Tiết 13+ 14:
Văn bản: LÃO HẠC
(Nam Cao)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Hiểu mọt đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.
- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn. Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật.
2. Kĩ năng.
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ.
-HS có tình cảm và thông cảm với nỗi khổ của người nông dân, quý trọng nhân cách con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC.
Soạn: 5/9/2010 Bài 4 Giảng: Tiết 13+ 14: Văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - hiểu mọt đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao. - Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn. Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật. 2. Kĩ năng. - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. 3. Thái độ. -HS có tình cảm và thông cảm với nỗi khổ của người nông dân, quý trọng nhân cách con người. II. Đồ dùng dạy hoc. III. Phương pháp. - Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề.... IV Tổ chức giờ học 1. ổn định (1’). 2. Kiểm tra đầ giờ (3’): - Từ các nhân vật anh Dậu, bà lão hàng xóm, em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm chất của người nông dân VN trước cách mạng tháng 8? Bản chất của giai cấp phong kiến? ( Người nông dân có số phận bất hạnh một cổ đôi chòng nhưng ở họ toát lên vẻ đẹp tâm hồn giàu tình yêu thương Bản chất của giai cấp PK: tàn ác, bất nhân, đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ không lối thoát.) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động của Thầy và Trò Tg Nội dung chính * HĐ1: Khởi động Viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, không chỉ có Ngô Tất Tố mà cả Nam Cao cũng rất thành công ở đề tài này. Đối với ông, những nhân vật được chọn trong tác phẩm của mình chính là những ngươuì trong làng của mình – những điển hình về người nông dân Việt Nam trong XH cũ. Đến với truyện ngắn Lão Hạc, nhân vật Lão Hạc rất yêu quý con chó Vàng những tại sao vẫn bán chó để rồi tự dằn vặt, hành hạ mình và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội và thê thảm? Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này? * HĐ2: Đọc & tìm hiểu văn bản. - Mục tiêu: HS đọc đúng và thể hiện cảm xúc. + Nhận biết những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và ý ý nghĩa của một số chú thích khó. + Phân tích được nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS đọc- chú ý các giọng đọc của các nhân vật: + Ông giáo: Giọng chậm, buồn cảm thông, đôi lúc xót xa và thương cảm. + Lão Hạc: đau đớn, ân hận, dằn vặt - GV đọc mẫu một đoạn -> gọi 2 hoặc 3 hs đọc tiếp. HS đọc thầm phần chú thích * (SGK) H: Qua phần chú thích, em hiểu gì về nhà văn Nam Cao? H: Truyện ngắn Lão Hạc viết về vấn đề gì? HS thảo luận một số chú thích khó H: Theo em bố cục của văn bản được chia làm thành mấy phần? ND mỗi phần? H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? - Kể theo ngôi thứ 1. N/v tôi (ông giáo) là người kể chuyện. H: Văn bản " Lão Hạc" gồm những nhân vật nào? Nhân vật trung tâm là ai? - Lão Hạc là n/v trung tâm vì câu chuyện xoay quanh quãng đời khốn khổ và cái chết của lão. - GV y/c HS theo dõi phần đầu truyện ngắn. H: Em nhận thấy tình cảnh sống của gia đình Lão Hạc ntn? - Nhà nghèo, vợ mất sớm, có một cậu con trai phẫn trí vì không có tiền phải bỏ đi làm đồn điền cao su. - Chỉ còn Lão và một con chó vàng – kỉ vật của người con trai để lại làm bạn. - Lão đi làm thuê để kiếm ăn, rồi ốm đau bệnh tật, bão lũ khiến cuộc sống của lão ngày càng túng quẫn -> lão không thể nuôi cậu vàng H: Vì sao Lão Hạc rất yêu thương cậu Vàng mà vẫn phải bán? - Kỉ niệm cuối cùng, người bạn thân thiết- bất đắc dĩ, con đường cùng vì lão nghèo quá nhưng lại giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng. - GV gọi HS đọc Lão vui vẻhu hu khóc (T41) H: Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ tâm trạng của Lão Hạc khi kể chuyện bán cậu Vàng ?. - HS trả lời -> GV khái quát. H: Tại sao lão lại phải cố làm cho vui vẻ? - Vì đau đớn, xót xa ân hận. H: Em hiểu ầng ậng nghĩa là gì? - Lột tả sự đau đớn, hối hận, xát xa, thương tiếc. H: Nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ? Nhận xét nghệ thuật miêu tả? Qua đó cho thấy tâm trạng của Lão ntn? * GV: Những từ “Âng ậng, móm mém, hu hu”. Đó là những từ tượng thanh,t/hình học ở bài sau. H: Những từ “ép cho nước mắt chảy ầng ậc, móm mém, hu hu” gợi cho ta thấy điều gì? - gợi lên 1 gương mặt cũ kĩ, già nua khô héo – một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt. Là một người ốm yếu, nghèo khổ giàu lòng nhân hậu, yêu thương con vật. H: Sự đau đớn, dằn vặt của lão đã biểu lộ bằng lời nói ntn? - HS trả lời, Gv chốt: + Khốn nạn, ông giáo ơi! thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nhẫn tâm lừa nó. -> tâm trạng nghẹn gào, đau đớn vì thương con chó và tự trách mình. H: Nuôi chó với MĐ là trông nhà và giết thịt. Vậy tại sao khi bán con chó, Lão lại ân hận và xót xa đến như vậy? H; Qua đó em hiểu gì về về tâm hồn và tính cách của Lão? * GV: Tác giả đã lột tả được sự đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếcđang trào dâng trong lòng Lão Hạc, 1 ông già giàu tình thương, buộc phải làm một việc bất đắc dĩ. 2’ 15’ 19’ I. Đọc và thảo luận chú thích. 1. Đọc 2. Thảo luận chú thích a. Chú thích * * Tác giả: Nam Cao(1915-1951) tên thật Trần Hữu Trí quê Hà Nam. Là nhân vật hiện thực xuất sắc viết về người nông dân và trí thức nghèo trong xã hội cũ. - Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (năm 1996). * Tác phẩm: - Lão Hạc là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân(1943) b. Các chú thích khác. 5,6,9,10,11, 15, 21,24,28,30,31,40, 43. II. Bố cục. 3 phần: - P1: Hôm sau -> cũng xong (Lão Hạc kể việc bán chó và nhờ cậy ông giáo). - P2: Tiếp -> đáng buồn (C/s của Lão Hạc sau đó). - Còn lại (Cái chết của Lão Hạc). IV. Tìm hiểu văn bản. 1. Nhân vật Lão Hạc. a. Tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng. - Cố làm ra vui vẻ...cười như mếu - Mắt ầng ậng nước, mặt co rúm vết nhăn xô lại, ép nước mắt đầu nghẹo, miệng mếu máo như con níthu hu khóc. -> Động từ mạnh, từ tượng thanh, từ tượng hình, so sánh,từ láy, cách miêu tả d/b tâm lí làm nổi bật hình ảnh Lão Hạc ốm yếu và nghèo khổ, đau đớn, xót xa khi bán cậu Vàng. -> Lão Hạc là người có một tấm lòng trong sáng, trái tim nhân hậu- một người sống rất nghĩa tình, thuỷ chung, trung thực, yêu thương con sâu sắc đang bị dày vò đau đớn chỉ vì việc bán có. 4. Củng cố (3’): GV nhấn mạnh trọng tâm bài - Em hiểu Lão Hạc là một người như thế nào? 5. HDVN (2’): - Kể tóm tăt văn bản - Phân tích tâm trạng của Lão Hạc khi phải bán cậu Vàng. - Tìm hiểu cái chết của Lão Hạc - Nhân vật ông giáo. Soạn: 5/9/2010 Bài 4 Giảng: Tiết 14 – Văn bản: Lão Hạc - Nam Cao - ( Tiếp theo) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - hiểu mọt đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao. - Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn. Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật. 2. Kĩ năng. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. 3. Thái độ. - GD học sinh lòng quý trọng những con người lao động và sự đồng cảm với nỗi khổ đau của họ. II. đồ dùng dạy học. III. phương pháp. - Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề.... IV. tổ chức giờ học. 1.ổn định (1’): 2. Kiểm tra (3’): - Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó? Qua đó em thấy Lão Hạc là người như thế nào? (HS dựa vào nội dung bài học trước để trả lời) 3.Bài mới. HĐ của Thầy và Trò Tg Nội dung chính * HĐ1: khởi động Lão Hạc với tâm trạng đau đớn, xót xa ân hận khi phải bán cậu Vàng. Cuối cùng tìm đến cái chết của Lão Hạc như thế nào? Gọi HS đọc đoạn "..và lão kể "-T43 H; Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Lão Hạc? - HS trả lời, GV chốt. H: Vì sao Lão cố giữ mảnh vườn, giành tiền cho con? - Con trai Lão không có tiền lấy vợ. H: Vì sao Lão lại chọn cái chết? - Đó là cách giải thoát tốt nhất. -> Vậy cái chết của Lão được miêu tả ntn? - HS đọc: “ko cuộc đời” (trang 45). H: Tìm những chi tiết và hình ảnh miêu tả cái chết của Lão Hạc? H?: Em hiểu vật vã là gì ? - Cái chết lăn lộn va đau đớn quá về thể xác H?; Các từ vật vã, rũ rượi, xốc xệch, long sòng sọc, tru tréo thuộc từ gì ? - Từ tượng thanh, tượng hình mà bài sau các em học H: Theo em tại sao Lão Hạc lại chọn cái chết như vậy? Mà ko chọn cái chết lặng lẽ và êm dịu ? - Cái chết kinh hoàng và thật dữ dội là cái chết do trúng độc vì bả chó, đau đớn vật vã vô cùng về thể xác .Nhưng cắc chắn lão sẽ thanh thản về tâm hồn. Lão chọn cái chết đó để tạ lỗi với với cậu vàng, thương yêu nó như con mà phải lừa bán, tự trừng phạt mình phải chết như kiểu một con chó bi lừa - sự trừng phạt ghê gớm. Nó càng chứng tỏ đức tính trung thực và lòng tự trọng đáng quí ỏ Lão Hạc. H: Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì? - Tố cáo XHTD nửa PK đẩy con người lương thiện đến bước đường cùng. * GV: cuộc đời của lão hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Sống thì âm thầm, nghèo đói, cô đơn; chết thì quằn quại, đau đớn. Tuy vậy nhưng Lão lại có phẩm chất tốt đẹp: hiền lành, chất phác, vị tha, nhân hậu, trong sạch và tự trọng -> Là điển hình về nbgười nông dân trong XH cũ. H:: Theo em, Cái chết thảm thương của Lão Hạc tác động như thế nào đối với người đọc? - Tình cảm xót thương và lòng tin vào những điều tốt đẹp trong phẩm chất người lao động. H: So với cách kể chuyện của Ngô Tất Tố trong "Tắt đèn" với cách kể chuyện của Nam Cao trong tác phẩm này có gì khác? - Tắt đèn ( k/c ngôi thứ 3 ) - Nam Cao chọn cách kể ngôi thứ nhất. H: Ông giáo có vai trò ntn trong truyện ngắn? * GV: Ông giáo vừa chứng kiến vừa t/gia câu chuyện của n/vật chính, vừa đóng vai trò người dẫn dắt chuyện, vừa trực tiếp bày tỏ thái độ , t/cảm, bộc lộ t/trạng... H: Nhân vật ông giáo được tác giả giới thiệu là người ntn? H: Khi nghe Lão Hạc kể chuyện, ông giáo có thái độ ntn? - Xót thương, đồng cảm. H: Lời ông giáo mời Lão Hạc ăn khoai, uống nước chè, hút thuốc lào gợi cho ta cảm nghĩ gì? -Gv đọc: “Chao ôiche lấp mất” (sgk/44) - áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn. H: Em hiểu thế nào về ý nghĩ của ông giáo qua đoạn văn đó? - GV phát khăn trải bàn. - HS thảo luận 4p-> đại diện báo cáo. + Khi đánh giá con người ta cần biết đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, thông cảm đúng. H: Qua đó em hiểu thêm được gì về ông giáo? - HS trả lời, GV chốt. H; Khi nghe Binh Tư nói về Lão hạc, ông giáo cảm thấy đáng buồn? Vì sao? - Vì đói nghèo mà có thể đổi trắng thay đen, biến người lương thiện thành kẻ trộm cắp -> thất vọng. H: Khi chứng kiế ... S trả lời, GV chốt: + móm mém, vật vã, rũ rượi, xồng xộc-> gợi tả hình ảnh và dáng vẻ của Lão Hạc. + hu hu -> mô phỏng âm thanh tiếng khóc của Lão hạc. + ư ử -> âm thanh tiếng kêu của con chó Vàng. - GV khẳng định đó là từ tượng hình và từ tượng thanh. H: Theo em những từ đó có có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự? - HS trả lời, GV khái quát. H: Qua tìm hiểu VD em hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Tác dụng. - Từ : + Tượng hình gợi tả dáng vẻ, h/ảnh + Tượng thanh mô phỏng âm thanh - Gọi h/s đọc ghi nhớ. H: Có mấy đơn vị k/thức cần nhớ? * GV đưa BT nhanh (Bảng phụ): - GV cho HS tìm từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn văn. "Anh Dậu uốn vai ngáp dài 1 tiếng, uể oải chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngẩng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo anh mới kề đến miệng. Cai lệ và nguời nhà lí trưởng sầm sập tiến vào với roi song tay thước và dây thừng.."? - Từ tượng hình: uể oải, run rẩy, - Từ tượng thanh : sầm sập * GV: Các em đã học VB "Lão Hạc", “Trong lòng mẹ”, có nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị biểu cảm * HĐ3: HDHS Luyện tập. - Mục tiêu:HS xác định được đúng yêu cầu của các bài tập và giải được bài tập trong sgk. - ĐDDH: Bảng phụ. - Cách tiến hành: GV sử dụng bảng phụ. HS đọc và xác định yêu cầu bàì tập. HS hoạt động độc lập, dựa vào đặc điểm của từng loại từ để xác định. HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. H: Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người? HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm nhỏ (4’) -> Đại diện báo cáo -> GV chốt. H: Đặt câu với các từ tượng thanh? - HS hoạt động cá nhân. - HS phải nắm rõ ý nghĩa của các từ. + Lắc rắc: âm thanh của cành cây khô rơi hoặc mưa. + Lã chã: nước mắt rơi nhiều, chảy ròng ròng. + Lấm tấm: nhiều hạt nhỏ li ti. + Lập loè: ánh sáng khi loé lên, khi tắt đi. + Lộp bộp: Tiếng gõ vào mặt giấy cứng hay vào mo. + lạch bạch: đi nặng nề. + khúc khuỷ: quanh co. GV hướng dẫn HS VN làm * Bài tập bổ xung : Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn thơ sau? Đường phố bỗng rào rào chân bước vội Người người đi như nước xối bên hè Những con chim lười còn ngủ dưới hàng me vừa tỉnh dậy rạt lên trời ríu rít Xe điện chạy leng keng vui như đàn con nít Sum sê chợ bưởi tíu tít đồng Xuân. 2’ 15’ 19’ I. Đặc điểm, công dụng. 1. Bài tập (sgk/49). - Các từ : + Gợi h/ảnh, dáng vẻ: Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc -> Từ tượng hình. + hu hu, ư ử---> mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người -> Từ tượng thanh. - Tác dụng: Gợi hình ảnh, âm thanh, cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm. 2. Ghi nhớ: (SGK-T49) - K/n từ tượng hình, từ tượng thanh. - T/d của từ tượng hình, từ tượng thanh. III. Luyện tập * Bài 1: Tìm từ tượng thanh, tượng hình - Tượng thanh: Soàn soạt, bịch, bốp. - Tượng hình : rón rén, chỏng quèo, lẻo khoẻo. * Bài 2: Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người. - Đi lò dò, khật khưỡng, dò dẫm, ngất ngưởng, lom khom, liêu xiêu. * Bài 3: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười. - Cười ha hả: tiếng cười to, tỏ ra rất sảng khoái, đắc ý. - Cười hì hì: vừa phải, thích thú, hồn nhiên. - Cười hô hố: to, vô ý. - Cười hơ hớ: to, hơi vô duyên. * Bài 4. Đặt câu - Gió thổi ào ào, nhưng vẫn nghe tiếng cành khô gãy rắc rắc. - Em bé khóc, nước mắt rơi lã chã. - Trên ngọn cây lấm tấm những giọt sương mai. - Mưa rơi lộp bộp trên tàu lá chuối. * Bài tập 5: Viết đ/v 3-->5 câu sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. Gạch chân dưới những từ đó 4. Củng cố (3’): - GV khái quát nội dung bài học. - Em hiểu từ tượng hình, tượng thanh là gì? Tác dụng khi sử dụng các loại từ trên? 5. HDVN (2’): Học thuộc ghi nhớ (SGK-T49) Làm bài tập 4,5 Đọc trước bài từ ngữ địa phương. Soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản. + Tác dụng của việc liên kết. + cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. Soạn:12/9/2010 Bài 4 Giảng: Tiết 16 Liên kết các đoạn văn trong văn bản I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn ( từ liên kết và câu nối) - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản. 3. Thái độ: - HS có ý thức học tập tốt và viết được các đoạn văn có sự liên kết mạch lạc và chặt chẽ. II. đồ dùng: - Bảng phụ III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề..... IV. tổ chức giờ học: 1. ổn định (1’): 2. Kiểm tra bài cũ (4’): - Em hiểu thế nào là đoạn văn? ND đoạn văn được trình bày theo trình tự nào? (HS dựa vào phần ghi nhớ SGK 36 để trả lời) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học HĐ của GV và HS Tg Nội dung chính * HĐ1: Khởi động. Các em đã học đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. Vậy giữa các đoạn văn phải được liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó muốn hiểu được tác dụng của việc liên kết, cách liên kết như thế nào ta cần tìm hiểu bài hôm nay? * HĐ2: Hình thành kiến thức mới. - Mục tiêu: HS hiểu được cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, khiến chúng liền mạch. Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ. - DDDH: Bảng phụ - Cách tiến hành: GV yêu cầu HS đọc 2 đoạn văn (Bảng phụ) H: Hai đoạn văn có mối liên hệ gì không? Tại sao? - HS trả lời -> GV chốt. * GV: Hai đoạn văn có sự đánh đồng giữa quá khứ với hiện tại -> liên kết lỏng lẻo khiến cho người đọc cảm thấy hụt hẫng. GV sử dụng bảng phụ -> HS đọc bài tập. H: Hai đoạn văn này có gì khác so với hai đoạn văn trước? - HS trả lời, GV chốt. + Khác: Thêm cụm từ "Trước đó mấy hôm” vào đầu đoạn 2 H: Cụm từ "trước đó mấy hôm" viết vào đầu đoạn 2 có tác dụng gì? - Tạo sự liên tưởng cho người đọc -> tạo nên sự gắn bó giữa hai đoạn văn với nhau -> 2 đoạn văn liền ý, liền mạch * GV khẳng định: Các từ "Trước đó mấy hôm" là phương tiện liên kết 2 đoạn văn. - áp dụng “kĩ thuật dạy học động não” H: Việc liên kết đoạn trong văn bản có tác dụng? - HS trả lời -> GV chốt. - GV gọi 1 HS đọc bài tập SGK - 51 H: Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học? Đó là những khâu nào? - Tìm hiểu và cảm thụ. H: Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên? Chúng có quan hệ như thế nào? + Sau khâu tìm hiểu-> quan hệ liệt kê * GV: Để liên kết các đoạn văn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. H: Hãy kể các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê? GV gọi HS đọc 2 đoạn văn (SGK-T51) H: Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên? - HS trả lời, Gv chốt. H: Tìm từ ngữ liên kết hai đoạn văn đó? H: Tìm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập? - Nhưng, trái lại, tuy vậy, song, thế mà - HS đọc 2 đoạn văn ở mục I 2 (T50-51) cho biết “đó” thuộc từ loại nào? Trước đó là khi nào? - Đó là chỉ từ: Trước đó là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng từ “đó” có tác dụng liên kết hai đoạn văn H: Hãy kể tiếp các từ loại chỉ từ có tác dụng như ĐV trên?: Này kia, ấy, nọ H: Từ “nhưng” thuộc từ loại nào? (Quan hệ từ) H: Những từ “sau khâu tìm hiểu, nói tóm lại” là một từ hay một cụm từ? (Cụm từ) Gọi HS đọc 2 đoạn văn (phần d) H: Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên? - HS trả lời, GV khái quát. H: Tìm từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn đó? - HS trả lời, Gv chốt. GV: Để liên kết đọan có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự vật.. H: Hãy kể tiếp các ptiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết? H: Qua các BT a, b,c, d. Em có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn? GV sử dụng bảng phụ, gọi HS đọc. H: Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn? - ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! H: Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết? - Nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ "Bố đóng sách cho mà đi học .." H: Qua các BT, khi chuyển đoạn văn này sang đoạn văn khác cần chú ý điều gì? - HS trả lời, GV chốt. * HĐ 3: HDHS tìm hiểu ghi nhớ. - Mục tiêu: HS xác định được nội dung cần nhớ trong phần ghi nhớ. - Cách tiến hành. GV gọi HS đọc ghi nhớ: SGK-T53 * HĐ4: HD HS luyện tập - Mục tiêu: HS biết xác định đúng yêu cầu của các bài tập và giải được các bài tập trong sgk. - Cách tiến hành. HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. HS hoạt động cá nhân -> Gọi 3 học sinh báo cáo, nhận xét. HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. Chọn các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn? GV hướng dẫn học sinh về nhà viết sau đó phân tích phương tiện liên kết. 2’ 16’ 17’ 6’ I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản. 1. Bài tập 1 +2: (SGK/50) * Bài tập 1: - Hai đoạn văn cùng viết về ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường không có sự gắn bó với nhau. + Đoạn 1: Tả về trường Mĩ Lí + Đoạn 2: Nêu cảm giác của nhân vật"Tôi" một lần ghé thăm trường -> Hai đoạn văn không có sự liên kết với nhau. * Bài tập 2. - Hai đoạn văn có phương tiện liên kết đoạn nhằm tạo nên sự gắn bó chặt chẽ với nhau. - Tác dụng: Tạo nên sự gắn bó chặt chẽ, tránh rời rạc, lủng củng giữa các đoạn văn trong văn bản. II. Cách liên kết các đoạn văn 1. Dùng từ ngữ để kiên kết các đoạn văn a) Bài tập (sgk/51) * Bài a. - Từ ngữ liên kết: sau khâu tìm hiểu - Phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, hai là * Bài b : - Quan hệ: tương phản, đối lập. - Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn: “Nhưng”. * Bài c - “Đó” -> chỉ từ (liên kết hai đoạn văn) - Từ liên kết : Này kia, ấy, nọ. * Bài d. - Quan hệ tổng kết, khái quát - Từ ngữ liên kết: Nói tóm lại. - Phương tiện liên kết có ý nghĩa tổng kết: Tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung -> Từ có tác dụng liên kết có thể là: quan hệ từ, chỉ từ, các cụm từ nhằm liên kết các đoạn văn thể hiện ý liệt kê, đối lập, khái quát. 2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn. * Bài tập (SGK-T53) - Dùng câu nối để kiên kêt đoạn văn III. Ghi nhớ :SGK-T53 - Tác dụng của liên kết trong VB. - các phương tiện liên kết chủ yếu. IV.Luyện tập. * Bài 1: Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết a) Nói như vậy: Tổng kết b) Thế mà: tương phản c) Cũng: nối tiếp, liệt kê tuy nhiên: tương phản * Bài 2. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ a) Từ đó b) Nói tóm lại c) Tuy nhiên d) Thật khó trả lời * Bài tập 3 Viết một đoạn văn ngắn sau đó phân tích các phương tiện liên kết. 4. Củng cố (3): GV hệ thống lại bài - Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn có tác dụng gì? 5. HDVN (2’): Học thuộc ghi nhớ SGK-T53 - Kể tên các phương tiện liên kết - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. + KN từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. + cách sử dụng từ ngữ đạ phương và biệt ngữ xã hội.
Tài liệu đính kèm: