Giáo án môn Lịch Sử 8 - Trường THCS Cương Sơn - Năm học 2009 - 2010

Giáo án môn Lịch Sử 8 - Trường THCS Cương Sơn - Năm học 2009 - 2010

I. Mục tiêu:

1/ kiến thức: Giúp HS nắm được: - Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, ý nghĩa lịch sử của hai cuộc cách mạng trên.

- Các khái niệm cơ bản trong bài, "Cách mạng tư sản".

* Trọng tâm: Cách mạng tư sản Anh.

2/ Tư tưởng: - Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng. Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

3/ Kĩ năng: Nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử., sử dụng bản đồ.

II. Thiết bị dạy học:

Bản đồ thế giới, H 1, 2 phóng to.

III.Tiến trình dạy học:

1/ ổn định.1

2/ KTBC : 3' GV: Giới thiệu nội dung chương trình lịch sử 8, khái quát lại kiến thức liên quan mà HS đã học tại lớp 7.

3/ Bài mới:36

 

doc 103 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1398Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch Sử 8 - Trường THCS Cương Sơn - Năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục lục nam
Trường THCS CƯƠNG SƠN
Giáo án
lịch sử lớp 8
năm học: 2009-2010
Giáo viên:nguyễn thị hằng
Soạn:11- 8-2009
Dạy: 19-8-2009 Tuần 1
Phần 1 lịch sử thế giới
lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917
Chương I: thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản
(Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
Tiết 1. Bài 1 những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
I. Mục tiêu:
1/ kiến thức: Giúp HS nắm được: - Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, ý nghĩa lịch sử của hai cuộc cách mạng trên.
- Các khái niệm cơ bản trong bài, "Cách mạng tư sản"......
* Trọng tâm: Cách mạng tư sản Anh.
2/ Tư tưởng: - Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng. Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.
3/ Kĩ năng: Nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử., sử dụng bản đồ...
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ thế giới, H 1, 2 phóng to.
III.Tiến trình dạy học:
1/ ổn định.1’
2/ KTBC : 3' GV: Giới thiệu nội dung chương trình lịch sử 8, khái quát lại kiến thức liên quan mà HS đã học tại lớp 7.
3/ Bài mới:36
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Cá nhân/ Cặp đôi.
GV: Nền sản xuất mới ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào?
HS: => Trong lòng XHPK đã suy tàn, bị kìm hãm, song không ngăn được sự phát triển của nó.
GV: Những sự kiện nào chứng tỏ nền sản xuất mới, TBCN phát triển?
HS: Dựa vao SGK tả lời.
Cùng với sự phát triển của sản xuất, xã hội tây Âu có sự chuyển biến ra sao?
HS: Dựa vào kiến thức cũ trả lời.
GV: Cho HS đọc đoạn trích trong SGK.
Cùng với những biến đổi KT-XH, trong xã hội những mâu thuẫn mới nào nảy sinh?
HS: Trả lời
GV: Diễn giảng. cho HS nhắc lại các mâu thuẫn cơ bản của XH PK tây Âu giai đoạn này và Hệ quả của các mâu thuẫn ?
Hoạt động 2: Cả lớp/Cặp đôi.
GV: Cho HS nghiên cứu nguồn sử liệu SGK trả lời câu hỏi:
Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc cách mạng Hà Lan ở thế kỉ XVI?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Giới thiệu vị trí của Nê-đéc-lan trên bản đồ TG.
Trình bầy diễn biến và kết quả của cách mạng Hà Lan?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Như vậy, nhìn thực chất đây là cuộc cách mạng GPDT.
Tại sao gọi cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới?
HS: Thảo luận theo cặp đôi
-> Vì đánh đổ chế độ PK, xây dựng một xã hội tiến bộ hơn.
suất lao động tăng.
Hoạt động 1: cá nhân/Cả lớp.
GV: Cho HS quan sát vị trí của nước Anh trên bản đồ TG.
Những dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế TBCN ở Anh phát triển mạnh mẽ ở đầu TK XVII ?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Diễn giảng.
Sự phát triển của kinh tế TBCN ở Anh đưa tới những hệ quả gì?
HS: Thảo luận theo cặp đôi.
-> Sự biến đổi về thành phần xã hội, cảnh cùnh khổ của nhân dân...
+ Giới thiệu khái niệm"Quý tộc mới"
I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội tây Âu trong các thế kỉ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
1. Một nền sản xuất mới ra đời. 5'
- Kinh tế: TK XV, ở tây Âu xuất hiện các
xưởng dệt vải, luyện kimvv có thuê mướn nhiều nhân công, các ngân hàng được thành lập.....Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.
=> Nền sản xuất TBCN.
- Xã hội: xuất hiện 2 giai cấp mới:
+ Giai cấp tư sản
+ Giai cấp vô sản.
- Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư  sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI. 8'
a. Nguyên nhân:
+ Đầu thế kỉ XVI, vùng Nê-đéc-lan
(Hà Lan và Bỉ ngày nay) có nền kinh tế TBCN phát triển mạnh.
+ Phong kiến Tây Ban Nha tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển này.
b. Diễn biến:
- Nhân dân Nê-đéc-lan nhiều lần nổi dạy chống lại sự đô hộ của phong kiến TBN -> 1581, các tỉnh miền bắc
Nê-đéc-lan thành lập nước cộng hòa Các tỉnh liên hiệp ( Hà Lan)
c. Kết quả:
- Nước Hà Lan ra đời tạo điều kiện cho CNTB phát triển
=>Đây được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
trên thế giới
II. cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII.
1. Sự phát triển của CNTB Anh.5'
- Kinh tế: Nhiều công trường thủ công: Luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ...ra đời.
- Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành.
- phát minh mới về kĩ thuật -> năng suất lao động tăng.
- Xã hội: Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới có thế lực lớn về kinh tế.
Sự thay đổi về kinh tế, xã hội đã dẫn tới những mâu thuẫn nào trong xã hội Anh TK XVII?
+ Vua > < Tư sản, quý tộc mới.
+ ND > < Địa chủ, quý tộc cũ...
=> Cách mạng bùng nổ.
Hoạt động 2: Cá nhân/Cả lớp.
GV: Cho HS nghiên cứu SGK .
Cách mạng tư sản Anh được chia làm mấy giai đoạn?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Cho HS tóm tắt diễn biến giai đoạn 1 cuộc cách mạng?
HS: Tóm tắt.
GV: Cho HS quan sát lược đồ SGK -
Diễn giảng, giới thiệu về Crôm-oen và đội quân sườn sắt.
Ôlivơ Crôm-oen, nhân vật chủ chốt của cách mạng tư sản Anh (1640 – 1660),	Crôm-oen là một địa chủ, đại diện cho tầng lớp Quý tộc mới, có tinh thần cách mạng, khả năng tổ chức và chỉ huy quân sự. ông đã tổ chức đạo quân “kiểu mới”, (quân “đầu tròn”, vì đầu cắt tóc ngắn, ăn mặc giản dị). do lòng dũng cảm và chí kiên quyết nên đã được mệnh danh là “đội quân sườn sắt”.
GV: Tiếp tục cho HS nghiên cứu SGK.
Trình bày những nét chính về diễn biến cách mạng ở giai đoạn 2 ?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
Em đánh giá như thế nào về sự kiện 30/1/1649?
-> Cách mạng đã đạt đến đỉnh cao.
GV: Cho HS quan sát H2 SGK (T6).
GV: Diễn giảng.
Vì sao nước Anh từ chế độ cộng hoà lại trở thành chế độ quân chủ lập hiến?
HS: Thảo luận theo cặp đôi.
?Thế nào là chế độ quân chủ lập hiến?
Hoạt động 3: Cá nhân/Cặp đôi
GV: Cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
Thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
HS: Thảo luận theo cặp đôi.
GV: diễn giảng.
Em có nhận xét gì về câu nói của Mác?
HS:Thảo luận.
-Sự thay đổi về kinh tế dẫn tới mâu thuẫn trong xã hội ngày một gay gắt.=> cách mạng bùng nổ.
2 . Tiến trình cách mạng:13'
a). Giai đoạn 1 ( 1642-1648).
- Năm 1640, Quốc hội với phần lớn là quý tộc mới được triệu tập => mâu thuẫn giữa nhà vua và quốc hội càng gay gắt.
-> tháng 8/ 1642, cuộc nội chiến bùng nổ, 
-1648 quân đội nhà vua thất bại
b). Giai đoạn 2 ( 1649-1688).
- 30-1-1649, vua Sác-lơ I bị xử tử.
Anh trở thành nước cộng hoà. Mọi quyền hành rơi vào tay quý tộc mới và tư sản -> Nhân dân và binh lính tiếp tục đấu tranh.
- 12-1688, quốc hội đảo chính => Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Cách mạng TS Anh kết thúc.
3. ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản anh giữa thế kỉ xvii. 5'
- Mở đường cho CNTB phát triển...
- Đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, quyền lợi của nhân dân không được đáp ứng
4. Củng cố: 3' GV hệ thống lại bài.
5. HDHT: 2' Tại sao nói cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng chưa triệt để? 
 Tìm hiểu đôi nét về lịch sử châu Mĩ.?
Soạn: 15-8-2009
Dạy: 21-8-2009
Tuần 1
bài 1 những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
Tiết 2 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa anh ở bắc mĩ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nắm được những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa anh ở bắc Mĩ. Nắm được các khái niệm chính trong bài....
2.Tư  tưởng: - Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng...
3.Kĩ năng: Phân tích,đánh giá, sử dụng lược đồ.
* Trọng tâm: 2
II. thiết bị dạy học:
Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Lược đồ Bắc Mĩ, Hình 4 SGK.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định:1’
2.KTBC: 5' Tình hình kinh tế, xã hội Tây Âu thế kỉ XVI-XVII như thế nào?
Tại sao nói cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng chưa triệt để
3. Bài mới:34’
Hoạt động củaGV-HS 
Nội dung
G.gọi HS xác định vị trí 13 thuộc địa trên LĐ
Nêu vài nét sự xâm nhập và thành lập 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ?
H.Dựa vào SGK
Vì sao Anh ngăn cản sự phát triển nền kinh tế TB ở đây?
H.thảo luận theo bàn
G. Giải thích
Cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc Mĩ nhằm mục đích gì?
H.Giành độc lập, tạo ĐK cho kinh tế TBCN phát triển
Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn tới chiến tranh?
H.dựa vào SGK
G.cho HS quan sát H4 và giới thiệu về Oa-sinh-tơn.
Nêu điểm tiến bộ của Tuyên ngôn?
H.Làm việc cá nhân
G.Bổ sung mặt hạn chế, liên hệ với việc Bác trích Tuyên ngôn.
Bản Tuyên ngôn được công bố có ý nghĩa gì?
H.Các tầng lớp nhân dân ủng hộ..
G.Tóm tăt diễn biến
Trận Xa-ra-tô-ga có ý nghĩa gì?
Cuộc đấu tranh của nhân dân 13 thuộc địa có kết quả gì?
H.Dựa vào SGK
?Những điểm nào thể hiện sự hạn chế của Hiến pháp?
H.Dựa vào SGK
Cách mạng tư sản Mĩ thắng lợi có ý nghĩa gì?
H.Làm việc cá nhân
1.tình hình các thuộc địa.nguyên nhân của chiến tranh
-Từ đầu thế kỉ XVII-đầu thế kỉ XVIII,Anh thành lập 13 thuộc địa của mình tại bắc Mĩ.
-Nền kinh tế công thương nghiệp ở đây phát triển nhưng bị Anh kìm hãm.
=>Nhân dân đứng dậy đấu tranh
 2.diễn biến cuộc chiến tranh (14’)
a.diễn biến
-T12/1773,nhân dân Bố-xtơn nổi dậy
-Từ 5/9=>26/10/1774, đại biểu các thuộc địa Bắc Mĩ họp 
-Tháng 4-1776, Tuyên ngôn Độc lập được công bố
-Ngày 17-10-1777, quân khởi nghĩa giành thắng lợi ở Xa-ra-tô-ga=>Tạo bứơc ngoặt cho cuộc chiến tranh
-1783, Anh phải kí hiệp ước Véc-xai công nhận nền độc lập cho các thuộc địa
3.Kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
b.Kết quả.
-Giành độc lập, nước CHTS Mĩ thành lập
-1878 ban hành Hiến pháp, quyền dân chủ bị hạn chế 
c. ý nghĩa
-đây là cuộc CMTS,thực hiện được nhiệm vụ GPDT
Mở đường cho CNTB phát triển
-ảnh hưởng lớn tới PTGPDT ở nhiều nước
4. Củng cố: 3' Hệ thống lại bài.
5. HDHT: 2'
So sánh cuộc cách mạng tư sản Anh với cuộc cách mạng tư sản Mĩ?
Nội dung
CM Tư sản Anh
CM Tư sản Mĩ
Mục tiêu
Động lực
Giai cấp lãnh đạo
Hình thức
Kết quả
Soạn: 17-8-2009
Dạy:26/8-2009
Tuần 2
Tiết 3 cách mạng tư sản pháp ( 1789-1794)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nắm được những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp, Nắm được các khái niệm chính trong bài....
2.Tư  tưởng: - Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng. Nhận thức tính chất hạn chế của cách mạng tư sản Pháp.
3.Kĩ năng: Phân tích,đánh giá, sử dụng lược đồ.
* Trọng tâm: II.Cách mang bùng nổ 
II. thiết bị dạy học:
 Sơ đồ về sự phân chia xã hội Pháp.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định:1’
2.KTBC: 5' So sánh những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với cách mạng tư sản Mĩ?
3. Bài mới;35’
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp.
+ Cho HS nghiên cứu nguồn sử liệu SGK trả lời câu hỏi.
Tình hình kinh tế Pháp trước cách mạng như thế nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện ở những điểm n ... nh SGK, chân dung một số nhà yêu nước
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định:1’
2.KTBC 5' Xã hội VN bị phân hoá như thế nào?
3/ Bài mới:34’
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
?Phong trào Đông Du ra đời trong hoàn cảnh nào?
H:Dựa vào SGK
?Vì sao hok muốn đi theo con đường của Nhật
H:Nhật nhờ Duy tân mà phát triển
?Hội Duy tân thành lập nhằm mục đích gì?
H:Trả lời cá nhân
?Hội có chủ trương là gì?
?Nhận xét về chủ trưng này?
G:Hướng dẫn HS cách nhận xét
?Tóm tắt các họat động của hội?
H:Dựa vào SGK
?Vì sao đông kinh nghĩa thục lại được thành lập?
H:Dựa vào SGK
G:Đông Kinh là tên cũ của Hà Nội.
Thời Minh Trị có trường ứng khánh nghĩa thục
?Tóm tắt các hoạt động của Trường?
H:Dự vào SGK
G;Buổi diễn thuyết người ông như hội
Kì bình văn khách đén như mưa
?Nhận xét về hoạt động của trường qua 2 câu thơ trên?
Thu hút đông
?Lãnh đạo là ai?
H:Dựa vào SGK
G:Diễn giải
?So sánh chủ trương đánh Pháp của PBC và PCT?
H:Thảo luận
?:hai phong trào này có gì liên hệ với nhau?
H:Phong trào chống thuế ảnh hưởng từ PT duy tân
I.Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất
1.Phong trào Đông Du (1905-1909):13’
a.Hoàn cảnh:-Một số nhà yêu nước đón nhận con đường cứu nước DCTS
-Muốn dưạ vào Nhật
b.Diễn biến
-1904 Hội Duy tân được thành lập
-MĐ:lập một nước VN độc lập
-Chủ trương:Nhờ Nhật giúp tiến hành bạo động vũ trang đánh Pháp
-Hoạt động:Đưa thành viên sang Nhật du học=.>PT Đông du
9/1908 Pháp Nhật câu kết trục xuất HSVN
-3/1909 Phan Bội Châu phảI rời Nhật=>PT tan rã
2. đông kinh nghĩa thục(1907);11’
* Nguyên nhân:
-Bắc Kì có cuộc vận dộng cải cách theo lối TS
-3/1907 trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập
-*Hoạt động:
-Mở trừng học:học các mônkhoa học:Sử, địa, Kh thường thức..
-Bình văn, xuất bản báo chí.
*Quy mô:HN=>Nhiều tỉnh Bắc kì
* kết cục:Tháng 11/1907 Pháp giải tán trường
*Tác dụng:Cổ động cách mạng
-Phát triển VH, ngôn ngữ dân tộc
3.Cuộc vận động duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.10’
a.. Cuộc vận động duy tân
-Lãnh đạo:Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
-Hình thức:Phong phú:mở trường học, diễn thuyết..
-Phong trào có ảnh hưởng lớn
b.Phong trào chống thuế ở Trung kì.
-Bắt đầu ở Quảng Nam =>1 số tỉnh Trung kì
-KQ:Bị Pháp thẳng tay đàn áp
4.Củng cố:4’ so sánh điểm giống và khác nhau giữa PT yêu nước cuối thế kỉ XIX với đầu TKXX
(Mục tiêu, hình thức..)
5.HDVN:1’học bài cũ, đọc trứơc bài mới
Soạn:25/4/2010
Dạy:15/5/2010 Tuần 36
Tiết 50 bài 30.phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nắm được những phát triển của xã hội Việt Nam và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX cùng những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Tất Thành sau khi timg đường cứu nước.
2.Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần độc lập, tự chủ..
3.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá...
* Trọng tâm: Phần 2.vụ mưu khởi nghĩa ở Huế và 
IIChuẩn bị- Tranh ảnh SGK, Lược đồ Hành trình cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định:1’
2.KTBC 5' Hãy kể tên các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ?
3/ Bài mới:34’
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
GV: Cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất TD Pháp đã thực hiện chính sách bóc lột nhân dân ta như thế nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Diễn giảng.
Nêu những thay đổi trong các chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những chiến tranh thế giới thứ nhất?
HS: Thảo luận theo cặp đôi.
GV: Nhận xét....
Tại sao có sự thay đổi đó?
HS: Thảo luận
GV: cho HS nghiên cứu nguồn sử liệu SGK..
Nguyên nhân nào dẫn đến vụ mưu khởi nghĩa ở Huế?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
Lãnh đạo vụ mưu khởi nghĩa ở Huế là ai?
HS: Trả lời.
GV: Cho HS quan sát H105 - giới thiệu về Vua Duy Tân.
Vụ mưu khởi nghĩa diễn ra như thế nào? kết quả ?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Diễn giảng.
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của vụ mưu khởi nghĩa?
HS: thảo luận theo cặp đôi.
GV: Diễn giảng.
GV: Cho HS nghiên cứu SGK...
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Cho Hs quan sát H06 - giới thiệu về Đội Cấn.
Cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên đã diễn ra như thế nào? Kết quả?
HS: Trả lời.
GV: Nổ ra ngày 30/8 =>đặt quốc hiệu “Đại Hùng”.Pháp co 200 quân, xe thiết giáp, pháo.
Ta;600,=>11/1/1918 đội Cấn tự sát
Hai cuộc khởi nghĩa trên có điểm gì giống nhau ?+ Lực lượng.
+ Phương pháp tiến hành.
HS: Dựa vào SGK so sánh.
Hoạt động: 3 Cá nhân/ Cả lớp.
GV: Cho HS đọc đoạn trích.
Em hãy nêu vắn tắt đôi nét về tiểu sử của Nguyễn ái Quốc?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Diễn giảng.
Tại sao Nguyễn ái Quốc lại ra đi tìm đường cứu nước?
HS: Thảo luận theo cặp đôi.
GV: Diễn giảng.
Hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
HS: Trả lời.
GV: Cho HS quan sát H107.và lược đồ Hành trình cứu nước của Nguyễn ái Quốc.
GV: Trần thuật lược đồ.
1/Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.9’’
a.Kinh tế
+ Về nông nghiệp: Chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh...
+ Công nghiệp: Tăng cường bắt lính thợ và khai thác các kim loại quý...
B,xã hội
-Tăng cường bắt lính
-ĐS nhân dân dặc biệt là nông dân ngày càng khổ
=> Ra sức bóc lột sức người, sức của để phục vụ chiến tranh đế quốc.
2/ Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên(1917).14’
a/Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế.(1916)
* Nguyên nhân:
- Do chính sách bắt lính của TD Pháp.
* Lãnh đao: Thái Phiên và Trần Cao Vân, Vua Duy Tân.
* Diễn biến, kết quả.
- Kế hoạch khởi sự được dự kiến vào đêm mùng 3 rạng sáng 4-5-1916 tại Huế. Song kế hoạch bị lộ - > TD Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa thất bại.
b/ Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở thái Nguyên (1917).
* Nguyên nhân:
 được giác ngộ cách mạng, Trịnh Văn Cấn ( Đội Cấn) cùng một số binh lính phối hợp với tù chính trị ở Thái Nguyên khởi nghĩa.
* Diễn biến, kết quả.
- Nghĩa quân giết chết viên giám binh Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm công sở, làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên 1 tuần.
- Thực dân Pháp đàn áp, Lương Ngọc Quyến, Đội Cấn hi sinh cuộc khởi nghĩa thất bại.
3/ Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.11’
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình trí thức yêu nước tại Xã Kim Liên-Nam Đàn-Nghệ An. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan ....Người đã quyết trí ra đi tìm đường cứu nước..
- 5-6-1911, tại cảng Nhà Rồng ( Sài Gòn) người xuống tầu ra đi tìm đường cứu nước
-Mục đích:SGK
, sau khi qua nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu ...
1917 người từ Anh trở về Pháp.
+ở đây, Người vừa làm việc vừa hoạt động, rèn luyện trong quần chúng lao động và trong phong trào công nhân Phấp.
4/ Củng cố: 3' hệ thống lại bài.
5/HDHT: 2 Làm bài tập 1,2 GSK 149
Soạn: 15/5/2010
Dạy:22/5/2010 Tuần 35
Tiết 51 bài 31.ôn tập lịch sử việt nam từ năm 1858 đến năm 1918
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Củng cố cho các em những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918.
2.Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần độc lập, tự chủ..
3.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá...
* Trọng tâm: II.Những nội dung chính...
II. Chuản bị -Bảng phụ.
H:ôn tập trước
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định:1’
2.KTBC 5' Kết hợp vào bài.
3/ Bài mới35’
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 Cả lớp
GV: Đưa bài tập cho HS nghiên cứu.
và hướng dẫn HS lập bảng thống kê quá trình xâm lược Việt Nam của TD Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1884 theo mẫu sau.
Thời gian
Quá trình xâm lược của TD pháp
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
I. Những sự kiện chính15’
1/ Quá trình xâm lược của TD Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858-1884.
Thời gian
Quá trình xâm lược của TD Pháp
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
1-9-1858
-TD Pháp đánh Đà Nẵng Trà...
Quân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình đánh trả quyết liệt..
2-1859
- Pháp kéo vào đánh chiếm Gia Định
Quân ta chặn đánh địch
2-1862
5-6-1862
-Pháp tăng quân, đánh chiếm Gia Định,Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long
kí Hiệp ước ( Nhâm Tuất
Quân triều đình chống đỡ không nổi đã thoả hiệp,) 
Nhân dân khởi nghĩa.
Từ 20-24/6-1867
Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kì
Triều đình bất lực, nhân dân 6 tỉnh Nam Kì nổi dạy khởi nghĩa khắp nơi.
20-11-1873
Pháp đánh thành Hà Nội lần 1
Quân triều đình thất bại, nhân dân khởi nghĩa đánh pháp
21-12-1873
15-3-1874)
Trận cầu Giấy lần 1
Triều đình kí Hiệp ước Giáp Tuất
Quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc phục kích..
25-4-1882
Gi- vi- e đánh thành Hà Nội lần 2
Hoàng Diệu tuẫn tiết,nhân dân ta kháng chiến chống Pháp
19-5-1883
Trận cầu Giấy lần 2
Quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc phục kích....
18-8-1883
25-8-1883
(6-6-1884)
Pháp đánh Thuận An
triều đình kí Hiệp ước Hắc Măng ( Quý Mùi).
Hiệp ước Pa-tơ-nốt
Nhân dân cả nước chống Pháp và triều đình
Hoạt động của GV
Nội dung cầng đạt
Hoạt động 2 Cả lớp
GV: Gợi ý cho HS lập bảng liên biểu các sự kiện chính trong phong trào Cần Vương. Theo mẫu.
Thời gian
Sự kiện
2.Phong trào Cần Vương (1885-1896).
Thời gian
Sự kiện
5-7-1885
Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.....
13-7-1885
Ra chiếu Cần Vương
1885-1888
Giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương
1888-1896
Giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương
1886-1887
Khởi nghĩa Ba Đình
1883-1892
Khởi nghĩa Bãi Sậy
1885-1895
Khởi nghĩa Hương Khê.
GV: Hướng dẫn HS dựa vào SGK lập bảng niên biểu phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Hoạt động 3. Cặp đôi.
GV: em háy nêu những nội dung chính của lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918?
HS : Thảo luận theo cặp đôi.
GV: Diễn giảng.
Hoạt động 4 Cả lớp.
GV: Cho HS nghiên cứu làm bài tập trong SGK phần thực hành.
HS : Thảo luận .
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
3/ Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
Thời gian
Tên phong trào
II. Những nội dung chủ yếu.20’
1.Nguyên nhân TD Pháp xâm lược Việt Nam
2.Nguyên nhân nước ta trở thành thuộc địa của TD Pháp.
-Nhà Nguyễn yếu hèn, không dựa vào dân để đánh Pháp
-Đất nước lạc hâu
3. Phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX...
-Phạm vi
-có 2 loại:+PT Cần Vương
+pt Tự vệ của nhân dân
-Hình thức:vũ trang
-Tính chất:Nằm trong phạm trù phong kiến
-KQ:
-ý nghĩa:
-Bài học:cần có đường lối đúng, lãnh đaọ sáng suốt
4.Phong trào Cần Vương....
5.Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
6. Phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
-Chủ trương ,đường lối:CMDCTS
-Hình thức
-thành phần:đông đảo hơn
7. Những hoạt động ban đầu của Nguyễn Tất Thành...
III. Thực hành.
4/ Củng cố: 3’’Hệ thống lại bài.
5/ HDHT:1’ Hướng dẫn HS làm bài tập 2-3 phần thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Su 8(1).doc