Tiết 57
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu khi viết văn.
2. Kĩ năng.
- Có kĩ năng sử dụng và kĩ năng sửa các lỗi về dấu câu.
3. Thái độ.
- HS có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp và biết vận dụng khi làm bài văn.
II. ĐỒ DÙNG:
+ GV: bảng phụ
+ HS: vở bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận, phân tích
Soạn: 5/12/2009 Ngữ văn - Bài 15 Giảng: /12/2009 Tiết 57 Ôn luyện về dấu câu I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu khi viết văn. 2. Kĩ năng. - Có kĩ năng sử dụng và kĩ năng sửa các lỗi về dấu câu. 3. Thái độ. - HS có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp và biết vận dụng khi làm bài văn. II. đồ dùng: + GV: bảng phụ + HS: vở bài tập III. phương pháp. - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận, phân tích IV. tổ chức giờ học. 1. ổn định (1’): 8A1 ( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ). 2. Kiểm tra (3’): -Trình bầy công dụng của dấu ngoặc kép? Cho VD ? (HS dựa vào nội dung phần ghi nhớ để trả lời) 3. Bài mới. HĐ của GV và HS Tg Nội dung chính * HĐ1: Khởi động. - Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về nội dung kiến thức sẽ tiếp thu trong giờ học. - Cách tiến hành: H: Từ các lớp 6 -> 8, các em đã học về các loại dấu câu nào ? - Lớp 6: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm phẩy. - Lớp 7: Dấu chấm lửng, chấm phẩy, gạch ngang, gạch nối. - Lớp 8: Dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng ôn lại công dụng của những loại dấu câu này và rèn luyện kic năng sử dụng, sửa những lỗi hay mắc về dấu câu. * HĐ2: Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: - HS hiểu được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu khi viết văn. - Đồ dùng: bảng phụ - Cách tiến hành: GV sử dụng bảng phụ. HD HS điền vào bảng. - HS trao đổi thảo luận ( 3phút ) - GV gọi 2 hs lên bảng điền. GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các em còn lại. - HS nhận xét, báo cáo, GV bổ xung I. Tổng kết về dấu câu Lớp 6 4 loại dấu câu: 1. Dấu chấm 2. Dấu chấm hỏi 3. Dấu chấm than. 4. Dấu phẩy - Dùng để kết thúc câu trần thuật. - Kết thúc câu ghi vấn. - Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán. - Dùng để phân cách các thành phần và bộ phận của câu. Lớp 7 4 loại: 1. Dấu chấm lửng 2. Dấu chấm phẩy 3. Dấu gạch ngang 4. Dấu gạch nối - Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết, lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. Làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm - Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong câu ghép có cấu tạo phức tạp và ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp. - Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và biểu thị sự liệt kê. Nối các từ nằm trong một liên danh. - Nối các tiếng trong 1 từ phiên âm (Dấu gạch nối không phải là 1 dấu câu, nó chỉ là một quy định về chính tả) Lớp 8 3 loại: 1. Dấu ngoặc đơn 2. Dấu hai chấm 3. Dấu ngoặc kép - Đánh dấu phần chú thích - Báo trước phần bổ xung, giải thích, thuyết minh. Lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại. - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn trực tiếp. Từ ngữ hiểu theo ý đặc biệt hoặc mỉa mai. Đánh dấu tác phẩm, tập san * GV: Đây là những dấu câu vừa có tác dụng phân biệt các thành phần, nội dung khác nhau trong câu văn, vừa là những dấu hiệu về chính tả rất chặt chẽ. Vì vậy nhất thiết phải dùng cho đúng lúc, đúng chỗ. - HD HS quan sát các lỗi câu thường gặp. Xét VD – SGK – T151 H: VD trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào?Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó? - Xét VD SGK- T151 H: Dùng dấu chấm sau từ “này” đúng hay sai? Vì sao? ở chỗ này nên dùng dấu gì? - Sai vì chưa kết thúc câu nên dùng dấu phẩy - Xét VD 3 trang 151 H: Câu này thiếu dấu gì để phân biệt danh giới giữa các thành phần đồng thức? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp? Hãy đặt dấu thích hợp: Cam, quýt, bưởi, xoài, là đặc sản của vùng này Đọc VD- SGK- T151 H: Đặt dấu chấm hỏi cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ 2 trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? ở vị trí đó nên dùng dấu gì? - Sai vì đây không phải là câu nghi vấn, là câu t rần thuật nên dùng dấu chấm. Dấu hai cuối câu thứ 2 sai. Đây là câu nghi vấn dùng dấu chấm hỏi * HĐ3: HDHS tìm hiểu ghi nhớ. - Mục tiêu: HS xác định được những kiến thức cơ bản trong phần ghi nhớ. - Cách tiến hành: H: Qua các VD trên, em thấy những lỗi nào cần tránh về dấu câu? II. Các lỗi thường gặp về dấu câu 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. * VD: - Thiếu dấu câu sau “xúc động”. Dùng (.) kết thúc câu, viết hoa chữ cái đầu tiên (T). 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. * VD: - Khi câu chưa kết thúc, không được sử dụg dấu chấm mà nên sử dụng dấu phẩy. 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết. - Để tách các bộ phận đồng thức nên sử dụng dấu phẩy. 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu. - Câu 1: câu trần thuật nên phải sử dụng dấu chấm. - Câu 2: câu nghi vấn nên phải sử dụng dấu hỏi chấm. III. Ghi nhớ: (sgk/151) - Các lỗi cấn tránh về dấu câu. Gọi 1à2 học sinh đọc ghi nhớ * HĐ4: Hướng dẫn học sinh luyện tập. - Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu và giải được các bài tập trong sgk. - Đồ dùng: Bảng phụ - Cách tiến hành: HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. GV chép bài tập vào bảng phụ, HS lên bảng điền. HS khác nhận xét, bổ sung. HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - áp dụng kĩ thuật dạy học động não. - HS làm bài tập -> Báo cáo, nhận xét. GV bổ xung. IV. Luyện tập * Bài 1: Chép đoạn văn sau đây và điền dấu câu thích hợp vào dấu ngoặc đơn a) Con chó cái nằm ở ngậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng. b) (.) c) Cái Tí, thằng Dần cũng vỗ tay reo: A! Thầy đã về! A thầy đã về! * Bài 2: Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn sau đây và thay vào đó các dấu câu thích hợp a) Saomới về? Mẹ mãi. Mẹ dặn là anhchiều nay. b) Từ xưa, sản xuất,yêu nhau, giúp đỡ . Gin khổ. Vì vậy.có câu tục ngữ : "lá lành đùm lá rách" c) Mặc dùnăm tháng, nhưng học sinh. 4.Củng cố (3’): Kể tên các loại dấu câu đã học? Công dụng. 5. HDVN (2’): Học thuộc ghi nhớ – T151 Làm hoàn chỉnh các bài tập, ôn tập. - Soạn: ôn tập tiếng việt. + Trả lời các câu hỏi theo hệ thống sgk. Soạn:5/12/2009 Giảng: /12/2009 Ngữ văn - Bài 16 Tiết 58: Ôn tập Tiếng Việt I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hệ thống ND kiến thức về từ vựng và ngũ pháp đã học ở kì 1. 2. Kĩ năng: - RKNsử dụng Tiếng Việt trong nói và viết. 3. Thái độ: - HS có ý thức ôn tập. II. đồ dùng: - GV: Bảng phụ. - HS: Vở soạn, sgk. III. phương pháp: - Phân tích, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. IV. tổ chức giờ học. 1. ổn định (1’): 2. Kiểm tra (3’): - Kể tên các bài Tiếng việt đã học trong học kì 1? 3. Bài mới: HĐ của GV và HS Tg Nội dung chính * HĐ1: Khởi động. - Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về nội dung kiến thức sẽ tiếp thu trong giờ học. - Cách tiến hành: - Kể các nội dung đã học từ đầu năm về T.việt ? Để hệ thống hoá kiến thức đã học ở kì I. Hôm nay * HĐ2: Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: - HS hệ thống ND kiến thức về từ vựng và ngũ pháp đã học ở kì 1. - Đồ dùng: Bảng phụ. - Cách tiến hành: H; Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng và từ ngữ có nghĩa hẹp? - Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác VD: Cây (rộng)à cây cam, cây bưởi (hẹp) - Nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của môt từ ngữ khác VD: Cá thu hẹp hơn cá H: Tính chất rộng, hẹp của từ ngữ là tương đối hay tuyệt đối ? Vì sao? - T/c rộng hẹp là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ - Cây, cỏ, hoa: thực vật (rộng) - Cây( rộng): cây dừa, cây cam(hẹp) H: Thế nào là trường từ vựng? VD? Phương tiện giao thông: tàu, xe, ôtô, máy bay H: Phân biệt cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ với trường từ vựng?VD? - Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ: Mối quan hệ bao hàm giữa các từ của nghĩa - Trường từ vựng: Các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa H: Từ tượng thanh, tượng hình là gì? VD? VD: Lom khom, ngất ngưởng, lập cập oang oang, chan chát H:Nêu tác dụng của từ tượng thanh tượng hình? VD? - Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao thường dung trong văn miêu tả và tự sự H; Thế nào là từ ngữ địa phương? VD? VD: Bắc Bộ: ngô Nam Bộ: bắp H:Thế nào là biệt ngữ XH? VD? VD: ngày xưa: vua, chúa, trẫm khanh H: Nói quá là gì? VD? Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng để miêu tả nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm H: Nói tránh nói giảm là gì cho VD? Biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn ghê sợ nặng nề tránh thô tục thiếu lịch sự VD: Chị ấy không được trẻ lắm cho h/sinh lấy vd - áp dụng kĩ thuật dạy học “ Tư duy”. a. Hãy điền từ thích hợp vào ô trống Truyện dân gian cổ tích ngụ ngôn Truyện cười Truyền thuyết Nghĩa hẹp: truyền thuyết về các nhân vật, sự kiện lịch sử xa xưa có yếu tố thần kì - Cổ tích: kể về cuộc đời, số phận người mồ côi xấu xí - Ngụ ngôn: mượn loài vật, đồ vật để bóng gió con người - Truyện cười: gây cười mua vui phê phán, đả kích Lấy VD về nói quá Viết 2 câu: 1 câu dùng từ tượng hình 1 câu dùng từ tượng thanh HD ôn tập ngữ pháp H: Trợ từ là gì? Cho VD? VD: Nó ngồi cả buổi chiều làm được mỗi BT H: Thán từ là gì? Cho VD? H: Tình thái từ là gì? Cho VD? VD: Em đã học bài chưa? HĐ nhóm – 3' H: Có thể sử dụng tình thái từ một cách tuỳ tiện không ? Tại sao? HS báo cáo- nhận xét- GV bổ xung - không phải vì chú ý đến quan hệ tuổi tác, thứ bậc XH và tình cảm đối với người đọc người nghe. H: Câu ghép là gì? Cho VD? a. VD: gió thổi, mây bay - Cho biết quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép GV gọi HS đọc BT a. Cuốn sách này mà chỉ 20.000đ á? Trợ từ tttừ A! Bông hoa đẹp mà có 200đ (trợ từ- thán từ) b. Nếu tách câu ghép thành các câu đơn thì mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc không rõ c. Xác định câu ghép và cách nối các vế câu 1’ 17’ 18’ I. Từ vựng A. Lí thuyết 1. Cấp độ khái quát của nghĩa của từ ngữ. - Từ ngữ có nghĩa rộng - Từ ngừ có nghĩa hẹp 2. Trường từ vựng. - Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa 3. Từ tượng hình, tượng thanh. * Tượng hình: - gợi tả hình dáng, dáng vẻ, hđộng, trạng thái của sự vật * Tượng thanh: - mô phỏng âm thanh của người, sự vật -> Có giá trị biểu cảm cao. 4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH. * Từ địa phương: - Chỉ sử dụng ở 1 địa phương nhất định * Biết ngữ x/hội: - Chỉ dùng trong 1 tầng lớp XH nhất định 5. Các biện pháp tu từ từ vựng. a. Nói quá: - Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng để miêu tả nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm VD: Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước thì ta lấy b. Nói giảm – nói tránh: - Biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn ghê sợ nặng nề tránh thô tục thiếu lịch sự VD: Chị ấy không được trẻ lắm B. Thực hành VD về nói quá b. Tiếng đồn cha mẹ em hiền Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi c. Tiếng nước suối chảy róc rách (TT) Lom khom dưới núi tiều vài chú (TH) II. Ngữ pháp A. Lí thuyết 1. Trợ từ – thán từ - Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh đánh giá sự xật, sự việc nói đến trong câu VD: Này, chị nghĩ em nên mặc áo ấm Này! chị nghĩa em nên mặc áo ấm - Thán từ: Dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi, đáp Thán từ đứng ở đầu câu, có khi tách ra thành một câu đặc biệt 2. Tình thái từ: Là những từ thêm vào câu để tạo: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán -> Biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. 3. Câu ghép: Là câu có từ 2 cụm C-V trở lên. * Các quan hệ: - Bổ xung - Nối tiếp - Nguyên nhân- hệ quả - Tương phản B. Thực hành. a. VD: Trợ từ – tình thái từ Trợ từ – thán từ b. Câu ghép: Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị c. Câu 1, 3 là câu ghép Quan hệ từ cũng như, bởi vì 4.Củng cố (3’) : GV hệ thống lại bài - Kể tên các loại từ vựng đã học 5. HDVN (2’): Ôn tập từ vựng – ngữ pháp Làm các BT còn lại SGK – T158. - Soạn: Thuyết minh về một thể loại văn học. + Từ quan sát đến mô tả, TM đặc điểm một thể loại văn học. + Làm trước bài tập sgk/154. Soạn :5/12/2009 Ngữ văn - Bài 15 Giảng: /12/2009 Tiết 59 Thuyết minh một thể loại văn học I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - HS biết quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát làm bài thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện năng lực quan sát. 3. Thái độ: - Hiểu được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu dựa vào quan sát tìm hiểu, tra cứu. II. đồ dùng: - GV: tài liệu tham khảo - HS: Vở viết, sgk, III. phương pháp: - Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại IV. tổ chức giờ học. 1. ổn định (1’). 2. Kiểm tra (3’). Trình bày cách làm một bài văn thuyết minh. 3. Bài mới. HĐ của GV và HS Tg Nội dung chính * HĐ1: Khởi động. - Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về nội dung bài học sẽ tiếp thu trong giờ học. - cách tiến hành: GV : Các em đã học về cách trình bày một bài văn thuyết minh nhưng có nhiều loại... HĐ2: Hình thành kiến thức mới. - Mục tiêu: - HS biết quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát làm bài thuyết minh. - Cách tiến hành: Gọi HS đọc kĩ 2 bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và " Đập đá Côn Lôn" H: Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng mấy chữ? - 8 dòng 7 chữ H: Số dòng số chữ có bắt buộc không? Có thể tuỳ tiện thêm bớt không? - Không GV: Thanh ngang và thanh huyền: Bằng (B) Thanh hỏi, ngã, sắc nặng: Trắc (T) VD: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu T B B T T B B Chạy mỏi chân thì hãy ở tù T T B B T T B Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn B B T T T B B Lừng lẫy làm cho nở núi non B T B B T T B H: Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau? Dựa vào quan sát nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các vần - Theo luật: Nhất, tam, ngũ bất luận, nhị tứ, lục phân minh. - Đối niêm ở các tiếng thứ 2, thứ 4, thứ 6 - Vần là bô phậnHãy cho biết bài thơ có những nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào? Vần bằng hay trắc? Bài: Cảm tác: Tù, thù, châu, đâuvần bằng Bài: đập đá: Lôn, non, hòn, son, convần bằng H: Hãy cho biết câu thơ 7 tiếng ngắt nhịp ntn? - nhịp 4/3 H: Qua tìm hiểu 2 bài thơ em rút ra nhận xét gì? H: Bố cục bài thuyết minh gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ chính của từng phần? GV: Thể thơ TNBC là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ đường luật được các nhà văn Việt Nam yêu chuộng. Các nhà thơ VN ai cũng có thể làm thơ này + chữ Hán, nôm. H: Phần thân bài có nhiệm vụ gì? H: Phần kết bài có nhiệm vụ gì? * HĐ3: HDHS tìm hiểu ghi nhớ. - Mục tiêu: HS rút ra được những nội dung cơ bản của phần ghi nhớ. - Cách tiến hành: H: Qua tìm hiểu BT em rút ra nhận xét gì khi thuyết minh về thể thơ ? Gọi HS đọc ghi nhớ * HĐ4: HD HS luyện tập - Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu và giải được bài tập. - Cách tiến hành: Thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao H: Bố cục bài thuyết minh gồm mấy phần? nhiệm vụ chính của từng phần? H: Phần TB có nhiệm vụ gì?Yếu tố tự sự bao gồm những yếu tố gì? - Là yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của truyện ngắn Gồm sự việc chính, nhân vật chính SV: Lão Hạc giữ tài sản cho con trai bằng mọi giá N/vật chính Lão Hạc - Các yếu tố? Miêu tả, biểu cảm, đánh giá trong truyện ngắn ntn? - Về bố cục, lời văn, chi tiết ntn? - Bố cục chặt chẽ H: Nội dung phần kết bài. 1’ 25’ 10’ I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học. * Đề bài: Thuyết minh thể thơ 1. Quan sát a. Bài tập b. Nhận xét - Mỗi bài thơ có 8 dòng 7 chữ Thanh ngang và thanh huyền: Bằng (B) Thanh hỏi, ngã, sắc nặng: Trắc (T) * Luật bằng trắc - Theo luật: Nhất, tam, ngũ bất luận, nhị tứ, lục phân minh. * Bài: Đập đá Côn Lôn - Đối niêm ở các tiếng thứ 2, thứ 4, thứ 6 - Hiệp vần :1-2-4-6-8 và đầu là vần bằng * Bài: Cảm tác: Tù, thù, châu, đâuvần bằng Bài: đập đá: Lôn, non, hòn, son, convần bằng - nhịp 4/3 -> Trước hết phải quan sát, nhận xét rút ra những đặc điểm 2. Lập dàn bài a. Mở Bài Nêu định nghĩa chung về thể thơ b. Thân bài - Thuyết minh luật thơ một số câu, số chữ mỗi câu vần, bằng trắc, ngắt nhịp. - Nhận xét ưu nhược điểm và vị trí thể thơ (chủ yếu là ưu điểm vẻ đẹp hài hoà, cân đối nhạc điệu trầm bổng) c. Kết bài - Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ II. Ghi nhớ : SGK - T154 III. Luyện tập * Bài tập 1: - Bố cục: 3 phần a) MB: Nêu định nghĩa về truyện ngắn b) TB: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn 1. Tự sự - Sự việc chính - Nhân vật chính Ngoài ra còn sự việc nhân vật phụ: con trai bỏ đi, LH nói với cậu Vàng, bán con Vàng, xin bả chó, nói với ông giáo Nhân vật phụ; ông giáo, con trai, Binh Tư, vợ ông giáo 2. Miêu tả, biểu cảm, đánh giá - Sinh động, hấp dẫn. Thường đan xen vào các yếu tố tự sự 3. Bố cục, lời văn, chi tiết - Bố cụ chặt chẽ, hợp lí - Lời văn trong sáng, giàu hợp lí - Chi tiết bất ngờ, độc đáo. c) Kết bài: Cảm nghĩ về truyện ngắn 4. Củng cố (3’): - Đọc lại diễn cảm bài thơ - Em hiểu gì về nhà thơ lãng mạn Tản Đà và thời đại của ông 5. HDVN (2’): - Học thuộc lòng bài thơ + ghi nhớ - Nắm được ND và NT chính. - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học và ôn tập về TV để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Tiếng việt. Soạn: 6/12/2009 Ngữ văn - bài 15 Giảng: 11/12/2009 Tiết 60 Kiểm tra tiếng việt I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu những kiến thức Tiếng Việt đã học được từ đầu năm -> nay, củng cố hệ thống hoá kiến thức của HS. Trên cơ sở đó HS thấy được ưu nhược điểm của mình. 2. Kĩ năng: - Có KN thực hành làm bài Tiếng Việt. 3. Thái độ: - HS có tinh thần và ý thức tự giác khi làm bài. II. đồ dùng: - GV: Đề kiểm tra (poto) - HS: Giấy kiểm tra. III. phương pháp: IV. tổ chức giờ học: 1. ổn định : 2. Kiểm tra: đề chung của tổ (bộ đề) 3. Củng cố: GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. 4. Hướng dẫn học bài. - Ôn lại nội dung kiến thức về tiếng việt đã được học từ đầu năm. - Chuẩn bị giờ sau: Trả bài Tập Làm văn số 3 (Văn thuyết minh) + Lập trước dàn ý thuyết minh. + Thống kê các lỗi sai cơ bản.
Tài liệu đính kèm: