Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 12

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 12

 Tiết 45

 CÂU GHÉP (Tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hiểu được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.

2. Kĩ năng.

- RKN sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo lập câu ghép.

3. Thái độ.

- Có ý thức tích cực chủ động trong việc học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV: Bảng phụ.

2. HS: Đọc trước bài, vở viết, sgk

III. PHƯƠNG PHÁP.

- Nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC.

1. ổn định (1): 8A1 ( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ).

2. Kiểm tra (3): Câu ghép là gì ? Có mấy cách nối các vế câu ghép ? cho VD ?

3. Bài mới.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 586Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 1/11/2009 Ngữ văn - Bài 11
Giảng:5/11/2009
 Tiết 45 
 Câu ghép (Tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS hiểu được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
2. Kĩ năng.
- RKN sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo lập câu ghép.
3. Thái độ.
- Có ý thức tích cực chủ động trong việc học tập.
II. đồ dùng dạy học.
1. GV: Bảng phụ.
2. HS: Đọc trước bài, vở viết, sgk 
III. phương pháp.
- Nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’): 8A1 ( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ).
2. Kiểm tra (3’): Câu ghép là gì ? Có mấy cách nối các vế câu ghép ? cho VD ?
3. Bài mới. 
HĐ của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ 1: Khởi động.
- Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về nội dung kiến thức sẽ tiếp thu trong bài học.
- Đồ dùng: Bảng phụ 
- Cách tiến hành:
 GV đưa ví dụ:
 Trời mưa to nên em đi học muộn. 
H: Em hãy xác định từ nối giữa hai câu ghép? 
- HS trả lời, GV khái quát dẫn dắt vào nội dung bìa học.
* HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: - HS hiểu được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
 Gv sử dụng bảng phụ, HS đọc bài tập.
 “Có lẽ Tiếng Việt ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”
 -P.V.Đồng-
H: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau đây là quan hệ gì?
H: Trong mối quan hệ đó, mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì ? 
H: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy nêu thêm những ý nghĩa có thể có giữa các vế câu? Cho VD?
- Các vế có quan hệ mục đích:
VD: Các em phải cố gắng học để cho cha mẹ vui lòng.
- Các vế có quan hệ điều kiện – kết quả:
VD: Nếu trời không mưa thì em sẽ đi chơi.
- Các vế có quan hệ tương phản:
VD: Tuy trời rét nhưng em vẫn dậy sớm
H: Qua tìm hiểu VD, em có nhận xét gì về quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu?
* HĐ 3: HDHS tìm hiểu ghi nhớ.
- Mục tiêu: HS xác ddingj được kiến thức cơ bản cuả phần ghi nhớ.
- Cách tiến hành:
 GV gọi HS đọc ghi nhớ và xác định kiến thức cơ bản.
Cho HS lấy VD minh họa
* HĐ4: HD HS luyện tập.
- Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu bài tập và giải được bài tập sgk.
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
GV sử dụng bảng phụ, HS đọc bài tập.
- GV HD HS cách làm, HS hoạt động cá nhân -> gọi hs làm bài tập., Gv nhận xét, đánh giá.
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
GV HD học sinh thảo luận nhóm nhỏ (3’), đại diện nhóm báo cáo. GV nhận xét.
HS nêu yêu cầu bài tập 3
HS trao đổi, trả lời -> GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- GCV HD HS về nhà làm bài tập.
1’
17’
18’
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
* Bài tập (sgk/123).
- Quan hệ nguyên nhân – kết quả (quan hệ nguyên nhân)
- Vế1: quan hệ nguyên nhân
- Vế2: quan hệ kết quả -> quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- Vế 1 khẳng định.
- vế 2 giải thích.
-> Quan hệ ý nghĩa với nhau chặt chẽ
- Quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung nối tiếp
II. Ghi nhớ : (SGK – T123)
- Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế.
- Dấu hiệu nhận biết mối quan hệ.
III. luyện tập
* Bài 1: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
a) - Giữa V1 và V2 là quan hệ nguyên nhân kết quả. 
- Giữa V2 và V3 là quan hệ giải thích, V3 giải thích cho V2
b) Quan hệ điều kiện – kết quả
c) Quan hệ tăng tiến
d) Quan hệ tương phản
e) Câu 1 dùng quan hệ từ “rồi” nối 2 vế câu -> quan hệ thời gian nối tiếp 
- câu 2 có quan hệ nguyên nhân - kết quả.
* Bài 2: XĐ câu ghép
- Đoạn 1: câu 2,3,4,5 là câu ghép.
-> quan hệ giữa các vế câu ghép là quan hệ điều kiện-kết quả.
- Đoạn 2: câu 2,3 -> quan hệ nguyên nhân -> không thể tách các vế câu vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ.
* Bài 3 (T125)
- Xét về mặt lập luận: Mỗi câu ghép trình bày một việc mà Lão Hạc nhờ ông giáo . Nếu tính mỗi vế câu trong từng câu ghép thành một câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận
- Xét về giá trị biểu hiện: Tác giả cố viết câu dài để thể hiện cách kể dài dòng của lão Hạc
* Bài 4 (T125)
a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ 2 là quan hệ điều kiện kết quả (giữa các vế câu có quan hệ chặt chẽ) do đó không nên tách thành những câu đơn:
Thôi van con. U lạy con. Con thương thày, thương u. Con đi ngay bây giờ cho u
Hàng loạt câu ngắn như vậy giúp ta hình dung thấy nhân vật nói nhát gừng, nghẹn ngàoCách viết của Ngô Tất Tố gợi ra cách nói, cách kể, van vỉ thiết tha của chị Dậu.
4.Củng cố (3’):
 Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép như thế nào?
5. HDVN (5’): 
 - Làm BT 3, 4 – Học thuộc ghi nhớ, Đọc trước bài dấu ngoặc đơn..
 - Soạn bài kiểm tra số 2 (Lập dàn ý bài văn)
 + Chuẩn bị giờ sau trả bài TLV số 2 + Bài kiểm tra văn.
Soạn: 2/11/2009 Ngữ văn - Bài11
Giảng: 7/11/2009 
 Tiết 46 
Trả bài kiểm tra Văn
Tập làm văn bài số 2
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS củng cố và khắc sâu hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Đồng thời biết nhận ra những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết của mình.
- HS nắm vững các VB truyện kí Việt Nam về ND và NT.
2. Kĩ năng:
- Có KN làm bài, so sánh, phân tích và tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
- HS có thái độ tự giác và tích cực chữa bài kiểm tra.
II. đồ dùng:
1. GV: Bảng phụ (GV thống kê những lỗi sai cơ bản)
2. HS: Lập dàn ý đại cương và xây dựng đáp án bài kiểm tra văn.
III. phương pháp:
- Đàm thoại, vấn đáp, phân tích, 
IV. tổ chức giờ học. 
1. ổn định (1’): 8A1 ( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ),
2. Kiểm tra (3’):
- Nêu bố cục của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm gồm mấy phần? ND từng phần?
3. Bài mới.
Hoạt động của HS và GV
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động
- Mục tiêu: HS có hứng thú và tâm thế thoải mái khi tiếp cận kiến thức.
- Cách tiến hành:
 GV nêu mục đích của tiết trả bài.
* HĐ 2: Trả bài.
-Mục tiêu: Qua 2 bài kiểm tra văn, TLV để các em thấy rõ ưu và nhược điểm. Từ đó khắc phục những lỗi sai cơ bản cho các bài kiểm tra lần sau. 
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
 GV nêu hệ thống câu hỏi.
 HS xây dựng đáp án -> GV nhận xét, sửa sai.
- Gv nhận xét ưu và nhược điểm.
* Ưu điểm: 
- Phần trắc nghiệm: Các em đã hiểu câu hỏi trả lời đúng phần trắc nghiệm.
- Phần tự luận: 
 + Hầu hết các em nắm được kiến thức cơ bản của bài, của tác giả. 
+ Trình bày hợp lí, khoa học và nêu được cảm xúc của mình về nhân vật. 
* Nhược điểm:
 Một số em chưa đọc kĩ câu hỏi, đánh dấu nhầm phần trắc nghiệm. Nêu vài nét về tác giả không đủ các chi tiết chính. Phân tích nhân vật con thiếu dẫn chứng.
- GV thống kê lỗi sai cơ bản.
- Gv trả bài cho hs xem
 Gọi HS nhắc lại đề bài
H: Đề văn thuộc thể loại nào? Xác định đối tượng, phạm vi của đề?
- XD dàn ý đại cương
H: Phần Mở bài có nhiệm vụ gì?
H: Phần thân bài trình bày những gì?
H: Nhiệm vụ của phần kết bàigì?
 GV nhận xét ưu khuyết điểm của HS.
* Ưu điểm:
- Nhìn chung là các em đã nắm được phương pháp làm bài, có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, miêu tả được con vật sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Nhược điểm:
- 1 số em bài viết diễn đạt lủng củng, kể lan man, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ không chính xác
 GV thống kê một số lỗi cơ bản (Bảng phụ)
-> hướng dẫn HS sửa chữa lỗi.
- Gọi 3-> 4 học sinh lên chữa.
- GV trả bài, gọi và thống kê điểm.
A. Trả bài kiểm tra Văn: 
I. Đề bài.
II. Đáp án.
 (Bộ Đề)
III. Nhận xét.
1. ưu điểm: 
2. Nhược điểm: 
IV. Thống kê lỗi sai.
V. Trả bài.
B. Bài Tập làm văn số 2 (Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm).
I. Đề bài: 
 Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
- Thể loại: Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Đối tượng: con vật nuôi mà em yêu thích.
- Phạm vi: Trong cuộc sống hảng ngày.
II. Dàn bài:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu kỉ niệm đáng nhớ và con vật nuôi mà em yêu thích.
2. Thân bài: 
 Trình bày theo 1 thứ tự:
- Giới thiệu chung về con vật: Hình dáng, tích cách
- Kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi.
- Dùng yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí.
3. Kết bài: 
- Khẳng định lại vấn đề.
- Cảm nghĩ chung về con vật.
III. Nhận xét chung.
1.ưu điểm: 
2. Nhược điểm: 
IV. Sửa chữa lỗi.
1. Lỗi chính tả: 
- n-e, r- gi- d, ch-tr, s-x.
- nỗi – lỗi. 
- Trò truyện – trò chuyện.
- xang- sang. 
- thức dấc – thức giấc.
2. Lỗi diễn đạt: 
 - à còn nữa con chó này đánh hơi rất giỏi nữa nói chung nó đều tạm được những kiểu di chuyển như vậy.
*Sửa: Con chó này đánh hơi rất giỏi và nhanh nhẹn .
- Các kỉ niệm đó luôn khắc ghi trong em như một kỉ niệm vui trong đời
* Sửa: - Các kỉ niệm vui đó luôn khắc ghi trong em .
3. Lỗi dùng từ: 
- nặng cân hơn em, anh chàng bảnh bao
- Con mèo nhà em có màu bạch vàng.
4. Một số lỗi khác: 
- Viết tắt, viết số, viết hoa bừa bãi, gạch đầu dòng, viết chữ không dấu, dấu câu sử dụng chư phù hợp
- Cách trình bày thiếu khoa học.
- Bài viết chưa rõ bố cục.
V. Trả bài:
VI. Thống kê điểm:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
8A1
8A2
8A3
8A5
4.Củng cố :
 GV nhận xét ý thức chữa bài của HS
5.HDVN: 
 - ôn lại lí thuyết văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 - Soạn phương pháp thuyết minh.
 + Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
 + Đọc và trả lời các câu hỏi phần bài tập.
Soạn: 8/11/2009 Ngữ văn - 12
Giảng: 9/11/2009 
 Tiết 47
Phương pháp thuyết minh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được các phương pháp thuyết minh. 
2. Kĩ năng:
- Có KN xây dựng kiểu VB thuyết minh.
3. Thái độ:
- Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh vào việc tạo lập văn bản thuyết minh.
II. đồ dùng:
GV: Một số mẫu văn bản thuyết minh.
HS: Tài liệu về một số bài văn thuyết minh.
III. phương pháp:
- Phân tích, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’): 8A1( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ).
2. Kiểm tra bài cũ (3’):
- Trình bày vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh là gì?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động.
- Mục tiêu:
HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình được kiến thức sẽ tiếp thu trong bài học.
- Cách tiến hành:
 Thuyết minh là kiểu văn bản mới được đưa vào chương trình THCS và vai trò và đặc điểm của loại văn bản này có tính ứng dụng cao trong đời sống. Để tạo lập được văn bản thuyết minh cần phải tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
* HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: 
 HS hiểu được các phương pháp thuyết minh. 
- Đồ dùng: Bảng phụ
- Cách tiến hành:
H: Đọc lại các VB thuyết minh: “Cây dừa Bình Định. Tại sao lá cây có màu xanh lục” Cho biết các loại văn bản đó đã sử dụng tri thức gì?
H: Làm thế nào để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ ở đây như thế nào?
- Quan sát: Màu sắc, hình dáng, kích th ... c, đặc điểm, tính chất
- Học tập: sách báo, tài liệu, từ điển
- Tham quan: Tìm hiểu đối tượng.
- Tích lũy: ghi chép, nhớ để sử dụng.
H: Bằng tưởng tượng suy luận, có thể có tri thức làm bài văn phải thuyết minh được không?
- Không, phải quan sát, tìm hiểu, phân tích
H: Làm thế nào để có tri thức? 
- HS trả lời, GV khái quát.
H: Khi đã có tri thức, có phải khi viết văn bản thuyết minh ta đưa tất cả những tri thức của mình về một đối tượng vào một bài văn không? Vậy khi đưa tri thức vào bài làm cần những yêu cầu gì?
- Không mà chỉ cần đưa những mảng tri thức tương ứng với vấn đề thuyết minh.
GV sử dụng bảng phụ -> GV gọi HS đọc bài tập về các câu định nghĩa. 
H: Trong các câu trên ta thường gặp từ gì? sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào ?
H:Hãy nêu vai trò & đặc điểm của loại câu văn định nghĩa ,giải thích trong văn bản thuyết minh ?
VD :Hãy định nghĩa sách là gì ? 
- Sách là phương tiện giữ gìn & truyền bá kiến thức hoặc sách là đồ dùng học tập thiết yếu đối với HS.
H: Từ đó em rút ra nhận xét gì về phương pháp định nghĩa, giải thích? 
- HS dựa vào nội dung kiến thức đã tìm hiểu để trả lời, GV khái quát.
 - GV gọi HS đọc bài tập (Bảng phụ)
H: Trong 2 tình huống trên, người ta đã liệt kê những gì?
- Cây dừa: thân, lá, cọng lá, góc, nước
- bao bì ni lông: cản trở sự phát triển của thực vật, tắc cống
H: Cách làm phương pháp liệt kê được tiến hành như thế nào? 
H: Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự việc?
 HS đọc BT – Sgk/127 
H: Chỉ ra VD trong đoạn văn sau & nêu tác dụng của nó đối với việc trình bầy cách sử phạt người hút thuốc lá ?
-VD cụ thể : Bỉ 1987 lần 1 là 40 đô la, tái phạm lần 2 là 500 đô la. 
-Tác dụng: thuyết phục người đọc và tin
H: Qua bt này em rút ra nhận xét gì về phương pháp nêu ví dụ? 
- HS trả lời, GV khái quát. 
 Gọi HS đọc bài tập Sgk- T127
H: Đoạn văn cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?
H: Cách làm phương pháp dùng số liệu như thế nào? có tác dụng như thế nào?
 HS đọc bài tập Sgk –T128 
H: Cho biết tác dụng của phương pháp so sánh và cách làm như thế nào?
VD: Biển TBD =3 đại tây dương khác cộng lại 
- Nguy hại của thuốc lá nặng hơn AIDS ..
 Gọi HS đọc BT Sgk –T128
H: Hãy cho biết bài Huế đã trình bầy các đặc điểm của thành phố Huế theo những đặc điểm nào? 
 Huế : Kết hợp núi sông ,biển 
 Công trình kiến trúc nổi tiếng 
 Món ăn, ND đấu tranh kiên cường. 
H: Sử dụng phương pháp như trên có tác dụng gì?
H: Qua các phương pháp trên em rút ra điều gì ? 
- Người viết phải kết hợp cả 5 phương pháp một cách hiệu quả.
H: Muốn làm bài văn thuyết minh cần có những yêu cầu gì? Ta cần sử dụng những phương pháp nào trong bài văn thuyết minh?
HS trả lời, GV khái quát.
* HĐ 3: HDHS tìm hiểu phần ghi nhớ. 
- Mục tiêu: HS đọc và rút ra những kiến thức cơ bản trong phần ghi nhớ.
GV gọi 1 hs đọc phần ghi nhớ.
* HĐ 4: HDHS luyện tập.
- Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu và giải được các bài tập trong sgk.
- Cách tiến hành:
 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
HS hoạt động nhóm nhỏ (2’), đại diện báo cáo.
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
HS hoạt động cá nhân.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động nhóm (3’), đại diện báo cáo, Gv nhận xét, bổ xung.
1’
19’
16’
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài thuyết minh.
* Bài tập .
- Các tri thức: địa, sinh, sử, văn hoá - xã hội.
 Quan sát
- Tri thức Học tập, tích lũy
 Tích lũy
- Tri thức trong bài thuyết minh phải đầy đủ, chính xác, có độ tin cậy và phải chọn lọc.
2. Phương pháp thuyết minh.
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
* Bài tập .
-Từ “là” được dùng trong phương pháp định nghĩa, cung cấp kiến thức về đối tượng cần thuyết minh
-Ví trí ở đầu bài ,đoạn đầu giữ vai trò giới thiệu 
- Vai trò: giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện về đối tượng. 
b. Phương pháp liệt kê 
* Bài tập: (SGK/127)
- Cách làm: Kể ra lần lượt các đặc điểm ,tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.
- Tác dụng: Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện & có ấn tượng về nội dung được thuyết minh. 
c.Phương pháp nêu ví dụ 
* Bài tập (sgk/127)
- Người viết phải dẫn ra ví dụ cụ thể nhằm thuyết phục người đọc và người đọc tin vào những điều mà người viết đã cung cấp.
d. Phương pháp dùng số liệu (con số)
- Dùng số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy cao của các tri thức được cung cấp. 
- Nếu không có số liệu thì người đọc không tin vào nội dung thuyết minh.
e. Phương pháp so sánh 
* Bài tập.
- so sánh 2 đối tượng cùng loại hoặc khác làm nổi bật đặc điểm tính chất của đối tượng cần thuyết minh-> tăng sức thuyết phục 
g. Phương pháp phân loại, phân tích. 
* Bài tập (sgk/128) 
- Người đọc hiểu từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống, có cơ sở để hiểu đối tượng một cách cụ thể, toàn diện. 
II. Ghi nhớ.
III. Luyện tập
Bài 1 (sgk/128)
- Kiến thức về khoa học: Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ.
- Kiến thức xã hội: Tâm lí lệch lạc của một số người coi thuốc lá là lịch sự. 
Bài 2 (sgk/128)
*y/c: Phương pháp chính:
- Phương pháp so sánh: với AIDS, giặc ngoại xâm
- Phương pháp phân tích: Tác hại của nicôtin, các bon
- Phương pháp số liệu: Tiền mua bao thuốc 555, số tiền phạt ở Bỉ
Bài tập 3: 
*y/c: Bài thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào? Sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
- Về lịch sử kháng chiến chống Mĩ
- Về quân sự
- Về cuộc sống của TN xung phong thời chống Mĩ
- Phương pháp: Dùng số liệu và các sự kiện.
4. Củng cố (3’): GV nhấn mạnh TT bài
 - Nêu các p/pháp thuyết minh ? cho ví dụ 
5. HDVN (2’): - Học thuộc ghi nhớ + Làm bài tập 4
 - Soạn: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh theeo câu hỏi sgk.
 + Đọc trước các đề văn thuyết minh và trả lời câu hỏi sgk.
Soạn: 7/11/2009
Giảng: 8/11/2009 Ngữ văn - Bài 13
 Tiết 48 
Đề văn thuyết minh và cách làm Bài văn thuyết minh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt là HS phải biết quan sát, tích luỹ tri thức, trình bày có phương pháp.
2. Kĩ năng:
- Biết tìm hiểu đề và kĩ năng kết hợp các phương pháp làm bài văn thuyết minh có hiệu quả
3. Thái độ:
- HS có ý thức tìm hiểu đề, lập dàn ý khi lmf bài văn thuyết minh.
II. đồ dùng:
1. GV: Một số bài văn thuyết minh tham khảo.
2. HS: vở viết, sgk
III. phương pháp:
- Thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’): 8A1 ( ), 8A2 ( ), 8A3 ( ), 8A5 ( ), 
2. Kiểm tra (3’)
- Kể tên các phương pháp thuyết minh? Tác dụng?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung chính
 * HĐ1: Khởi động.
- Mục tiêu: HS có tâm thế thoải mái và hứng thú khi tiếp cận kiến thức và định hình về kiến thức mới sẽ tiếp thu trong giờ học.
- Cách tiến hành:
 Muốn làm tốt bài văn chúng ta cần phải tìm hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn 
* HĐ2: Hình thành kiến thức mới 
 - Mục tiêu: HS hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt là HS phải biết quan sát, tích luỹ tri thức, trình bày có phương pháp.
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành: 
 GV sử dụng bảng phụ, gọi HS đọc đề bài
H: Các đề nêu lên điều gì? 
H: Làm sao em biết được đề văn thuyết minh?
- Không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, Yêu cầu giới thiệu thuyết minh, giải thích
- GV cho HS ra đề, nêu gợi ý cho HS
H: Nhận xét gì về phạm vi của các đề trên?
- Phạm vi đề gần gũi với đời sống con người.
H: Nêu các phương thức thuyết minh?
Gọi HS đọc B/tập-Sgk- T138
H: Đề nêu lên đối tượng gì? Yêu cầu gì?
* GV: Đề này khác với miêu tả - Vì miêu tả phải miêu tả chiếc xe đap cụ thể. Đề thuyết minh thì trình bày chiếc xe đạp như một phương tiện giao thông (Trình bày tác dụng)
H: XĐ bó cục của bài văn gồm mấy phần? và cho biết ND mỗi phần?
H: MB giới thiệu vấn đề gì ?
H: Phần TB có nhiệm vụ gì ? thuyết minh vấn đề gì ?
H: KB có nhiệm vụ gì ?
H: Để giới thiệu chiếc xe đạp, bài văn đã trình bày cấu tạo xe đạp như thế nào? Xe gồm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì ?
- Nhiều bộ phận tạo thành, hệ thống chuyển động, điều khiển, chuyên chở
H: Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự nào, có hợp lí không? vì sao ?
- Hợp lí, theo trình tự chính -> phụ 
 H: Để giới thiệu về cấu tạo của xe đạp, thì phải dùng phương pháp gì?
- Phương pháp phân tích- các bộ phận chính: chuyển động: khung, bàn đạp, trục, đĩa răng
- Hệ thống điều khiển: ghi đông, phanh.
- Chuyên trở: yên xe, giá đèo hàng
Các bộ phận phụ: xích, đèn
H:Có cách phân tích nào khác không?
- Không, vì nói theo lối liệt kê không nói được hoạt động của chiếc xe.
H: Qua bài tập này em có nhận xét gì về cách làm bài thuyết minh?Bố cục mấy phần?ND chính từng phần?
* HĐ3: HDHS tìm hiểu ghi nhớ.
- Mục tiêu: HS đọc và nhớ được những kiến thức cơ bản trong phần ghi nhớ.
- Cách tiến hành:
 H: Từ việc tìm hiểu bài tập trên, em cho biết cách làm bài văn thuyết minh?
HS trả lời, Gv khái quát.
GV gọi hs đọc ghi nhớ.
* HĐ3: HD HS luyện tập
- Mục tiêu: HS xácđịnh được yêu cầu và giải được các bài tập.
- Cách tiến hành:
 GV hướng dẫn HS làm
H: Phần MB có nhiệm vụ gì?
H: Phần t/bài có nhiệm vụ gì ?
 Hình dáng
 Tác dụng
H: K/bài có n/vụ gì ?
1’
20’
15’
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
1. Đề bài văn thuyết minh.
a) Bài tập
- Các đề nêu lên đối tượng thuyết minh: Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết.
- Phương thức thuyết minh: Giới thiệu, giải thích, trình bày
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a)Bài tập 
 Bài văn xe đạp
- Đối tượng chiếc xe đạp, 
- Bố cục: 3 phần.
*MB: Giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
* TB: giới thiệu cấu tạo của xe đạp, nguyên tắc hoạt động của nó
* KB : - nêu vai trò, tác dụng của chiếc xe đạp trong đời sống của người VN và trong tương lai. 
- Pương pháp : định nghĩa, giải thích, phân loại, phân tích, dùng con số.
-> Bài văn thực hiện đúng yêu cầu, phương pháp, thứ tự thuyết minh phù hợp. Diễn đạt, trình bày dễ hiểu, chính xác và ngắn gọn.
II. Ghi nhớ: (SGK- T140)
III. Luyện tập
* Bài 1: Lập dàn ý đề bài
" Giới thiệu chiếc nón lá VN"
-MB: Nêu định nghĩa về chiếc nón
- TB: 
 + hình dáng 
 + Nguyên liệu
 + nơi sản xuất nổi tiếng
 + tác dụng trong đời sống hàng ngày (trong sinh hoạt sản xuất), văn hóa.
 + Tác dụng: làm quà tặng, che nắng che mưa, là biểu tượng của người phụ nữ Việt nam.
- KB: Cảm nghĩ về chiếc nón
4.Củng cố (3’): Trình bày cách làm bài văn thuyết minh
5. HDVN (2’): Học thuộc ghi nhớ SGK – T140
 - Làm BT 1 SGK – T140
 - Chuẩn bị bài luyện nói.
 + Đề: Thuyết minh về cái phích nước. (Quan sát, tìm hiểu về nguonf góc, cấu tạo, tác dụng. Làm thành bài văn để trình bày trước lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 12.doc