Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917. Nước Nga - Liên xô từ năm 1917 đến năm 1941 - Năm học 2022-2023

Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917. Nước Nga - Liên xô từ năm 1917 đến năm 1941 - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu

1. Năng lực: Nêu được nhiệm vụ, tính chất, diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.

HS có các năng lực đọc hiểu thông tin, tranh luận, giải quyết vấn đề, khai thác sử dụng kênh hình, hợp tác theo nhóm và rút ra bài học lịch sử.

2. Phẩm chất: Khâm phục, ủng hộ tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân lao động Nga, chống lại các luận điệu xuyên tạc lịch sử; có thái độ khách quan khi đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử; tự bồi dưỡng ý thức học tập.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:

Phân tích được những ảnh hưởng tích cực của CM tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Tranh ảnh, tư liệu về cách mạng tháng Mười Nga 1917; chân dung Lê-nin.

2. Học sinh: Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong SGK.

III. Tổ chức các HĐ dạy học

 

docx 8 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917. Nước Nga - Liên xô từ năm 1917 đến năm 1941 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/2022
Ngày giảng: 24/11 (8C); 25/11 (8E)
Period 24. Unit 9
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917.
 NƯỚC NGA - LIÊN XÔ TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1941 (tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Năng lực: Nêu được nhiệm vụ, tính chất, diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.
HS có các năng lực đọc hiểu thông tin, tranh luận, giải quyết vấn đề, khai thác sử dụng kênh hình, hợp tác theo nhóm và rút ra bài học lịch sử. 
2. Phẩm chất: Khâm phục, ủng hộ tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân lao động Nga, chống lại các luận điệu xuyên tạc lịch sử; có thái độ khách quan khi đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử; tự bồi dưỡng ý thức học tập.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
Phân tích được những ảnh hưởng tích cực của CM tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Tranh ảnh, tư liệu về cách mạng tháng Mười Nga 1917; chân dung Lê-nin.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Tổ chức các HĐ dạy học
1. Ổn định tổ chức (1p): Lớp trưởng giới thiệu với cả lớp, giờ LS lớp ta hôm nay có các cô giáo trong BGK GVDG cấp TP tới dự. Đề nghị cả lớp nhiệt liệt CM.
2. Kiểm tra sĩ số: (1p) 8E: 
3. Tổ chức các hoạt động học tập 
HĐ 1. Khởi động (5p)
Mục tiêu: Dẫn dắt, tạo hứng thú học tập cho HS.
HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?
Luật chơi: Chơi theo tổ, trả lời câu hỏi: Nêu tên một đơn vị KT đã học ở giờ trước? 
HS sau k được nhắc lại nội dung bạn trước đã nêu.
Tổ nào trả lời nhanh và đúng nhiều nhất đơn vị KT đã học ở giờ trước sẽ thắng. 
Tổ nào trả lời được ít nhất sẽ được nhận phần thưởng khi trò chơi kết thúc. 
Trò chơi trong t.g 2p.
Nhờ 4 bạn đứng lên làm trọng tài để quan sát 4 tổ giúp cô.
Kết thúc trò chơi: Tổ trả lời được ít nhất sẽ vừa hát vừa múa bài Một con vịt. Cả lớp bên dưới hát và vỗ tay cổ vũ cho các bạn múa.
GV: cảm ơn các diễn viên múa của lớp đã cho cả lớp được thưởng thức những điệu múa rất đặc sắc. Mời các em về chỗ. Cô cảm ơn cả lớp đã tích cực tham gia trò chơi và nhớ rất tốt nội dung kiến thức đã học ở giờ trước.
H: Vậy các em hãy cho cô biết CM T 2 năm 1917 ở Nga có mặt tích cực và hạn chế gì ?
HS :
Tích cực: Lật đổ CĐPK Nga hoàng.
Hạn chế: 2 chính quyền song song tồn tại.
GV nêu vấn đề : Theo em một đất nước có hai chính quyền đối lập nhau song song tồn tại có phù hợp không?
HSTL : Không.
GV dẫn dắt : Như vậy, sau cuộc CMT2.1917 đến tháng Mười nước Nga lại diễn ra cuộc CM thứ 2. Vậy, tại sao năm 1917 ở nước Nga có tới 2 cuộc CM? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc CMT10 ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Mục tiêu: Nêu được nhiệm vụ, tính chất, diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.
Như vậy, hạn chế của CMT2 mà các em vừa chia sẻ trên chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc CMT10.
- Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 tuy đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga hai chính quyền song song tồn tại – Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. 
đàn áp nhân dân: bất kể việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong của binh sỹ đã quá lớn (tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương). Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh sỹ, người dân.
H: Yêu cầu cấp bách nhất đặt ra cho đất nước Nga giai đoạn này là gì?
HS chia sẻ. GV chốt KT.
=> Yêu cầu đặt ra phải ...
GV nhấn mạnh: Như vậy, CMT2 không giải quyết triêt để nên phải có 1 cuộc CM nữa xảy ra. Trước tình hình đó Đảng (B) và Lê-nin đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục cuộc CM. Đó là CMT10 để chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song cùng tồn tại thiết lập chính quyền Xô Viết về tay nhân dân.
Vậy, cuộc CM T 10 diễn ra ntn?
HĐCN, 5p, theo dõi video trên máy chiếu, kết hợp quan sát kênh chữ phần 2b (sgk/71,72), dùng bút chì kẻ chân vào sgk: Tóm tắt diễn biến chính CMT10 Nga năm 1917?
HS báo cáo, chia sẻ.
GV chốt từng sự kiện, có mở rộng:
- Trong hoàn cảnh đó, đầu tháng 10/1917 theo lịch Nga, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Petrograd.
Đêm 24/10/1917 (6/11/1917), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, các đơn vị Cận vệ Đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô Pê-trô-grát và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của chính phủ lâm thời tư sản.
GV gọi HS đọc to sự kiện trên MC, cả lớp chú ý theo dõi sk tiếp theo: Trong ngày 25/10 (7/11), các đội Cận vệ Đỏ và binh sĩ trung thành với Xô viết bắt đầu tiến quân, đánh chiếm các cơ sở xung yếu.
Mục tiêu lớn nhất là Cung điện Mùa Đông, nơi đặt trụ sở của Chính phủ Lâm thời và nơi ở của nhiều bộ trưởng và quan chức tư sản Nga. Nhà báo Mỹ nổi tiếng John Reed len được vào đây vào chiều 25/10 (7/11) cho biết, quân phòng ngự ở đây gồm những kẻ say rượu, đói ăn và rất khổ sở. Trong khi đó, quân cách mạng tập kết xung quanh, vây chặt Cung điện và chỉ đợi lệnh tấn công.
Lệnh yêu cầu đầu hàng được đưa ra, song chính quyền tư sản phản động đã từ chối đề nghị này. Đúng 21h45 phút tối 7-11-1917, Tuần dương hạm Rạng Đông từ bên kia sông Neva nhận lệnh nã pháo vào Cung điện Mùa Đông, chính thức khởi động cuộc Cách mạng vì chính nghĩa lập tức pháo bắn cấp tập vào Cung điện, lực lượng Cận vệ Đỏ nhả đạn vào các vị trí phòng thủ của khu nhà này.
Lực lượng bảo vệ Cung điện không còn sức để chống trả. Nhiều người trong số họ bỏ vị trí, chạy trốn hoặc gia nhập hàng ngũ của lực lượng tấn công.
Lực lượng Bolshevik ồ ạt lao qua các lối vào. Các bộ trưởng bị bắt vào thời điểm 4 tiếng đồng hồ sau khi cuộc tấn công bắt đầu. Quá trình này bị chậm lại do quân khởi nghĩa mất nhiều thời gian để tìm kiếm trong 1.500 căn phòng của Cung điện rộng lớn.
HĐCN: Nêu kết quả Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
HSTL. GV chốt KT
Cuộc tấn công thắng lợi, cung điện bị chiếm, các bộ trưởng của chính phủ bị bắt, chính phủ lâm thời TS sụp đổ hoàn toàn. Thiết lập nhà nước vô sản, đem lại chính quyền về tay nhân dân.
(slide ) HĐCĐ, 3p: So sánh cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (theo biểu)
Em hãy nêu nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả của CMT10 Nga năm 1917?
HS báo cáo, chia sẻ.
GV KL (slide )
GV phân tích tính chất của cuộc CM:
+ Cuộc CM do g.c VS lãnh đạo quần chúng lật đổ CĐPK đưa g.c TS lên nắm chính quyền => CM DCTS kiểu mới.
+ Cuộc CM do g.c VS lãnh đạo quần chúng lật đổ CP TS đưa nhân dân LĐ lên nắm chính quyền => CM vô sản.
GV liên hệ với CMVN: Chính kết quả của CMT10 Nga - đưa nhân dân LĐ lên nắm chính quyền là điểm sáng của CM nên T7/1920 trong thời gian tìm đường cứu nước,  Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin đã tin và đi theo con đường của Lê-nin. Khi nói về sự kiện này, Người hồi tưởng: "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng mà tôi như muốn nói to lên trước quần chúng đông đảo:  Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.
HĐCĐ, 3p: Đọc thầm thông tin mục 3 kết hợp quan sát hình 20 (TL/72,73) trả lời 2 câu hỏi đầu mục 3/72.
1) Nêu ý nghĩa của CM tháng Mười Nga năm 1917 đối với nước Nga và thế giới.
2)  Giải thích vì sao Giôn Rít đặt tên cuốn sách của mình là “Mười ngày rung chuyển thế giới”?
- HS báo cáo, chia sẻ.
- GV nhận xét, chốt KT.
Cuộc CMT10 đã làm thay đổi hoàn toàn lịch sử nước Nga và mở đầu thời kì Lịch sử TG hiện đại từ năm 1917 đến nay.
Để tưởng nhớ công lao của lê-nin, nước Nga đã xây dựng Quảng trường Đỏ...
VN có suối Lê-nin ...
Nhiều nhà tư tưởng, nhà yêu nước trên thế giới đã tìm ra con đường giành độc lập cho dân tộc là học tập theo cuộc CMT10 Nga năm 1917.
 "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên thế giới. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa”. Lê-nin chính là người thầy vĩ đại của CT HCM.
GV giới thiệu cho HS quan sát cuốn sách: “Mười ngày rung chuyển thế giới” là tác phẩm nổi tiếng của Giôn Rít (John Reed, 1887 – 1920), nhà báo cộng sản người Mỹ, viết về Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại nổ ra ngày 7/11 (25/10 theo lịch Nga cũ) năm 1917 – cuộc cách mạng XHCN kiểu mẫu đầu tiên trên thế giới, do giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích của V. Lênin.
Trong cuốn sách, Giôn Rít thể hiện chính kiến, thái độ và tình cảm của mình rất trung thực, rõ ràng về các nhân vật, các sự kiện. Ông rất kính phục và yêu mến Lênin. Những đoạn viết về Lênin, lời văn của ông tràn đầy lòng tôn kính, ngưỡng mộ, nồng nàn sự hứng khởi, toát lên một âm hưởng hào hùng. Ông gọi Lênin là một “lãnh tụ phi thường”.
Tác động của CMT10 đối với thế giới làm rung chuyển thế giới, 1 chế độ mới nhà nước mới ra đời trên 1/6 diện tích toàn cầu làm cho các nước ĐQ hoảng sợ. Để lại nhiều bài học quý giá cho cuộc ĐT của giai cấp công nhân nhân dân lao động và các DT bị áp bức...
=>  Cuốn sách của Giôn Rít nói về Cách mạng tháng Mười Nga, ông đặt tên như vậy vì cuộc CM diễn ra trong 10 ngày nhưng có ý nghĩa to lớn không chỉ với nước Nga mà cả thế giới.
2.b. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
* Nguyên nhân: (5p)
- Sau CM T2, Nga tồn tại hai chính quyền song song.
- Chính phủ lâm thời tư sản tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc.
=> Lật đổ chính phủ lâm thời đưa chính quyền về tay các Xô viết.
* Diễn biến: (12p)
Thời gian
Sự kiện
Ngày 7/10 (20/10)
Lê-nin về Pê-tơ-rô-grat chỉ đạo công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Ngày 24/10 (6/11)
Lê-nin đến điện Xmô – nưi chỉ huy cuộc k.n. Quân k.n chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grat.
Ngày 25/10 (7/11)
Cung điện Mùa Đông bị chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.
Đầu năm 1918
CM giành thắng lợi trên cả nước.
* Kết quả: (5p)
 Lật đổ chính phủ TS.
3. Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (8p)
* Đối với nước Nga:
- Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. 
- Lần đầu tiên người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới- chế độ xã hội chủ nghĩa trên một đất nước rộng lớn.
* Đối với thế giới:
- Làm thay đổi cục diện thế giới.
- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. 
- Tác động đến nhiều nhà tư tưởng, nhà yêu nước trên thế giới. 
Tiêu chí so sánh
Cách mạng tháng Hai
Cách mạng tháng Mười
Mục tiêu
Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đem lại quyền lợi cho nông dân.
Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
Lãnh đạo
Đảng Bô-sê- vích
Đảng Bô-sê- vích
Lực lượng
Công nhân, nông dân, binh lính
Công nhân, nông dân, binh lính
Kết quả
- Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.
- Thành lập Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
- Chính phủ lâm thời tư sản thành lập.
- Chính phủ lâm thời TS bị lật đổ.
- Nhân dân lao động nắm chính quyền.
Tính chất
	Cách mạng dân chủ tư sản.
 Cuộc cách mạng vô sản 
4. Củng cố (2’)
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?
HSTL. GV nhấn mạnh KT trọng tâm.
5. Hướng dẫn học (2’)
* Bài cũ: Học bài theo nội dung vở ghi, nhớ được những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
* Bài mới: Đọc trước mục 4,5 (sgk/73,74,75)
Tìm hiểu về:
+ Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế của nước Nga - Liên Xô (1921- 1925)
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925- 1941)
Đọc kĩ kiến thức mục 4,5 và trả lời các câu hỏi đầu mục 4,5.
=======================================
Lê-nin chính là người thầy vĩ đại của HCM.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_lich_su_8_bai_9_cach_mang_thang_muoi_nga_nam_191.docx