Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 13

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 13

Tiết 49

LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng và cách làm bài văn thuyết minh đã học.

2. Kĩ năng:

- Có KN quan sát, suy nghĩ độc lập, XD kiểu bài thuyết minh, mạnh dạn nói trước đông người.

3. Thái độ:

- HS biết mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu ý kiến.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tài liệu tham khảo, bảng phụ.

2. HS: Đọc trước bài ,vở viết, sgk.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. ổn định (1): 8A1 ( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ),

2. Kiểm tra (3): - Trình bày cách làm bài văn thuyết minh?

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 702Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 8/11/2009 Ngữ văn - Bài 14
Giảng: 10/11/2009 
Tiết 49
Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS biết dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng và cách làm bài văn thuyết minh đã học.
2. Kĩ năng:
- Có KN quan sát, suy nghĩ độc lập, XD kiểu bài thuyết minh, mạnh dạn nói trước đông người.
3. Thái độ:
- HS biết mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
II. Chuẩn bị 
1. GV: Tài liệu tham khảo, bảng phụ. 
2. HS: Đọc trước bài ,vở viết, sgk.
III. Các bước lên lớp 
1. ổn định (1’): 8A1 ( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ),
2. Kiểm tra (3’): - Trình bày cách làm bài văn thuyết minh?
3. Bài mới:
HĐ của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động:
- Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về nội dung kiến thức sẽ tiếp thu trong bài học.
- Cách tiến hành:
 Muốn bài viết đạt kết quả cao thì các em cần phải rèn luyện kỹ năng nói như thế nào ?Bài hôm nay..
* HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: - HS biết dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng và cách làm bài văn thuyết minh đã học.
- Cách tiến hành:
H: Đề bài thuộc kiểu bài nào? Đề bài yêu cầu gì?
H: Để làm được bài văn đó, em cần phải làm gì? Làm ntn?
a) Quan sát, tìm hiểu, ghi chép.
* HĐ 3: HD HS luyện nói. 
- Mục tiêu: HS bình tĩnh và tự tin để trình bày bài viết trước tổ và trước lớp.
- Cách tiến hành:
 HS từng nhóm trình bày trước tổ, hs trong tổ nhận xét, bổ xung.
Đại diện các nhóm nói trước lớp.
Gọi từ 2-> 3 HS nói phần MB
Yêu cầu HS nhận xét – GV bổ xung
Gọi 2-> 3 HS nói phần TB- cho HS nhận xét
Gọi 2->3 HS nói phần KB – HS nhận xét – GV bổ sung.
- Gọi 1, 2 HS nói cả bài
- HS nhận xét về kiểu bài, cách trình bày
- GV nhận xét ưu nhược điểm của giờ tập nói
Y/C: Tập nói nghiêm túc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ đúng mạch lạc, phát âm rõ ràng. Phải có lời mở đầu và kết thúc.
1’
10’
25’
I. Chuẩn bị.
* Đề bài: Thuyết minh cái phích nước
- Thể loại: Thuyết minh.
1. Yêu cầu
- Trình bày công dụng, cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt.
2. Quan sát, tìm hiểu:
- Cấu tạo: Vỏ sắt, nhựa.
- Công dụng: giữ nhiệt, dùng cho sinh hoạt và đời sống
- Nguyên lí giữ nhiệt: Ruột có 2 lớp thuỷ tinh có lớp chân không ở giữa, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc
- Màu sắc: xanh, đỏ
3. Lập dàn ý:
- MB: G/thiệu cái phích nước (bình thủy)
- TB: Trình bày đặc điểm cấu tạo lợi íchcủa phích nước.
- KB: Bày tỏ thái độ.
II. Luyện nói: 
1. Nói trước tổ:
2. Nói trước lớp.
*MB: Cái phích nước là thứ đồ dùng tiện dụng và hữu ích của người dân VN.
Cái phích dùng để nước sôi pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ
*TB: 
- Trình bày cấu tạo, màu sắc ruột
- Công dụng: Gữi nhiệt, dùng cho sinh hoạt và đ/sống.
- cách sử dụng và bảo quản
*KB :
- Bày tỏ thái độ
4. Củng cố (3’): 
 - GV nhận xét giờ học luyện nói về nội dung và hình thức. 
5. HDVN (2’): Ôn lại lí thuyết văn thuyết minh 
 - Chuẩn bị viết bài 2 tiết (Văn thuyết minh)
 - Soạn: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 + Thế nào là dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Soạn: Ngữ văn - Bài 13
Giảng: 
 Tiết 5o: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS hiểu rõ công dụng và chức năng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
2. Kĩ năng:
- RKN sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- HS có ý thức sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết văn bản.
II. đồ dùng:
- GV: Bảng phụ
- HS: vở viết, sgk
III. phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’): 8A1 ( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ).
2. Kiểm tra (3’): - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép ntn? Bao gồm những quan hệ nào?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động.
- Mục tiêu: HS có hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về nội dung kiến thức sẽ tiếp thu trong bài học.
- Cách tiến hành:
 Dờu ngoặc đơn và dấu hai chấm có vai trò quan trọng trong văn bản. Nếu thiếu đi hai loại dấu này văn bản sẽ trở nên lủng củng, rườm rà, người đọc khó hiểu. Vởy dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm có công dụng gì
* HĐ2: Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: - HS hiểu rõ công dụng và chức năng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Đồ dùng: Bảng phụ. 
- Cách tiến hành: 
 HS đọc VD (Bảng phụ)
H: Dấu ngoặc đơn được dùng trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?
- HS trả lời, GV khái quát.
H: Nếu bỏ phần dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên có thay đổi không?
- Không, vì khi đặt phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì viết đã coi đó là phần chú thích nhằm cung cấp thông tin thêm
H: Qua các VD em có nhận xét dấu ngoặc đơn có công dụng gì ?
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích.
Gọi 1à2 HS đọc ghi nhớ (sgk/134)
 GV gọi HS đọc VD (Bảng phụ)
H: Dấu 2 chấm trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
- Dùng để đánh dấu (báo trước)
H: Qua các VD em có nhận xét gì về công dụng của dấu 2 chấm?
- Dấu hai chấm dùng đánh dấu báo trước, lời đối thoại, lời dẫn trực tiếp
Gọi 1à2 HS đọc ghi nhớ
* HĐ3: GV hướng dẫn HS luyện tập.
- HS xác định được yêu cầu và giải được các bài tập.
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành: 
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
HS hoạt động cá nhân, báo cáo, GV nhận xét.
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
HS hoạt động cá nhân.
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
- GV HD học sinh về nhà làm bài tập.
1’
10’
10’
15’
I. Dấu ngoặc đơn
1. Bài tập
a. Giải thích để làm rõ từ “họ”
b.Thuyết minh về loại động vật tên (ba khía)
c. Bổ sung thêm thông tin về năm sinh (701) mất 762 của nhà thơ Lí Bạch và tên một địa danh.
2. Ghi nhớ 1 (sgk/134).
- Công dụng của dấu ngoặc đơn.
II. Dấu hai chấm
1. Bài tập (sgk/135).
a. Dùng đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.
 b. Dùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp
c. Dùng đánh dấu phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
2. Ghi nhớ 2 (sgk/135)
- Công dụng của dấu hai chấm.
III. Luyện tập.
* Bài 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn.
a) Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ: Tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư
b) Đánh dấu phần thuyết minh.
c) Dấu ngoặc đơn được dùng ở 2 chỗ: Phần 1 đánh dấu phần bổ xung 
Phần 2: Đánh dấu phần thuyết minh.
* Bài 2:
 Giải thích công dụng của dấu hai chấm
a)Đánh dấu (báo trước) phần giải thích: Họ thách nặng quá
b) Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại: Dế Choắt nói với Dế Mèn, thuyết minh Dế Choắt khuyên dế Mèn.
c)Thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào
* Bài 3:
Có thể bỏ dấu hai chấm được không: Được. Nhưng nghĩa của phần đặt sau câu không được nhấn mạnh bằng
* Bài 4:
a) Có thể tháy dấu 2 chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Nếu thay thì nghĩa có gì thay đổi
- Được. Nghĩa của câu cơ bản không thay đổi -> Có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần cơ bản.
- Nếu viết lại "Phong Nha gồm: Động khô và động nước" thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn vì trong câu này vế động khô và động nước không thể coi là phần chú thích
4.Củng cố (3’): Trình bày dấu hai chấm và dấu ngoặ đơn có tácdụng gì?
5. HDVN (2’): Học thuộc ghi nhớ + làm BT 4, 5. Đọc trước bài dấu ngoặc kép
- Chuẩn bị giờ sau viết bài TLV số 3 (Văn thuyết minh)
 + Đọc tham khảo trước các đề văn thuyết minh.
Soạn : Ngữ văn - Bài 14
Giảng: 
 Tiết 51+ 52: 
 Viết bài tập làm văn số 3 – Văn thuyết minh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS vận dụng những kiến thức đã học về thể loại văn thuyết minh để viết bài.
2. Kĩ năng:
- RKN sử dụng các phương pháp thuyết minh vào bài văn thuyết minh.
3. Thái độ:
- HS có tinh thần tự giác , tích cực khi viết văn.
II. đồ dùng:
- GV: đề bài.
- HS: vở viết văn.
III. phương pháp.
IV. tổ chức giờ học.
1.ổn định.
2. Kiểm tra
 GV kiểm tra vở viết văn của học sinh.
3. Bài mới
 A. Đề bài: Thuyết minh về cây bút máy hoặc cây bút bi
B. Yêu cầu chung:
 1. Hình thức: 
	- Bài viết trình bày sạch sẽ, khoa học. Bố cục rõ ràng, hợp lí.
- Đúng, chuẩn chính tả. Chữ viết cẩn thận, rõ ràng. Bài làm diễn đặt lưu loát, hành văn trôi chẩy. 
 - Biết xây dựng các đoạn văn hợp lí.
 2. Nội dung: 
	- Bài viết xác định đúng kiểu bài.
 - Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi
 - Công dụng: Bút dùng để viết
 - Có nhiều loại bút máy, nhiều loại bút bi: xanh, đỏ, đen
 - Cấu tạo của bút.
 - Cách sử dụng và bảo quản bút
 3. Biểu điểm:
	- Điểm 9-10: + Bài viết đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức.
 + Điểm 10 không sai sót.
	- Điểm 7- 8: + Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức.
 + Có thể mắc từ 2->3 lỗi về chính tả, dùng từ.
	- Điểm 5- 6: + Cơ bản đạt đợc các yêu cầu về nội dung và hình thức.
 + Có thể mắc từ 3->5 lỗi về chính tả, lỗi dùng từ và diễn đạt.
 + Bài viết có bố cục hợp lí.
	- Điểm 3- 4: + Bài viết chỉ đạt 1/3 nội dung cơ bản. 
 + Hình thức trình bày chưa thật khoa học.
	+ Nội dung còn sơ sài, đôi chỗ còn lạc thể loại.
	+ Mắc trên 5 lỗi chính tả, trên 3 lỗi diễn đạt.
	- Điểm 1- 2: + Bài viết còn lan man, lạc kiểu bài.
	+ Hình thức trình bày và bố cục yếu.
	+ Mắc nhiều lỗi dùng từ, chính tả, diễn đạt.
	- Điểm 0: + HS không làm bài và không nộp bài.
3. Củng cố: Gv thu bài
4. Hướng dẫn học bài:
 - Ôn tập lý thuyếtTLV
 - Đọc trước bài Đấu ngoặc kép”
 + Công dụng của dấu ngoặc kép.
 + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi và các bài tập trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 13.doc