Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 18: Câu nghi vấn - Năm học 2022-2023

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 18: Câu nghi vấn - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu

1. Năng lực

- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.

- Chức năng của câu nghi vấn.

- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.

- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.

2. Phẩm chất

Vận dụng sử dụng câu nghi vấn trong giao tiếp hiệu quả.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:

- Hiểu và chỉ ra được các chức năng khác nhau của câu nghi vấn. Vận dụng vào văn viết và giao tiếp.

II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên: Phương án lên lớp; tài liệu HDH Ngữ văn 8

 2. Học sinh: Đọc và soạn bài

III. Tổ chức các hoạt động

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra đầu giờ:

 H: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Lấy VD?

 3. Tổ chức các hoạt động

 

docx 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 18: Câu nghi vấn - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/2/2023
Ngày giảng: 3/2/2023
Unit 17 – Period 77
CÂU NGHI VẤN
I. Mục tiêu 
1. Năng lực
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng của câu nghi vấn.
- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
2. Phẩm chất
Vận dụng sử dụng câu nghi vấn trong giao tiếp hiệu quả.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
- Hiểu và chỉ ra được các chức năng khác nhau của câu nghi vấn. Vận dụng vào văn viết và giao tiếp.
II. Chuẩn bị
 	1. Giáo viên: Phương án lên lớp; tài liệu HDH Ngữ văn 8
 	2. Học sinh: Đọc và soạn bài
III. Tổ chức các hoạt động
 	1. Ổn định tổ chức 
 	2. Kiểm tra đầu giờ: 
 	H: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Lấy VD?
 	3. Tổ chức các hoạt động 
A. Khởi động vào bài
 	- GV chiếu đoạn văn: 
Ôi chao! Mùa xuân đến rồi! (Câu cảm). Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm được một tuổi xuân (Câu trần thuật). Trong chúng ta ai cũng thích mùa xuân có đúng không? (Câu nghi vấn)
 Mùa xuân, một năm mới đã đến, chúng ta quên hết những thứ không tốt của năm trc và chuẩn bị những thứ mới cho năm nay, ai cũng chúc nhau những lời hay ý đẹp, không ai lại làm điều xấu trong dịp này (Câu phủ định). Vậy chúng ta hãy cùng nhau chào đón một mùa xuân ấm áp nhé! (Câu cầu khiến)...
 H: Xác định các kiểu câu trong đoạn văn?
 - HS chia sẻ
 - GV dẫn dắt vào bài
HĐ của GV và HS
ND ghi bảng
- HSHĐ cặp đôi (3') thực hiện yêu cầu 3.a, TL-Tr7/10.
- HS báo cáo, chia sẻ 
- GVKL, chốt 
a. Các câu nghi vấn 
 Nào đâu ... tan? ...
- Dấu hiệu: có từ nghi vấn (đâu) và dấu hỏi chấm. 
- HSHĐ cặp đôi (3') thực hiện yêu cầu 3.b, TL-Tr7/10.
- HS báo cáo, chia sẻ 
- GVKL, chốt 
b.
+ Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
+ Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?
- Đặc điểm hình thức: Có các từ nghi vấn: (có)không, (làm) sao, hay (là); kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?) ở cuối câu.
- Chức năng: dùng để hỏi.
- GV: Như vậy, câu nghi vấn dùng để hỏi về những điều chưa rõ để được người đối thoại trả lời.
H: Qua tìm hiểu, em thấy câu nghi vấn có đặc điểm về hình thức và chức năng chính là gì? 
- HSHĐ cá nhân (2’), trình bày, chia sẻ
- GVKL, chốt
H: HS lấy ví dụ về câu nghi vấn?
VD: - Ông đi đâu đấy ?
 - Ai là lớp trưởng ? 
 - Hôm qua, con có đi học không? 
 - Bạn làm văn xong rồi chứ? 
- HSHĐ cặp đôi (6p) thực hiện yêu cầu 3. a, TL-Tr13,14/18 
- HS báo cáo, chia sẻ 
- GV nhận xét, KL
* Bài tập a: 
VD1:
- Câu nghi vấn: Con được điểm 10 ư?
- Từ để hỏi: ư
- Mục đích: Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, xúc động
- Chuyển câu: Con được điểm 10. 
VD2:
- Mục đích: Béc lé c¶m xóc (sù ng¹c nhiªn)
- Dấu: ?, !
- Diễn đạt lại: Tôi thật là ngạc nhiên đấy! Tôi không tin được đây là con gái mình vẽ. 
VD3:
- Câu nghi vấn: Mµy ®Þnh nãi cho cha mµy nghe ®Êy µ?
- Có từ nghi vấn “à” và dấu chấm hỏi. 
- Mục đích: Đe dọa
H: Các câu trên có yêu cầu người được hỏi phải trả lời không?
- HS: Không yêu cầu trả lời 
- GV lưu ý: Trong văn chương, người ta hay sử dụng loại câu hỏi này Câu hỏi tu từ.
- HSHĐ cá nhân (3p) thực hiện yêu cầu 3.b, TL14/19 
- HS trình bày, chia sẻ
- GV nhận xét, bổ sung
VD: 
- Bạn có thể cho tớ mượn quyển sách được không? (cầu khiến)
- Nó không lấy thì ai lấy. (khẳng định)
- Mày muốn ăn đòn à ? (đe dọa)
- Cứ học như thế thì lấy đâu mà lên lớp được? (Phủ định)
- Nó làm được việc này ư? (bộc lộ cảm xúc)
- HSHĐCCL yêu cầu 3.c, TL-Tr14/19 
- HS trình bày, chia sẻ 
- GV nhận xét, chốt kiến thức
H: Lấy một số VD về câu nghi vấn với các chức năng khác nhau?
- HS: + Mày muốn ăn đòn hả? -> đe doạ.
+ Sao lại có một buổi chiều đẹp như thế được nhỉ? -> cảm thán.
+ Ai lại bỏ về giữa chừng bao giờ? -> phủ định.
+ Không chờ em thì chờ ai nữa? -> khẳng định.
+ Cậu có thể đừng nói chuyện nữa được không? -> cầu khiến.
- HSHĐ cặp đôi (2’) thực hiện bài tập 2.a TL17/22 
- HS báo cáo, chia sẻ 
- GV nhận xét, KL
Trong giao tiếp hàng ngày, những câu nghi vấn như : Anh ăn cơm chưa? Cậu đọc sách đấy à?, Bác đi đâu đấy?.... =>
- HSHĐCCL thực hiện bài tập 2.b, TL17/22.
- HS báo cáo, chia sẻ 
- GV nhận xét, KL
- GV đổi bµi tËp trß ch¬i Đừng để bút rơi thành trò chơi Tiếp sức (thời gian 7p, chia lớp làm 3 đội, mỗi đội 3 HS).
I. Tìm hiểu về câu nghi vấn
1. Bµi tËp (TL-Tr7/10)
2. Kết luận
- Chức năng chính câu nghi vấn được dùng để hỏi.
- Đặc điểm hình thức: 
+ Có những từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có...không, làm sao, đã ...chưa, hay là...
+ Khi viết kết thúc bằng dấu chấm hỏi ( ?) ở cuối câu.
II. Những chức năng khác của câu nghi vấn
1. Bài tập (TL-Tr13,14/18) 
2. Kết luận
- Chức năng: Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng khác: cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, ... và không yêu cầu người đối thoại trả lời. 
- Hình thức: Khi không dùng để hỏi thì câu nghi vấn có thể sử dụng dấu chấm than, dấu chấm hoặc dấu chấm lửng để kết thúc câu.
III. Luyện tập
1. Bài tập 2: (TL-Tr17/22)
a. - Trong giao tiếp có nhiều câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng thay cho lời chào khi gặp nhau. Người được hỏi không nhất thiết phải trả lời mà có thể đáp lại bằng một lời chào khác (cũng là câu nghi vấn)
- Người nói và người nghe có quan hệ thân mật. 
b. 
VD: 
Tố Oanh và cô giáo chủ nhiệm:
Cô giáo chủ nhiệm: Em rất tuyệt đấy em biết không? Cô rất tự hào về em.
Tố Oanh: Không đâu ạ. Tất cả là nhờ cô cả đấy ạ.
Cô giáo chủ nhiệm: Chả nhẽ em lại không tự tin vào mình như thế ư? Em thấy đấy, mình có thể làm được tất cả trừ khi mình không cố gắng. 
4. Củng cố
 	H: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn? Lấy VD minh hoạ?
- HS trình bày, chia sẻ
- GV khái quát kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn học bài
- Bài cũ: 
+ Nắm chắc đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Bài mới: Chuẩn bị bài: Câu cầu khiến, câu phủ định
+ Đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi TL-Tr21
+ Xem trước bài tập phần HĐ luyện tập TL-Tr23

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_8_bai_18_cau_nghi_van_nam_hoc_2022_2023.docx