- Cách tiến hành:
H: Kể tên các văn bản tự sự đã học ở lớp 8?
( Tôi đi học, Lão hạc, Tắt đèn...)
* GVđưa tình huống: 
H: Khi yêu cầu tóm tắt văn bản Lão Hạc, em sẽ tóm tắt các sự việc nào? những nhân vật nào? Em có kể lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự đó không?
- Hoàn cảnh của Lão Hạc( vợ mất, chỉ còn một người con trai, vì nghèo con trai lão bỏ đi làm ăn xa, để lại cho lão một con chó vàng, muốn giữ lại mảnh vườn cho con lão phải bán chó, cuộc sống ngày càng khó khăn, lão kiếm gì ăn lấy và bị ốm một trận khủng khiếp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, Lão Hạc bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội, cả làng không ai hiểu chỉ ông giáo và Binh Tư hiểu.
 - GV đọc mục 1 và yêu cầu học sinh theo dõi gợi ý qua mục 1 trong sgk giúp HS trả lời tình huống (mục 2) trong sgk
- Dùng bảng phụ ghi tình huống
 HS đọc tình huống bảng phụ
thảo luận nhóm nhỏ (2’) để lựa chọn câu trả lời đúng nhất và giải thích vì sao?
- Đại diện nhóm báo cáo -> GV nhận xét.
(Chọn ý b – giải thích).
H: Qua việc tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- HS trả lời, GV chốt.
GV yêu cầu HS đọc thầm bài tập –SGK-T 60 
H: Văn bản trên kể lại nội dung của văn bản nào ? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó ? 
 H: Văn bản trên có nêu được nội dung chính của văn bản đó không ?
- Nêu được các nhân vật &sự việc chính của truyện
H: Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản đã học (độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc...) ?
- Số lượng nhân vật và sự việc trong bản tóm tắt ít hơn trong tác phẩm. Vì chỉ lựa chọn các nhân vật chính và những sự việc quan trọng
*Lưu ý: VB tóm tắt không phải trích nguyên văn từ tác phẩm Sơn Tinh, Thuỷ Tinh mà phải là lời của người viết tóm tắt.
H: Qua BT em rút ra nhận xét gì về yêu cầu tóm tắt một văn bản tự sự ?
H: Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì , thực hiện theo trinh tự nào ? gồm mấy bước ? 4 bước
 - 4 bước
 (Đọc kỹ tác phẩm ...)
H: Khi tóm tắt một văn bản tự sự cần đảm bảo yêu cầu gì? 
+ Bảo đảm tính khách quan
+ Bảo đảm tính hoàn chỉnh
+ Bảo đảm tính cân đối
H: Vậy qua tìm hiểu các BT em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Cách tóm tắt? 
- HS nhắc lại kiến thức vừa tìm hiểu
* HĐ3: HDHS tìm hiểu ghi nhớ.
- Mục tiêu: HS xác định nôi dung cần nhớ trong phần ghi nhớ.
- Cách tiến hành: GV gọi HS đọc ghi nhớ 
* HĐ 4: HD luyện tập 
- Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu và thực hiện được yêu cầu đó
- Cách tiến hành:
GV hướng dẫn tóm tắt đầy đủ các nội dung chính ,nhân vật quan trọng ,bỏ các câu chữ thừa ,các nhân vật chi tiết phụ 
1’
15’
15’
5’
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. 
* Bài tập : (Sgk- 60) 
- Là ghi lại 1 cách ngắn gọn, trung thành, chính xác những nội dung chính của một VB tự sự nào đó để giúp người chưa đọc nắm được văn bản tự sự đó.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự 
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt 
a.Bài tập ;SGK (60)
- Văn bản: Sơn Tinh –Thủy tinh 
Lớp 6. Dựa vào nhân vật, sự việc tiêu biểu và các chi tiết quan trọng.
- Nêu được các nhân vật &sự việc chính của truyện
- Độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn nhiều độ dài của tác phẩm được tóm tắt. Số lượng nhân vật và sự việc trong bản tóm tắt ít hơn trong tác phẩm.
- Trình bày ngắn gọn, phản ảnh trung thành nội dung văn bản được tóm tắt
2 .Các bước tóm tắt văn bản 
- 4 bước
 +Đọc và hiểu đúng chủ đề của văn bản 
 + Xác định nội dung chính cần tóm tắt
 +Sắp xếp các nội dung ấy theo trình tự hợp lí. 
 +Viết văn bản tóm tắt.
III. Ghi nhớ: SgK-T 61
IV. Luyện tập
* Bài tập : Tóm tắt đoạn trích "Tức nước vỡ bờ " của Ngô Tất Tố
4. Củng cố (3’): Nêu các bước tóm tăt tác phẩm 
5. HD Vn (2’): Học thuộc ghi nhớ SGK –91
 BT tóm tắt văn bản tự sự Lão Hạc, chuẩn bị giờ sau
Soạn: Bài 5
 Giảng: 
 Tiết 19 
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS vận dụng kiến thức đã học vào việc luyện tâp tóm tắt văn bản tự sự. Đồng thời thông qua việc luyện tập để củng cố lại kiến thức đã học.
2. Kĩ năng:
- Tóm tắt văn bản tự sự 
3. Thái độ:
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. phương pháp:
- Đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
IV. tổ chức giờ học:
1. ổn định (1’): 
2.Kiểm tra (3’): Nêu cách tóm tắt văn bản tự sự gồm mấy bước? (4 bước)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 
HĐ của HS và GV
Tg
Nội dung chính
 * HĐ1: Khởi động.
 Tiết trước các em đã học cách tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bầy một cách ngắn gọn nội dung của văn bản .Vậy các em hãy vận dụng lý thuyết để tóm tắt một văn bản như thế nào 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: - HS vận dụng kiến thức đã học vào việc luyện tâp tóm tắt văn bản tự sự. Đồng thời thông qua việc luyện tập để củng cố lại kiến thức đã học.
- ĐDDH: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
 Thực hành tác phẩm "Lão Hạc "
 - HS phải tóm tắt theo các bước thật cụ thể :Sự việc nhânvật & chi tiết của truyện 
GV cho HS thảo luận theo nhóm (5 phút) 
H: Nhận xét văn bản tóm tắt trong SGK? 
H: Theo em sắp xếp các sự việc như thế nào là hợp lý? 
- GV hướng dẫn HS ghi lại ý kiến đúng.
- GV sử dụng bảng phụ cho HS đọc lại lần lượt các sự việc theo trình tự hợp lí.
H: Trên cơ sở sắp xếp sự việc như vậy, em thử tóm tắt một văn bản ngắn gọn? (10 dòng )
- GV hướng dẫn HS viết văn bản tóm tắt theo y/cầu:
 + ND: đảm bảo, chính xác.
 + Hình thức: ngắn gọn, lựa chọn sự việc và nhân vật tiêu biểu và sử dụng lời văn của mình.
- HS thực hành viết văn bản tóm tắt (7 phút).
 -> GV gọi HS đọc – nhận xét - GV sửa: 
 “Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, Lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tắt cả được tiền dành dụm được gửi ông giáo &nhờ trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, Lão kiếm được gì ăn nấy &từ chối những gì ông Giáo giúp. Một hôm lâo xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt & rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy, cái chết thật dữ dội . Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư & ông giáo hiểu. 
- Gv gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
H: Hãy nêu những sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Sau đó viết văn bản tóm tắt 10 dòng.
- GV hướng dẫn HS viết bài khoảng (7’).
- Gọi 2-3 HS đọc bản tóm tắt -> cả lớp nhận xét, GV nhận xét. 
 GV gọi HS đọc bài tập 3
H: Có ý kiến cho rằng văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng & “Tôi đi học” của Thanh Tịnh rất khó tóm tắt có đúng không? Hãy thử tóm tắt văn bản ấy. 
- HS trả lời, GV khái quát.
1’
* Bài tập 1 (sgk/61).
Tóm tắt lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
-> Bản tóm tắt tương đối đầy đủ các sự vật, nhân vật chính nhưng trình tự còn lộn xộn , thiếu mạch lạc.
- Sắp xếp các sự việc theo trình tự sau:
 1b, 2a, 3d., 4c, 5g, 6e, 7i, 8h, 9k.
* Bài tập 2: Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Nhân vật chính: Chị Dậu 
 - Sự việc: Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm & đánh lại Cai lệ, Lí trưởng để bảo vệ anh Dậu.
* Bài tập 3( T-82)
- Đây là 2 văn bản tự sự nhưng giàu chất thơ ,ít sự việc (Truyện ngắn trữ tình) chủ yếu miêu tả cảm giác & nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt. 
17’
17’
 6’
4. Củng cố (3’): HS nhắc lại các bước tóm tắt văn bản
Viết văn bản túm tắt:
Anh Dậu ốm nặng đang run rẩy chưa kịp hỳp được hớp chỏo nào thỡ cai lệ và người nhà lý trưởng ập đến quỏt thỏo om sũm:
- Thằng kia! ễng tưởng mày chết đờm qua rồi, vẫn cũn sống hả? Nộp tiền sưu! Mau! Anh Dậu ngó lăn ra bất tĩnh. Tờn lý trưởng cười khẩy, mỉa mai.
- Nú giở trũ ăn vạ đấy!
Chị Dậu xan xin, những tờn cai lệ đó khụng động lũng lại cũn văng ra những lời lẽ sỉ nhục thụ bỉ. Chị Dậu biết van xin để tỡm cỏch giảm bớt sự hung hón của kẻ lũng lang dạ thỳ. Nhưng vụ hiệu! Tới khi chỳng cố tỡnh hành hạ chồng và bản thõn thỡ chị vựng lờn thật quyết liệt: Mày trúi ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Thế là cuộc chiến đấu khụng cõn sức đó xảy ra giữa một bờn người đàn bà lực điền , một bờn là hai người đàn ụng đại diện cho cường quyền bạo lực. Kết quả người dàn bà đó thắng. Điều đú khẳng định đỳng đắn quy luật tức nước vỡ bờ.
5. HDHB (2’): 
- Ôn lại các bước tóm tắt văn bản . Làm BT còn lại
- Lập dàn ý cho bài viết số 1.
- Giờ sau trả bài.
Soạn: Bài 5
Giảng: 
 Tiết 20:
Trả bài tập làm văn số 1
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS ôn lại kiến thức về văn bản tự sự kết hợp với việc tóm tắt văn bản tự sự. Qua bài viết cho HS thấy được ưu điểm & hạn chế của mình trong bài viết. 
2. Kĩ năng:
- RLKN về ngôn ngữ & về xây dựng văn bản. 
3. Thái độ:
- GD ý thức chữa bài, hạn chế nhược điểm, phát huy ưu điểm của học sinh.
II. đồ dùng dạy dạy học:
III. phương pháp:
- Phân tích, Đàm thoại, nêu vấn đề
IV. tổ chức giờ học.
 1. ổn định (1’): 
 2. Kiểm tra (3’): GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1:Khởi động:
 Các em đã viết bài số 1, để hiểu được ưu nhược điểm qua bài viết hôm nay. 
* HĐ 2: Chữa bài.
- Mục tiêu: HS xác định được kiến thức trọng tâm và cơ bản của bài viết để từ đó nhận ra những lỗi sai cơ bản và có cách sửa chữa cho bài làm sau.
- Đồ dùng DH: Bảng phụ
- Cách tiến hành:
 Gv yêu cầu 1 học sinh nhắc lại đề bài.
H: Xác định nội dung cơ bản, thể loại và phạm vi của đề bài?
H: Với đề bài trên, em sẽ lựa chọn kể về kỉ niệm gì? Dùng ngôi kể nào? kể theo trình tự nào?
H: Với đề bài trên, em sẽ sắp xếp bố cục bài viết ra sao? Phần mở bài, thân bài và kết bài em sẽ làm ntn?
- HS trả lời, Gv khái quát (Bảng phụ)
H: Phần kết bài cần nêu những điều gì?
GV nhận xét ưu, nhược điểm của HS
* Ưu điểm: Đa số các em đã nắm được phương pháp làm bài, có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, xác định đúng thể loại.
* Nhược điểm: Một số chưa hiểu kĩ đề, kể còn kể lan man. 
- Bài làm chưa viết đúng dấu câu, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt câu lủng củng, tối nghĩa.
- Bài viết chưa biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
GV thống kê các lỗi sai cơ bản của học sinh (bảng phụ) -> Gọi 2->3 HS lên chữa lỗi còn lại các em tự chữa vào vở -> GV kiểm tra và chữa cho hs.
1’
5’
7’
5’
12’
I. Đề bài:
 Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
1. Tìm hiểu đề:
- Nội dung: Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
- Thể loại: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Phạm vi: Một kỉ niệm bất kì trong buổi đi học đầu tiên của em.
2. Tìm ý:
- Xác định nhân vật, sự việc tiêu biểu.
- Lựa chọn ngôi kể và thứ tự kể.
- XĐ nội dung sẽ kết hợp kể, tả và biểu cảm.
II. Dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
- Cảm nghĩ chung.
b. Thân bài:
- Trình bày theo thứ tự không gian, thời gian, hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học theo dòng cảm xúc.
 + Trên đường đi.
 + Tới sân trường.
 + Vào lớp học.
- Kết hợp kể kết hợp mtả và biểu cảm.
c. Kết bài: 
- Khẳng định lại vấn đề.
- Cảm nghĩ về buổi đi học đầu tiên.
III. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: 
2. Nhược điểm:
IV. Sửa chữa lỗi: 
Tên lỗi
Lỗi sai
Sửa lại
Chính tả
- Trờ tôi
- Tập chung
- Xắp đến
- Chi thức
- chờ tôi 
- tập trung 
- sắp đến 
- tri thức
Lỗi diễn đạt. dùng từ
- Khi cô giáo gọi tên tôi, tôi rời tay mẹ bước vào lớp
- Buổi sáng hôm ấy một buổi sáng đầy sương thu và gió lạnh lẽo
- Trên đường đi con đường tôi đi mọi ngày bỗng dưng đổi khác,con đường hàng cây bỗng trở lên xa lạ 
- Chúng em lại cắm cúi vào những trang sách đầu tiên của ngày khai giảng
- Cột cờ vừa uy nghiêm, vừa lịch lãm.
- Con suối nhỏ chảy lách tách
- Khi cô giáo goi, tôi chào mẹ vào lớp
- Buổi sáng mùa thu trời rất đẹp
 - Con đường, hàng cây hàng ngày tôi vẫn đi, hôm nay bỗng trở lên xa lạ.
- Chúng em lại bắt đầu vào năm học mới với những trang sách đầu tiên của ngày k/giảng.
- Cột cờ sừng sững, trang nghiêm.
- Con suối chảy róc rách
- Nếu còn thời gian, Gv đọc một số bài văn hoặc đoạn văn hay.
4’
2’
V. Đọc bài văn hay.
- Bài khá
- Bài yếu
VI. Kết quả điểm.
- 8A2: G: , K: , TB: , Y: 
- 8A4: G: , K: , TB: , Y: 
4. Củng cố (3):
 GV nhận xét giờ chữa bài
5. HDVN (2): Ôn lại lí thuyết văn tự sự
 - Tìm hiểu văn miêu tả và biểu cảm
 - Soạn: Cô bé bán diêm.
 + Đọc và tóm tắt trước văn bản.
 + Em bé bán diêm trong đêm giao thừa
 + Hiện thực và những mộng tưởng của em bé bán diêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 5.doc