Tiết 1-2 Bài 1 : NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: học sinh nắm được:
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kỳ).
- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm "Cách mạng tư sản".
2. Tư tưởng:
- Học sinh nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
- Nhận thức thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột thay cho chế độ phong kiến.
Chương I: THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX ) Ngày soạn: 5/9/2021 Ngày dạy: 6/9/3021 Tiết 1-2 Bài 1 : NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: học sinh nắm được: - Nguyên nhân, diễn biến, tính chất ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kỳ). - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm "Cách mạng tư sản". 2. Tư tưởng: - Học sinh nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng. - Nhận thức thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột thay cho chế độ phong kiến. 3. Kỹ năng: Rèn học sinh kỹ năng: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, giải quyết câu hỏi sgk. II. CHUẨN BỊ: GV:Bản đồ thế giới,vẽ phóng to các lược đồ trong sgk HS: Tìm hiểu các thuật ngữ khái niệm trong bài III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC: 1. Ổn định 2. Bài mới Hoạt động 1: Trong lòng xã hội phong kiến suy yếu đã nảy sinh và bước đầu phát triển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, dẫn tới mâu thuân ngày càng tăng giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động. Một cuộc cách mạng sẽ nổ ra. Để hiểu kỹ điều này chúng ta sẽ học bài 1. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 2. Tìm hiểu sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV-XVII.Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI Gv: hướng dẫn hs đọc thêm nắm được những biến đổi về KT-XH trong xã hội Tây Âu và nguyên nhân, diễn biến, kết quả của CM Hà Lan thế kỉ XVI Hoạt động 2.Tìm hiểu cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII 1.Tìm hiểu sự phát triển của CNTB ở Anh ? Biểu hiện của sự phát triển CNTB ở Anh ? Hs phát hiện, trả lời ?. Nhận xét về sự phát triển của CNTB ở Anh? Hs nhận xét ? Sự phát triển này đã làm xuất hiện giai cấp nào trong XH? Em hiểu gì về giai cấp này? Hs suy nghĩ trả lời ? Sự phát triển về kinh tế đã dẫn đến XH Anh nảy sinh những mâu thuẫn gì? Hs suy nghĩ, trả lời Từ những mâu thuẫn đó đã dẫn đến bùng nổ cuộc c/m lật đổ chế độ Pk. 2. Tìm hiểu tiến trình cách mạng Gv: hướng dẫn học sinh đọc thêm trong SGK trang 05-06 để hs nắm được các giai đoạn của cuộc cách mạng, diễn biến và tiến trình-kết quả cách mạng 3. Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của CMTS Anh thế kỉ XVII ? Cuộc CMTS ở Anh đưa lại quyền lợi cho ai? Ai lãnh đạo CM? Hs trả lời, ghi bài ? Cuộc cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa lịch sử như thế nào ? CM có triệt để không? Hs suy nghĩ, trả lời ? Câu hỏi thảo luận. Em hãy giải thích câu nói của Mác:” Thắng lợi của GCTS có nghĩa là thắng lợi của chế độ XH mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa với chế độ pk” Hs thảo luận GV Kết luận: Những sự chuyển biến lớn về kinh tế xã hội Tây Âu, với sợ ra đời của nền sản xuất TBCN --> Cách mạng tư sản. Cách mạng Hà Lan mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Cuộc cách mạng tư sản Anh nổ ra dưới hình thức một cuộc nội chiến. Kết quả vua bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hoà. Quần chúng tiếp tục đấu tranh. Chế độ quân chủ lập hiến được thành lập I. Sự biến đổi về kinh tế, XH Tây Âu trong các thế kỷ XV, XVI. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI Học sinh đọc thêm II. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh - Nhiều trung tâm CN, thương mại, tài chính ra đời - Nhiều phát minh về KH,KT, tổ chức lao động hợp lý - Năng suất lao động tăng nhanh 2. Tiến trình cách mạng Học sinh đọc thêm 3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Anh - Mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ - Đem lại thắng lợi cho GC TS và quý tộc mới 4. Hoạt động tiếp nối a. Củng cố: Trình bày sự phát triển của CNTB ở Anh và những hệ quả của nó? Nêu kết quả và ý nghĩa của cách mạng Anh? b. Dặn dò: làm bài trong SBT. TIẾT 3– BÀI 1 Ngày soạn: 12/9/2021 Ngày dạy: 13/9/2021 PHẦN III : CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phát hiện, phân tích, so sánh - Kỹ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ lịch sử 3. Tư tưởng Giáo dục tinh thần đấu tranh đòi sự công bằng, ý thức vươn lên trong cuộc sống II. CHUẨN BỊ GV : SGV, SGK, Bản đồ thế giới HS : SGK, Vở, SBT III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Ý nghĩa của cuộc CMTS Anh giữa thế kỷ XVII? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THÂY- TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình các thuộc dịa, nguyên nhân của cuộc chiến tranh GV chỉ trên lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Hs quan sát ? Em hãy cho biết điểm chung nhất của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? Hs trả lời ? Thực dân có những chính sách gì với các thuộc địa này ? ?. Tại sao thực dân Anh lại có những chính sách như vậy? Hậu quả của các chính sách đó → Những >< XH chính là nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến cuộc chiến tranh Gv: hướng dẫn học sinh đọc thêm, định hướng để hs nắm được nguyên nhân, diễn biến chiến tranh và bản TN Độc lập Hoạt động 3: Tìm hiểu kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ? Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đem lại kết quả gì? Hs trả lời, ghi bài ? ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ? Hs trả lời, ghi bài 1. Tình hình các thuộc dịa, nguyên nhân của cuộc chiến tranh - Kinh tế phát triển theo con đường TBCN - Thực dân Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển kinh tế của các thuộc địa - Mâu thuẫn giữa thuộc địa với thực dân Anh ngày càng gay gắt 2. Diễn biến cuộc chiến tranh Học sinh đọc thêm 3. Kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ a. Kết quả - Một quốc gia mới ra đời ( hợp chủng quốc Hoa Kỳ - Mỹ) b. Ý nghĩa - Là cuộc chiến tranh giành độc lập đồng thời là cuộc CMTS - Cổ vũ phong trào đấu tranh của các nước khác trên thế giới 4. Hoạt động tiếp nối a.Củng cố: học sinh làm phiếu bài tập b.Dặn dò: soạn bài mới, sưu tầm tranh ảnh-tài liệu Ngày soạn: /9/2021 Ngày dạy: /9/2021 TIẾT 4 – BÀI 2 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP( 1789-1794) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : HS nắm được - Tình hình nứơc Pháp trước cách mạng : Về kinh tế, chính trị, xã hội và đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - Những biểu hiện của chế độ quân chủ chuyên chế và những thắng lợi bước đầu của cách mạng 2. Tư tưởng - Nhận thức tính chất hạn chế của CMTS - Bài học kinh nghiệm rút ra từ CMTS Pháp 3. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng phát hiện, phân tích sự kiện lịch sử - Vẽ, sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê II. CHUẨN BỊ GV : SGK, SGV, BTLS, Bản đồ HS : SGK, Vở , SBT III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC Ổn định Kiểm tra bài cũ ? Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc đấu tranh giành độc lập ở các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? Nêu kết quả , Ý nghĩa của cuộc đấu tranh Bài mới Hoạt động 1: CMTS đã thành công ở một số nước mà chúng ta đã học và tiếp tục nổ ra, trong đó có nước Pháp đạt đến sự phát triển cao.Vì sao CMTS nổ ra và phát triển ở Pháp? CM trải qua các giai đoạn nào? Ý nghĩa lịch sử ra sao? Đó là những vấn đề chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong bài hôm nay HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 2: Tìm hiểu nước Pháp trước cách mạng 1.Tình hình kinh tế ? Nêu những nét chung về tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng ? Hs trình bày ? Điều gì chứng tỏ nông nghiệp của Pháp lạc hậu nhưng công thương nghiệp đã phát triển ? Hs suy nghĩ, trả lời ? Chế độ PK đã có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế . Hs trả lời Cản trở sự phát triển CTN, thuế nặng, không có đơn vị tiền tệ thống nhất 2.Tình hình xã hội ? Nêu đặc điểm chung về tình hình chính trị của nước Pháp trước cách mạng ? Hs trả lời - GV “Chế độ quân chủ chuyên chế” : Là chế độ nhà nước do vua đứng đầu và nắm mọi quyền hành Hs lắng nghe, ghi nhớ ? Xã hội Pháp trước cách mạng được phân ra thành những đẳng cấp nào ? Nêu những nét chính về các đẳng cấp này ? Hs trình bày ? Mô tả bức tranh trong H5 ? Qua đó em có nhận xét gì về người ND trong xã hội Pháp ? Hs Quan sát, mô tả và nhận xét ? Qua H5 em có nhận xét gì về vị trí và mối quan hệ giữa các đẳng cấp? Hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ đó? Hs: Làm việc theo nhóm 3.Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng GV : Cuối thế kỷ XVI đầu TK XVII ở Pháp xuất hiện trào lưu triết học ánh sáng. ? Em hãy kể tên những cá nhân kiệt xuất trong phong trào này ? nêu điểm chủ yếu trong tư tưởng của các cá nhân này ? Hs dựa vào sgk trả lời Hoạt động 3: Tìm hiểu Cách mạng bùng nổ 1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế ? Nêu những khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế ? Hs trình bày ? Tình hình này đã dẫn tới hậu quả gì ? Hs trả lời 2.Mở đầu thắng lợi của cách mạng - 5/5/1789 Hội nghị 3 đẳng cấp được khai mạc tại cung điện Véc-xai với sự tham dự của đại biểu 3 đẳng cấp được khai mạc tại cung điện Véc-xai với sự tham dự của đại biểu 3 đẳng cấp Hs lắng nghe ? Nêu diễn biến chính và kết quả của hội nghị ? Hs trả lời quan sát H9/SGK và Nêu ý nghĩa của sự kiện đó ? Hs Quan sát, mô tả và nhận xét ? tại sao việc chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng ?( thảo luận nhóm) Hs thảo luận, phát biểu I. Nước Pháp trước cách mạng 1. Tình hình kinh tế - Nông nghiệp : lạc hậu, kém phát triển - Công thương nghiệp đã phát triển - PK kìm hãm sự phát triển của CTN 2. Tình hình xã hội - Phân chia thành 3 đẳng cấp :Tăng lữ,quý tộc,Đẳng cấp thứ 3 3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng( Nêu vai trò) - Môngte-xkiơ : Tố cáo phê phán gay gắt chế độ quân chủ chuyên chế - Vôn-te : Thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn thống trị PK - Rút-xô: Đề xướng quyền tự docủa con người và việc đảm bảo quyền tự do II. CM bùng nổ ( Lập niên biểu) 1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế - Nợ không trả được - Thuế má tăng - CN- TN đình đốn 2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng - 5/5/1789 Hội nghị 3 đẳng cấp khai mạc - 17/6 Đẳng cấp thứ 3 họp thành hội đồng dân tộc => Quốc hội lập hiên - 14/7 đánh chiếm pháo đài Ba-xti, Là sự kiện mở đầu cho thắng lợi của CMTS Pháp cuối thế kỷ XVIII 4. Hoạt động tiếp nối a. Củng cố: Làm bài tập theo nhóm b. Dặn dò: học bài cũ, soạn bài tiết sau *********************************************** Ngày soạn: /9/2021 Ngày dạy: /9/2021 TIẾT 5- BÀI 2 PHẦN III : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG (Hướng dẫn HS lập niên biểu) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được những diễn biến tiếp theo của CMTS Pháp + Giai đoạn chế độ quân chủ lập hiến + Bước đầu của nền cộng hoà + Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh 2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng phát hiện, phân tích, rút ra nhận xét 3. Tư tưởng - Giáo dục ý thực tự giác học tập cho HS II. CHUẨN BỊ GV : SGV, SGK, Bản đồ HS ... nh của các đề nghị cải cách? Hs trả lời Hoạt động 4: Tìm hiểu kết cục của các đề nghị cải cách ? Kết cục của các đề nghị cải cách ? Hs trả lời ? Ý nghĩa các đề nghị cải cách? Hs trả lời I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX 1. Chính trị - Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, lỗi thời, bộ máy chính quyền mục rỗng 2. Kinh tế : - Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, tài chính cạn kiệt 3. Xã hội - Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ngày càng gay gắt thêm II. Những đề nghị cải cách ở Việt nam vào nửa cuối thế kỉ XIX 1. Các quan lại sĩ phu tiêu biểu như: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ. 2. Nội dung - Chấn chỉnh bộ máy quan lại - Phát triển kinh tế - Chấn chỉnh quốc phòng, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục III. Kết cục của các đề nghị cải cách 1. Kết cục - Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không chấp nhận - Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc - Chưa giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. 2. Ý nghĩa Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình Phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam Chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX 4. Hoạt động nối tiếp a. Củng cố: GV khái quát bài b. Dặn dò: Học bài cũ, soạn bài mới. Tiết 45: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: hs nắm được - Quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở nước ta từ 1858- cuối thế kỉ XIX. - Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào kháng chiến chống Pháp - Trào lưu cải cách Duy tân nửa cuối thế kỉ XIX 2. Tư tưởng Giáo dục hs tinh thần yêu nước, biết ơn thế hệ ông cha. 3. Kĩ năng Rèn hs kĩ năng ôn tập, phân tích, tổng hợp, khái quát và nhận định các vấn đề, sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. GV: bài giảng, các trang thiết bị phục vụ bài học 2. Hs: Đọc sgk, tư liệu sưu tầm III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra: ? Trình bày những đề nghị cải cách ở VN nửa cuối TK XIX? Kết cục của các đề nghị cải cách? 3. Bài mới Hoạt động 1: Qua 9 tiết học vừa qua, thầy và trò chúng ta đã tìm hiểu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX của dân tộc qua. Một chặng đường trong dấu mốc lịch sử cận đại VN đã đi qua, tiết học hôm nay, thầy trò chúng ta cùng khái quát lại hệ thống kiến thức đó qua các bài tập lịch sử. Hoạt động 2: Làm các bài tập Bài tập 1: Chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời. ( Học sinh phát biểu cá nhân) 1. Nguyên nhân sâu xa của việc thực dân Pháp xâm lược nước ta là: A. VN tiếp giáp với TQ, nếu chiến được thì sẽ dễ bề khống chế TQ. B. VN có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, khoáng sản và nhân công rẻ. C. Triều đình Huế đứng về phía TBN, chống lại những quyền lợi của Pháp ở Đông Dương. D. Pháp muốn ngăn chặn việc triều đình Huế đứng về phía TQ, chống lại Pháp. 2. Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ: A. Bảo vệ đạo Gia- tô B. Mở rộng thị trường buôn bán C. “Khai hóa văn minh” cho nhân dân An Nam D. Nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trên biển Đông. 3. Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là: A. Biến Đà Nẵng thành căn cứ quân sự để từng bước đánh chiếm Lào và Cam- pu- chia B. Chia cắt đất nước ta làm 2 miền để dễ bề mở rộng việc đánh chiếm cả nước. C. Tạo bàn đạp để chuẩn bị tấn công TQ. D. Tạo bàn đạp để đánh ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng. 4. Sau 5 tháng xâm lược nước ta, quân Pháp đã đánh chiếm được: A. Bán đảo Sơn Trà B. Toàn bộ Đà Nẵng C. Đà Nẵng và Huế D. Gia Định 5. Thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển hướng tấn công: A. Huế B. Hà Nội C. Hải Phòng D. Gia Định Bài tập 2: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống thích hợp ( học sinh làm việc cá nhân) 1. Tại Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã, mặc dù có nhiều binh khí lương thực. 2. Trước khi chiếm được Đại đồn Chí Hòa, quân Pháp đã đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. 3. Trương Định là người đã không tuân theo lệnh triều đinh hạ vũ khí mà cương quyết đứng về phía nhân dân chiến đấu chống Pháp. 4. Sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đã ra sức giúp đỡ, chi viện cho phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì chống Pháp. 5. Giữa năm 1867, thực dân Pháp đã chiếm được các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn. Bài tập 3: Nối cột A với B sao cho phù hợp. ( Học sinh cả lớp chia thành 4 nhóm và làm việc theo nhóm) A B 1. Ngày 20- 11- 1873 Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất Ngày 21- 12- 1873 Quân Pháp tấn công Thuận An Ngày 15- 5- 1874 Quân Pháp đánh Hà Nội lần 1 Ngày 3- 4- 1882 Quân Pháp đánh Hà Nội lần 2 Ngày 19- 5- 1883 Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất Ngày 18- 8- 1883 Chiến thắng Cầu Giấy lần 2 Ngày 25- 8- 1883 Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Pa- tơ- nốt Ngày 6- 6- 1884 Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác- măng Ngày 5- 7- 1884 Bài tập 4: Hoàn thành những nội dung trong bảng so sánh về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. ( Học sinh hoạt động theo nhóm phân công) Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Địa bàn hoạt động Xây dựng căn cứ Phương thức hoạt động Bài tập 5: Nhận diện lịch sử qua tranh ảnh. ( Học sinh lên trình bày tranh ảnh đã được phân công theo kế hoạch) 4. Hoạt động tiếp nối a. Củng cố: GV khái quát nhanh hệ thống kiến thức b. Dặn dò: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45’. Tiết 46: KIỂM TRA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS củng cố và khắc sâu kiến thức về: - Nguyên nhân và quá trình TD Pháp xâm lược nước ta. - Những nét chính về các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, khởi nghĩa Yên Thế - Qua bài kiểm tra thấy được những ưu điểm và hạn chế của HS từ đó có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời 2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra 3. Tư tưởng - Giáo dục ý thức học tập tự giác, sáng tạo II. CHUẨN BỊ GV : Đề kiểm tra HS : Ôn bài III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra KIỂM TRA LỊCH SỬ 8 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHẴN Phần: Trắc nghiệm (3điểm) I. Hãy nối mốc thời gian ở cột bên trái với nội dung sự kiện lịch sử ở cột bên phải sao cho phù hợp (2đ) Thời gian Sự kiện 1. 20- 11- 1873 a. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Pa- tơ- nốt 2. 21- 12- 1873 b. Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ hai 3. 3- 4- 1882 c. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất 4. 6- 6- 1884 d. Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ nhất II. Điền chữ Đ ( đúng ) hoặc chữ S ( sai ) vào ô trống (1đ) 1. Khi quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, quân đội triều đình ở đây đã chống trả quyết liệt £ 2. Khi quân Pháp tấn công thành Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến £ 3.Ở đồng bằng Bắc Kì, quân Pháp chiếm được hầu hết các tỉnh mà không tốn một viên đạn. £ 4. Hiệp ước Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. £ Phần: Tự luận (7điểm) Câu 1: Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? (2đ) Câu 2: Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? (5đ) KIỂM TRA LỊCH SỬ 8 Thời gian: 45 phút ĐỀ LẺ Phần: Trắc nghiệm (3điểm) I. Hãy nối mốc thời gian ở cột bên trái với nội dung sự kiện lịch sử ở cột bên phải sao cho phù hợp (2đ) Thời gian Sự kiện 1. 15- 5- 1874 a. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác- măng 2. 19- 5- 1883 b. Quân Pháp tấn công Thuận An 3. 18- 8- 1883 c. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai 4. 25-8- 1883 d. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất II. Điền chữ Đ ( đúng ) hoặc chữ S ( sai ) vào ô trống (1đ) 1. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế như một giải pháp tình thế vì sự o ép của quân Pháp ở đây. £ 2. Khi phong trào Cần Vương bùng nổ, vua Hàm Nghi là người trực tiếp chỉ đạo phong trào. £ 3. Khởi nghĩa Ba Đình đã diễn ra suốt 34 ngày đêm và đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc. £ 4. Trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, người lãnh đạo chính là Phạm Bành và Đinh Công Tráng. £ Phần: Tự luận (7đ) Câu 1: Tại sao thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất? (2đ) Câu 2: Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Đánh giá những ưu, nhược điểm của cuộc khởi nghĩa này? (5đ) Chương II: XÃ HỘI VIỆT NAM (từ năm 1897- đến năm 1918) Tiết 47- Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐẠI CỦA TD PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM I, CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA PHÁP (1897 – 1914) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: hs nắm được - Nội dung chính của chính sách khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp. - Những biến đổi về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa 2. Tư tưởng: giáo dục hs - Lòng căm ghét bọn đế quốc áp bức bóc lột 3. Kĩ năng: rèn hs - Kĩ năng sử dụng lược đồ, phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử II. CHUẨN BỊ GV : SGK, Bảng phụ HS :SGK, VBT, Vở ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước Cả lớp chia thành 04 nhóm : Nghiên cứu sgk, thảo luận về tổ chức bộ máy nhà nước ? Vẽ sơ đồ và nhận xét ? GV: Tổng kết Hoạt động 2: Tìm hiểu chính sách kinh tế ? Chính sách Nông nghiệp ? ?. tại sao Pháp lại thực hiện chính sách phát canh thu tô ? ? Chính sách Công nghiệp ? - Đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK ? Chính sách GTVT ? - Đọc đoạn trích trong SGK ? Chính sách thương nghiệp ? ? Mục đích của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ? ? nhận xét về các chính sách của Pháp ? - Quan sát H98 trong SGk ? câu hỏi thảo luận về : Ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các chính sách đó ?(TL theo bàn) Hoạt động 3: Tìm hiểu chính sách văn hóa, giáo dục ? các chính sách trong VH-GD ? ? Mục đích các chính sách này ? ? tác động tích cực và tiêu cực của các chính sách đó ? 1. Tổ chức bộ máy nhà nước - Sơ đồ : Bảng phụ => Xoa tên 3 nước trên bản đồ thế giới, + Chặt chẽ từ TW đến địa phương + Kết hợp nhà nước thực dân với quan lại PK 2. Chính sách kinh tế a. Nông nghiệp : - Đẩy mạnh chiếm đoạt ruộng đất - Bóc lột theo hình thức phát canh thu tô b. Công nghiệp - Tập trung khai thác mỏ - Đẩy mạnh các ngành sản xuất c. GTVT - Tăng cường mở rộng, nâng cấp hệ thống đường GT d. Thương nghiệp - Độc chiếm thị trường - Đánh thuế nặng các mặt hàng => Kinh tế VN cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu phụ thuộc vào Pháp 3. Chính sách văn hoá, giáo dục - Vẫn duy trì VH_GD thời PK - Vẫn duy trì các tập tục lạc hậu, thói hư tật xấu => Kìm hãm ND trong vòng ngu dốt, lạc hậu - Dùng người Việt trị người Việt 4.Hoạt động nối tiếp a. Củng cố: hs quan sát sơ đồ tư duy b.Dặn dò: học bài cũ, soạn bài mới
Tài liệu đính kèm: