Giáo án môn Lịch Sử 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1958 đến năm 1873

Giáo án môn Lịch Sử 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1958 đến năm 1873

A/ Mục tiêu:

1- Kiến thức: Giúp học sinh thấy rõ:

- Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam và âm mưu xâm lược của chúng.

- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp: Chiến sự ở Đà Nẵng, Gia Định và những nét chính về Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.

2- Kỹ năng:

- Rèn luyện cho HS phương pháp quan sát tranh, ảnh lịch sử, sử dụng bản đồ, các tư liệu lịch sử, VH để minh hoạ, khắc sâu những nội dung cơ bản của bài học.

3- Tư tưởng:

- Bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.

- Tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu chống Pháp xâm lược, cũng như thái độ yếu đuối, bạc nhược của giai cấp phong kiến.

- Ý chí thống nhất đất nước.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1713Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch Sử 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1958 đến năm 1873", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	Ngày soạn: 1/1/2011
Tiết 36	Ngày dạy: 3/3/2011
Phần hai
LỊCH SỬ VIỆT NAM 
TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
CHƯƠNG I:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX
BÀI 24: 
CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1873.
A/ Mục tiêu:
1- Kiến thức: Giúp học sinh thấy rõ:
- Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam và âm mưu xâm lược của chúng.
- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp: Chiến sự ở Đà Nẵng, Gia Định và những nét chính về Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.
2- Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS phương pháp quan sát tranh, ảnh lịch sử, sử dụng bản đồ, các tư liệu lịch sử, VH để minh hoạ, khắc sâu những nội dung cơ bản của bài học.
3- Tư tưởng: 
- Bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.
- Tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu chống Pháp xâm lược, cũng như thái độ yếu đuối, bạc nhược của giai cấp phong kiến.
- Ý chí thống nhất đất nước.
B/ Chuẩn bị 
 - Lược đồ ĐNA 
 - Lược đồ chiến trường Đà Nẵng, Gia Định những năm 1858- 1861.
 - Tranh, ảnh về cuộc tấn công của Pháp ở Đà Nẵng (1858)
C/ Tiến trình Dạy - Học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới	
Giới thiệu bài mới:
Vào giữa thế kỉ XIX, ở Việt Nam, nhà Nguyễn còn tồn tại với tư cách là một nhà nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thì ở xung quanh ta, nạn bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã lam tràn. Thực dân Pháp lợi dụng mối quan hệ từ trước để chuẩn bị xâm lược ta.
I/ THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
Kiến thức cần đạt
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.Diễn biến của tình hình chiến sự ở Đà Nẵng trong những năm 1858 – 1859.
Tổ chức thực hiện.
1) Tình hình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX?
- GV: Gợi ý để HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 7 để trả lời. (Khủng hoảng, suy yếu).
- GV: Trong khi đó, các nước phương Tây sau khi hoàn thành cách mạng tư sản, đã đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông (GV chỉ thuộc địa của các nước đế quốc trên lược đồ ĐNA).
2) Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp có từ khi nào? Biểu hiện?
- Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp có từ lâu. Họ đã sử dụng các phần tử Công giáo phản động đi trước.
3) Pháp lấy cớ nào để xâm lược nước ta?
- Bênh vực đạo Gia-tô.
4) Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công vào nước ta?
- Đà Nẵng gần Huế (là cổ họng kinh thành Huế), có cảng nước sâu, chiếm Đà Nẵng kéo quân ra Huế buộc triều đình đầu hàng, kết thúc chiến tranh (“đánh nhanh thắng nhanh”). 
- GV: Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến chiến sự ở Đà Nẵng.
5) Tại sao Pháp xâm lược nước ta? Bước đầu Pháp bị thất bại như thế nào?
- Pháp xâm lược nước ta vì mục tiêu mở rộng thị trường, thuộc địa. Quân ta đã đánh trả quyết liệt, trong 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại.
Hoạt động2
a. Kiến thức cần đạt
HS trình bày được diễn biến chiến sự ở Gia Định và những nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 18620
b. Tổ chức thực hiện.
- GV: Tháng 2/1859, Pháp kéo quân vafp Gia Định.
6) Vì sao sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp lại chọn Gia Định làm mục tiêu tấn công?
- Chiếm vựa lúa, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế.
- Chiếm các cảng quan trọng ở miền Nam trước Anh, chuẩn bị chiếm Cao Miên, dò đường sang Trung Quốc.
- GV: Dùng lược đồ trình bày diễn biến chiến sự ở Gia Định.
7) Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của triều đình Huế?
-HS: Không kiên quyết và nắm thời cơ để hành động.
- GV: Trình bày tiếp chiến sự những năm 1860, 1861, 1862, thái độ và sách lược sai lầm của triều đình nhà Nguyễn.
8) Nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất? 
- Nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kì cho Pháp.
- Mở của biển Đà nẵng, Ba lạt, Quảng yên.
- Pháp được tự do truyền đạo.
- Bồi thường chiến phí cho Pháp.
- Pháp trả lại thành Vĩnh Long... 
- HS thảo luận: 
9) Những nguyên nhân nào khiến nàh Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất? Em có nhận xét gì về Hiệp ước Nhâm Tuất?
- Nhà Nguyễn nhân nhượng với Pháp nhằm bảo vệ quyền lợi giai cấp dòng họ, rảnh tay phía Nam để đối phó với phong trào nông dân phía Bắc.
- Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền nước ta (cắt đất cho Pháp). – Trách nhiệm mất một phần lãnh thổ thuộc về nhà Nguyễn.
10) Thái độ của nhân dân ta trước việc triều đình Huế kí Hiệp ước?
- Nhân dân ta tiếp tục tự động nổi dậy kháng chiến chống Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc.
1- Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 -1859.
a- Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam.
- Việt Nam có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.
b- Chiến sự ở Đà nẵng.
- Sáng 1/9/1858 Pháp tấn công Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược nước ta.
- Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn tri Phương lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.
- Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.
2- Chiến sự ở Gia Định năm 1859.
- 2/ 1859 Pháp kéo quân từ ĐN vào Gia định.
- Ngày 17/2/1859 Pháp tấn công thành Gia Định.
Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
- Ngày 24/2/1861, Pháp chiếm được Đại đồn Chí Hòa, thừa thắng lần lượt chiếm 3 tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long.
- Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
* Nội dung (SGK).
	4. Củng cố.
- Nguyên nhân Thực dân Pháp xâm lược nước ta?
	+ Nguyên nhân sâu xa: Nhu cầu mở rộng thị trường, thuộc địa.Bản chất tham lam, tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
	+ Nguyên nhân trực tiếp: Các chính sách thủ cựu và sự yếu đuối, bạc nhược của triều đình Huế.
	+ Nguyên cớ: Bảo vệ đạo Gia-tô.
- Lập bảng niên biểu những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 – 1862?
Thời gian
Sự kiện
1/9/1858
17/2/1859
24/2/1861
12/4/1861
10/12/1861
23/3/1862
5/6/1862
	5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
	- Bài tập: 3/74
	- Xem trước bài 24- Phần II.

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 8 Tuan 20 Tiet 36.doc