Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - Nguyễn Thị Mỹ Duyên

I. MỤC TIÊU:

 1. Về kiến thức:

- Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị - xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII.

- Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mới – TBCN với chế độ PK. Từ đó thấy được cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc PK tất yếu nổ ra.

- Cách mạng Hà Lan cuộc cách mạng đầu tiên.

- Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII . Ý nghĩa LS và hạn chế của CMTS Anh.

- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất của cuộc CMTS.

- Sự ra đời của hợp chúng quốc Mĩ – nhà nước tư sản.

2. Về năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, sáng tạo, NL sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh. Chủ động học tập để giải quyết các vấn đề đặt ra

 

doc 8 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - Nguyễn Thị Mỹ Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 
TIẾT PPCT: 3
I. MỤC TIÊU:
	1. Về kiến thức: 
- Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị - xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII. 
- Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mới – TBCN với chế độ PK. Từ đó thấy được cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc PK tất yếu nổ ra. 
- Cách mạng Hà Lan cuộc cách mạng đầu tiên. 
- Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII . Ý nghĩa LS và hạn chế của CMTS Anh. 
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất của cuộc CMTS. 
- Sự ra đời của hợp chúng quốc Mĩ – nhà nước tư sản. 
2. Về năng lực: 
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, sáng tạo, NL sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh. Chủ động học tập để giải quyết các vấn đề đặt ra 
3. Về phẩm chất: 
- Trung thực: Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng. Thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ PK. 
. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Lược đồ thế giới, vẽ phóng to các lược đồ trong sgk. 
- Một số tranh ảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Mở đầu/ nhận diện lịch sử: (3 - 4 phút)
a. Mục tiêu: Cùng HS tìm hiểu bức tranh /tư liệu để dẫn dắt vào bài học.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem những bức tranh và đặt câu hỏi: Những bức hình dưới đây, gợi cho em biết đây là quốc gia nào?
HÀ LAN
ANH
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn và quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- GV mời HS suy trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài: Khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhưng trong lòng xã hội phong kiến suy yếu đã nảy sinh, dẫn tới mâu thuẫn ngày càng tăng giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động. Những mâu thuẫn đó nung nấu thành cuộc cách mạng, vậy để tìm hiểu rõ hon vwf những cuộc cách mạng đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
2. Khám phá kiến thức: (35phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu Sự biến đổi về kinh tế Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII.
a. Mục tiêu: Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị - xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII. 
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc SGK cho cả lớp cùng theo dõi và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết những biểu hiện mới về kinh tế và xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV hướng dẫn và khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GV hướng dẫn và quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- GV mời HS suy trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý
c. Sản phẩm:
- Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công.
- Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng vẫn là giai cấp bị trị. Vì vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và nhân dân nói chung với chế độ phong kiến rất gay gắt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI 
a. Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa và kết quả của cách mạng Hà Lan	
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Cho HS quan sát lược đồ phát kiến địa lí và yêu cầu nhắc lại cho HS nhớ kiến thức cũ: Hệ quả của phát kiến địa lí, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản
- HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân cách mạng bùng nổ là gì?
+ Trình bày diễn biến chính của cuộc cách mạng?
+ Cách mạng Hà Lan diễn ra dưới hình thức nào?
+ Vì sao cách mạng Hà Lan được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn và quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV hướng dẫn và khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- GV mời HS suy trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét, bổ sung và giảng thêm cho HS:
c. Sản phẩm:
1. Nguyên nhân: Phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nê-đéc-lan.
- Chính sách cai trị hà khắc của phong kiến Tây Ban Nha ngày càng tăng thêm mâu thuẫn dân tộc.
2. Diễn biến
+ 8/1566, nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy chống lại Tây Ban Nha
+ 1581, các tỉnh Miền Bắc thành lập nước cộng hòa
3. Kết quả: Năm 1648 Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan → Hà Lan được giải phóng.
4. Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
- Lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha
- Mở đường cho CNTB phát triển
Hoạt động 3: Tìm hiểu Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
a. Mục tiêu: Biết được nguyên nhân trình bày được diễn biến của cách mạng tư sản Anh
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 phần II SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1+2: Những biểu hiện sự phát triển của CNTB Anh có gì khác với Tây Âu?
+ Nhóm 3+4: Sự phát triển kinh tế TBCN ở Anh đưa tới hệ quả? (Thành phần xã hội có biến đổi gì? Vì sao nhân dân phải bỏ quê hương đi nơi khác ?)
+ Nhóm 5+6: Xã hội Anh trong TK XVII đã tồn tại những mâu thuẫn nào? Kết quả của những mâu thuẫn đó?
- GV tiếp tục đặt câu hỏi:
+ Cuộc cách mạng Tư sản Anh có ý nghĩa gì đối với nước Anh? Cuộc cách mạng này đem lại quyền lợi cho giai cấp nào?
+ Phân tích điểm hạn chế của cách mạng?
+ Tại sao nói đây là cuộc cách mạng không triệt để?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn và quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV hướng dẫn và khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- GV mời HS suy trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét, bổ sung và giảng thêm cho HS:
- GV cho HS xem ảnh minh họa và giảng thêm cho HS vì sao vua Sác-lơ I bị xử tử cách mạng đạt đến đỉnh cao nhưng cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để. Ảnh hưởng của nước Anh đến thế giới về sau.
c. Sản phẩm:
a.Kinh tế:
- Đầu thế kỉ XVII nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm đồ sứ, dệt len dạ Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh.
b. Xã hội:
- Hình thành tầng lớp quý tộc mới
- Mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế.
c. Ý nghĩa:
- Mở đường cho CNTB phát triển.
- Đem lại quyền lợi cho TS và quí tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
à Cuộc cách mạng không triệt để.
Hoạt động 4: Tìm hiểu Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
a. Mục tiêu: Biết được vài nét về tình hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV sử dụng phương pháp dạy học nhóm và kĩ thuật dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- GV yêu cầu HS đọc SGK và quan sát hình 3 “Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” và đặt câu hỏi: 
+ Vì sao, sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ lại có rất nhiều nước châu Âu đến xâm chiếm khu vực này?
+ Đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đến chiếm khu vực này chia Bắc Mĩ thành những thuộc địa nào?
+ Em hãy cho biết tình hình kinh tế ở 13 bang thuộc địa Bắc Mĩ?Vì sao nhân dân ở các thuộc địa lại đứng lên chống thực dân Anh?
- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận theo bàn: 
+ Sau khi cách mạng giành độc lập, các thuộc địa ở Bắc Mĩ đã làm gì?
+ Em hãy giới thiệu vài nét về bản Hiến pháp năm 1787 của Mĩ?
+ Em hãy cho biết, kết quả lớn nhất sau cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?
- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1+3: Nêu K/q của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
+ Nhóm 2+ 4: Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ có ý nghĩa gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn và quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV hướng dẫn và khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- GV mời HS suy trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét, bổ sung và mở rộng thêm kiến thức và nói về ảnh hưởng của Mĩ về sau đối với thế giới và liên hệ Việt Nam ta.
c. Sản phẩm:
a. Tình hình thuộc địa:
- Thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã thành lập được 13 thuộc địa và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.
- Kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
b. Nguyên nhân của chiến tranh:
- Anh tìm ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa
à Thuộc địa mâu thuẫn chính quốc.
è Cuộc chiến tranh giành độc lập bùng nổ.
c. Kết quả:
+ 1783 Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.
+ 1787: Mĩ ban hành hiến pháp qui định Mĩ là nước CH liên bang, đứng đầu là Tổng thống.
d. Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển .
3. Luyện tập: (5 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung kiến thức đã học.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là
A. Nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.
B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm.
C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất Tây Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.
D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Câu 2: Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào?
A. Vương quốc Tây Ban Nha.	B. Vương quốc Bồ Đào Nha.
C. Vương quốc Bỉ.	D. Vương quốc Anh.
Câu 3: Thế kỉ XVI, XVII trong sự phát triển chung của châu Âu, quan hệ tư bản chủ nghĩa ở nước nào phát triển mạnh nhất?
A. Hà Lan.	B. Anh.	C. Pháp.	D. Mĩ.
Câu 4: Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở điểm nào?
A. Sự phát triển của các công trường thủ công.
B. Sự phát triển của ngành ngoại thương.
C. Sự phát triển của các công trường thủ công và ngành ngoại thương.
D. Sự xuất hiện của các trung tâm về công nghiệp.
Câu 5: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?
A. Sản xuất thủ công nghiệp.	B. Sản xuất nông nghiệp.
C. Sản xuất len dạ.	D. Sản xuất và chế biến thủy tinh.
Câu 6: Trước cách mạng ở Anh nảy sinh mâu thuẫn nào mới?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc mới.
D. Mâu thuẫn giữa quý tộc địa chủ với tư sản.
Câu 7: Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”, Đó là ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản nào?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan.	B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.	D. Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 8: Cách mạng tư sản Anh mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để bởi yếu tố nào sau đây?
A. Là cuộc cách mạng chỉ đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, quyền lợi của nông dân lao động không được đáp ứng.
B. Là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Là cuộc cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Là cuộc cách mạng đưa nước Anh trở thành nước cộng hoà.
Câu 9: Mục tiêu của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là (H)
A. Thành lập một nước cộng hoà.
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
C. Giành độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.
D. Tạo điều kiện cho nền kinh tế các thuộc địa phát triển.
Câu 10: Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào? (B)
A. Hòa ước Mác xây.	B. Hòa ước Brer-li-tốp.
C. Hiệp ước Véc-xai.	D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 11: Trước khi người Anh di cư đến vùng Bắc Mĩ, đây là vùng đất (B)
A. Chưa có người cư trú.	B. của thổ dân da đỏ
C. Có người da đen cư trú	D. Có những tộc người da trắng cư trú
Câu 12: Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ? (VD)
A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh
B. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát
C. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa
D. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc
Câu 13: Ý không phản ánh đúng chính sách của chính phủ Anh đối với 13 thuộc địa? (H)
A. Cấm 13 thuộc địa sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp
B. Cấm đưa hàng hóa từ Anh sang thuộc địa
C. Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề
D. Cấm không được khai khẩn những vùng đất ở miền Tây
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn và quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- GV mời HS suy trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý
4. Vận dụng: (1 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học ở trên để giải quyết vấn đề 
b. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
Câu 1: So với cuộc CMTS Anh giữa TK XVIII em thấy có điểm nào giống và khác nhau?
Câu 2: Phân tích điểm tích cực và hạn chế của cuộc chiến tranh?
- HS nộp sản phẩm ở tiết sau.
5. Dặn dò: (1 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS có sự chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV nhắc nhở HS học bài, hoàn thiện bài tập và đọc trước bài Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) 
	6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_8_bai_1_nhung_cuoc_cach_mang_tu_san.doc