Văn bản
THUẾ MÁU
(Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
( Nguyễn Ái Quốc)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình tự miêu tả của tác giả.
- Học sinh thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận.
- Giáo dục lòng yêu kính Bác, yêu chế độ XHCN với tính ưu việt của nó, căm ghét bọn thực dân bóc lột.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: tác phẩm ''Bản án chế độ thực dân Pháp'', ảnh Hồ Chí Minh.
- Học sinh: soạn bài.
Tuần 27 - Tiết 105,106 Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) ( Nguyễn ái Quốc) A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình tự miêu tả của tác giả. - Học sinh thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn ái Quốc trong văn chính luận. - Giáo dục lòng yêu kính Bác, yêu chế độ XHCN với tính ưu việt của nó, căm ghét bọn thực dân bóc lột. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: tác phẩm ''Bản án chế độ thực dân Pháp'', ảnh Hồ Chí Minh. - Học sinh: soạn bài. C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Hãy nêu mục đích của phép học? Cách học? Tác dụng của cách học đó. ? Liên hệ bản thân? Em thấy Nguyễn Thiếp là người như thế nào. III. Tiến trình bài giảng: - Giới thiệu (1'): giáo viên giới thiệu tác phẩm ''Bản án chế độ thực dân Pháp'' và chân dung Nguyễn ái Quốc (thời trẻ) - Giới thiệu bài: những năm 20 của thế kỉ XX, các nước đế quốc thi nhau bành trướng, xâm chiếm nhiều nơi trên thế giới, vơ vét trắng trợn của cải, nhân lực. Vì thế cuộc sống của nhân dân nô lệ ở các xứ thuộc địa vô cùng cực khổ . Làn sóng CM dâng lên ngày càng mạnh mẽ. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) nổ ra đẩy người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc. Nguyễn ái Quốc đã viết ''Bản án chế độ thực dân Pháp''. Hoạt động của thày Hoạt động của trò ? Em hiểu gì thêm về Bác Hồ - Nguyễn ái Quốc lúc bấy giờ. * Lúc này, Người đang hoạt động ở Pháp, lấy tên là Nguyễn ái Quốc. ? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác phẩm ''Bản án chế độ thực dân Pháp'' và đoạn trích được học - Giáo viên đọc mẫu. ? Cần đọc với giọng điệu như thế nào cho thích hợp. - Giáo viên kiểm tra học sinh đọc chú thích qua 1 số từ mượn. ? Đây là một văn bản có luận đề ''Thuế máu'' được triển khai bằng hệ thống các luận điểm nào. ? Em có nhận xét gì về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản. ? Mở đầu chương sách, Nguyễn ái Quốc nói về điều gì. * Trước chiến tranh, thực dân Pháp luôn coi khinh người dân thuộc địa, khi chiến tranh xảy ra chúng đã lừa bịp tâng bốc họ thành vật hi sinh. ? Em hãy nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu tác giả sử dụng. * Giọng điệu mỉa mai, hài hước lột trần bộ mặt xảo trá của bọn thực dân. ? Số phận của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào. ? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để tố cáo tội ác của bọn thực dân. * Sử dụng yếu tố tự sự qua nghệ thuật liệt kê các dẫn chứng, sử dụng số liệu để thông tin, lời kể chua xót, giọng giễu cợt, xót xa. * Phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa, đem mạng đánh đổi những vinh dự hão huyền. ? Còn số phận của những người bản xứ ở hậu phương được khái quát bằng sự việc nào. * Tuy không phải trực tiếp ra mặt trận nhưng nhiều người dân thuộc địa làm việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn. I. Tìm hiểu chung (5') 1. Tác giả - Học sinh tìm hiểu chung trong SGK. - Những năm 20 của thế kí XX là thời kì hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước - người chiến cộng sản kiên cường Nguyễn ái Quốc. Trong đó có văn chương nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nỗi khổ của nhân dân kêu gọi đấu tranh. 2. Tác phẩm - Tác phẩm được viết bằng chữ Pháp, xuất bản năm 1925, gồm 12 chương và phần phụ lục. - Đoạn trích nằm trong chương I - Tác phẩm thể hiện rõ phẩm chất Nguyễn ái Quốc: nghệ thuật châm biếm sắc sảo. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc (10') - Đọc đúng ngữ điệu để cảm nhận nghệ thuật trào phúng của tác giả. - 3 học sinh đọc 3 phần của văn bản. + Bản xứ, An-nam-mít, ngư lôi, tạp dịch, nhũng lạm ... 2. Bố cục (4') 3 luận điểm I. Chiến tranh và ''Người bản xứ'' II. Chế độ lính tình nguyện. III. Kết quả của sự hi sinh. - Người thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí, song tàn nhẫn nhất là sự bóc lột xương máu. - Cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị tính chiến đấu, p2 triệt để của Nguyễn ái Quốc. 3. Phân tích a) Chiến tranh và người bản xứ (15') - Nói về thái độ của các quan cai trị thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa ở 2 thời điểm: trước và sau chiến tranh (1914) Trước chiến tranh Sau chiến tranh -Những tên da đen bẩn thỉu. -Những tên An-Nam-mít bẩn thỉu họ được xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như xúc vật -Những đứa con yêu, những người bạn hiền. -Những chiến sĩ bảo vệ công lí và TD họ được tâng bốc,, vỗ về, phong cho danh hiệu cao quý để biến họ thành vật hi sinh. - Họ chỉ là, giỏi lắm thì, cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức, đùng một cái ... - Họ phải đột ngột xa lìa vợ con, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, ... bỏ xác tại những miền hoang vu ..., anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm lên những chiếc gậy, 8 vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương ... + Nghệ thuật liệt kê các dẫn chứng, lời kể chua xót, thương cảm, giọng giễu cợt, xót xa: ấy thế mà, lập tức, đi phơi thây, tưới, chạm ... - Kiệt sức trong các xưởng thuốc súng, khạc ra từng miếng phổi chẳng khác gì hít phải hơi ngạt. Tuần 27 - Tiết 105,106 Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) ( Nguyễn ái Quốc) A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình tự miêu tả của tác giả. - Học sinh thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn ái Quốc trong văn chính luận. - Giáo dục lòng yêu kính Bác, yêu chế độ XHCN với tính ưu việt của nó, căm ghét bọn thực dân bóc lột. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: tác phẩm ''Bản án chế độ thực dân Pháp'', ảnh Hồ Chí Minh. - Học sinh: soạn bài. Hoạt động của thày Hoạt động của trò ? Bọn thực dân đã sử dụng những thủ đoạn mánh khoé nào để bắt lính. * Nguyễn ái Quốc đã tập trung vạch trần, tố cáo tội ác và thủ đoạn bắt lính của chính quyền thực dân ở 3 nước Đông Dương. ? Thực chất của chế độ lính tình nguyện là gì. * Thực chất là dùng vũ lực để bắt lính chứ không hề có sự tình nguyện nào cả. ? Phản ứng của người bị bắt lính tình nguyện có gì khác thường. ? Lời lẽ của bọn cầm quyền được mô tả như thế nào. ? Đối lập với sự thật nào. * Tác giả đã mỉa mai những lời lẽ bịp bợm về chế độ lính tình nguyện của bọn thực dân * Sử dụng yếu tố biểu cảm. ? Hai đoạn trên nói về những thủ đoạn, những mánh khoé của TD để lôi được trai tráng những nước thuộc địa sang cầm súng bảo vệ ''nước mẹ''. Còn ở phần III, Nguyễn ái Quốc đã nói về điều gì. ? Nhận xét về giọng giọng điệu của tác giả. - Người dân thuộc địa lại trở về vị trí hèn hạ ban đầu sau khi đã bị bóc lột trắng trợn''thuế máu'' * Bằng giọng mỉa mai, tác giả nói về cách đối xử của chính quyền TD với những người lính thuộc địa sau chiến tranh. * Hết chiến tranh chúng lại đối xử tàn nhẫn với họ; tước đoạt của cải, đánh đập, đối xử như với xúc vật. tráo trở, tàn nhẫn. * Sử dụng yếu tố biểu cảm. ? Đối với những thương binh người Pháp và vợ con của tử sĩ người Pháp thì ''bọn cá mập thực dân'' đối xử ra sao. * Chúng còn bỉ ổi hơn nữa là không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi. ? Tác giả đã tố cáo chúng như thế nào. ? Nhận xét về cách nói của tác giả. * Tác giả đã tố cáo bằng lí lẽ sắc bén. ? Cuối cùng tác giả đã làm gì. ? Nhận xét về giá trị nghệ thuật của văn bản. ? Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Đọc văn bản thể hiện rõ bút pháp của tác giả ? ? Em hãy tìm hiểu tấm lòng của tác giả qua đoạn trích vừa học. b) Chế độ lính tình nguyện (13') - Học sinh đọc mục II SGK tr87 - Tiến hành những cuộc lùng sục lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. - Thoạt tiên chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ. - Sau đó chúng mới đòi đến con cái nhà giàu ... đi lính tình nguyện hoặc sì tiền ra. - Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt xúc vật, đàn áp dã man nếu như có chống đối. thực chất là bắt bớ, cưỡng bức. là cơ hội làm giàu, củng cố địa vị, thăng quan tiến chức, tỏ lòng trung thành. - Người dân thuộc địa hoặc trốn tránh, hoặc xì tiền ra, thậm chí họ còn tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi đi lính. - Các bạn đã tấp nập đầu quân, kẻ thì hiến dâng cánh tay của mình như lính thợ. Đối lập với tốp thì bị xích tay, ... những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hoà tác giả đã nhắc lại lời tuyên bố của bọn thực dân bằng giọng điệu giễu cợt rồi phản bác lại bằng thực tế hùng hồn, sử dụng nhiều câu hỏi ở phần kết để kết tội đanh thép hơn. c) Kết quả của sự hi sinh (12') - Học sinh đọc phần III - Tác giả vẫn tiếp tục chủ đề trên, nói về kết quả của sự hi sinh của những người bị lừa bịp của cả những người lính thuộc địa và người Pháp lương thiện. + Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ bỗng dưng im bặt. + Những người hi sinh từng được tâng bốc trở lại ''giống người hèn hạ'' - Chẳng phải ... đó sao? - Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi ! ... (yếu tố biểu cảm trong văn Nl) - Cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho TB và vợ con của tử sĩ người Pháp Đầu độc 1 dân tộc để vơ vét cho đầy túi - Trong một việc mà chính quyền thuộc dịa đã phạm 2 tội ác đối với nhân loại. - Tác giả không châm biếm, mỉa mai nữa mà tố cáo bằng lí lẽ sắc bén. - Tác giả kêu gọi thế giới văn minh và người Pháp lương thiện lên án tội ác của bọn chúng 4. Tổng kết (5') a) Nghệ thuật * Nt: ngòi bút trào phúng dặc sắc: - Xây dựng hệ thống hình ảnh sinh động vừa xác thực, vừa mang tính chất châm biếm, trào phúng, giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo, ngôn từ mang tính trào phúng, châm biếm. - Giọng điệu trào phúng đặc sắc: giọng giẽu cợt, mỉa mai, nhắc lại các mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân đã sử dụng, sử dụng thành công giọng giễu nhại, phản bác, dùng liên tiếp các (?) để đập lại lời lễ bịp bợm. - Yếu tố tự sự và biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hoà: các sự kiện, con số lấy trong thực tế * Nội dung: tố cáo chính quyền thực dân đã bóc lột ''thuế máu'' của người dân nghèo thuộc địa trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. III. Luyện tập - Tác giả đã vạch trần sự thật bằng những tư liệu phong phú, với tấm lòng của một người yêu nước, 1 người cộng sản, tác giả đã ... ng nhà triết học, khoa học hời hợt thời bấy giờ trong xã hội Pháp. c) Tác dụng của đi bộ ngao du đối với sức khoẻ và tinh thần của con người(15') Học sinh đọc đoạn 3, phân tích trên bảng phụ: - Sức khoẻ được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với với tất cả, hân hoan khi về đến nhà, thích thú khi ngồi vào bàn ăn, ngủ ngon giấc ... - Những kẻ ngồi trong những cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ. - Nghệ thuật so sánh 2 trạng thái tinh thần khác nhau để khẳng định lợi ích tinh thần của người đi bộ ngao du để thuyết phục người đọc. + Sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. 4. Tổng kết (5') - Cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, sinh động do lí lẽ và thực tiễn luôn bổ sung cho nhau. - Muốn ngao du cần phải đi bộ. - Ông là một người giản dị, quý trọng tự do, yêu mến thiên nhiên. Ông không những là một nhà văn tài ba mà còn là một nhà giáo dục lỗi lạc. - Học sinh đọc ghi nhớ. IV. Củng cố:(3') ? Nhắc lại ý chính trong ghi nhớ của bài. ? Em học tập được gì ở tác giả qua bài văn này. (viết văn nghị luận đan xen các yếu tố tần số và biểu cảm trong lập luận) ? Đọc bài văn, em hiểu thêm những lợi ích mới nào của việc đi bộ ngao du. V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Nắm được ý chính của bài. - Học tập cách viết của tác giả trình bày đoạn văn có luận điểm: Lợi ích của việc đi bộ đối với học sinh. - Ôn tập chương trình văn bản từ đầu học kì II đến nay, chuẩn bị cho kiểm tra 45'. Tuần 28 - Tiết 111 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng Việt Hội thoại (t) A. Mục tiêu cần đạt: - Qua việc học lí thuyết ở tiết trước, học sinh ứng dụng làm bài tập. - Nắm được khái niệm lượt lời. - Rèn kĩ năng tham gia hội thoại đạt hiệu quả. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: bảng phụ ghi lượt lời mục I.1 - Học sinh: ôn tập tiết hội thoại 107; xem trước bài ''Hội thoại'' (tiếp) C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Thế nào là vai hội thoại. ? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ XH như thế nào? Khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì? Giải bài tập 3 trong SGK tr95. III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò - Gọi học sinh đọc ví dụ ? Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt. - Giáo viên treo bảng phụ ghi các lượt lời sau khi học sinh đã phát biểu. - Yêu cầu học sinh bổ sung. ? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói. ? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào. * Hồng không nói vì bất bình với bà cô. ? Vì sao Hồng không cắt lời bà cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe. * Vai dưới phải tôn trọng vai trên, không được cắt lời người đối thoại. ? Từ ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là lượt lời. ? Khi nói cần chú ý điều gì. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. ? Hãy nêu lượt lời của 4 nhân vật: - Chị Dậu. - Cai lệ. - Anh Dậu. - Người nhà lí trưởng. ? Qua đó em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào. + Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm 2', gọi nhóm báo cáo và nhận xét lẫn nhau + Giáo viên đánh giá. * Qua cuộc hội thoại ta thấy chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, mạnh mẽ, cai lệ hống hách đểu cáng, ... người nhà lí trưởng a dua ? Sự chủ động tham gia cuộc hội thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào. ? Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có hợp lí với tâm lí nhân vật không? Vì sao. ? Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc hội thoại làm tăng kịch tính của câu truyện như thế nào. I. Lượt lời trong hội thoại (10') 1. Ví dụ - Học sinh đọc ví dụ đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật Hồng và người cô (SGK-tr82) 2. Nhận xét Bà cô (6) bé Hồng (2) -Hồng! Mày có muốn ... -Sao lại không vào ... -Mày dại quá ... -(cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe) -Vậy mày hỏi ... -Mấy lại rằm ... -Không! Cháu không muốn vào ... -Sao cô biết ... - Tôi cúi đầu không đáp ... - Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất ... - Cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Hồng không nói, im lặng cho biết thái độ của Hồng là bất bình với những lời người cô nói. - Hồng không cắt lời bà cô vì ý thức được rằng Hồng là người thuộc vai dưới, không được phép xúc phạm người cô. - Mỗi lần nói trong hội thoại là một lượt lời. 3. Kết luận - Giữ lịch sự, tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời, chêm lời ... - Nhiều khi im lặng cũng là một cách biểu thị thái độ. - Học sinh đọc ghi nhớ 2, 3 lần. II. Luyện tập (24') 1. Bài tập 1 Học sinh đọc bài tập 1 trong SGK tr102. Học sinh thảo luận nhóm và báo cáo kết quả. - Học sinh nêu lượt lời của từng nhân vật. - Những người nói nhiều nhất: cai lệ và chị Dậu - Người nhà lí trưởng nói ít hơn, anh Dậu chỉ nói với vợ khi cuộc xung đột đã kết thúc. - Kẻ cắt lời người khác tronng cuộc hội thoại là cai lệ. - Xét về vai XH, chị Dậu từ chỗ nhún nhường (cháu - ông) đã vùng lên kháng cự (tao - mày; đe doạ) và thực hiện lời đe doạ. chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, cai lệ hống hách, ngoan cố, người nhà lí trưởng a dua. Bài tập 2 Học sinh đọc bài tập 2 a) Thoạt đầu cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn. b)Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật: Thoạt đầu cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả hai đứa con nghe lời mẹ. - Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ ... càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đưa con hiếu thảo, đảm đang như vậy đi và càng làm tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí. IV. Củng cố:(3')? Thế nào là lượt lời trong hội thoại ? Khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì. V. Hướng dẫn về nhà:(') - Học thuộc ghi nhớ. - Làm bài tập 3, 4 (SGK tr107) - Gợi ý làm bài tập 3: 2 lần nhân vật tôi im lặng, lí do ở trong hững câu tiếp theo lời hỏi của bà mẹ. Bài tập 4: im lặng dể giữ bí mật, tôn trọng người khác ... là vàng Im lặng trước những hành vi sai, trước áp bức bất công, trước sự xúc phạm nhân phẩm đối với mình, với người lương thiện là dại khờ, hèn nhát. - Xem trước bài: + Lựa chọn trật tự từ trong câu. + Chuẩn bị cho tiết 112: phần I (chuẩn bị ở nhà) SGK tr 108 Tuần 27 - Tiết 112 Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh được củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước. - Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: viết bảng phụ ghi mục II.1: dàn bài của bài văn. - Học sinh: làm phần I (chuẩn bị bài ở nhà) SGK tr108 C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. ? Làm thế nào để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao. ? Trình bày bài tập 3 SGK tr98 III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề. ? Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì. ? Cho ai. ? Cần làm theo kiểu lập luận nào. ? Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không. ? Vì sao. ? Nên sửa như thế nào. - Sau khi báo cáo thảo luận, sắp xếp lại các luận điểm; giáo viên treo bảng phụ ghi dàn bài chuẩn bị để học sinh đối chiếu. Dàn bài: a) MB: nêu lợi ích của việc tham quan. b) TB: nêu các lợi ích cụ thể: - Về thể chất: giúp ta khoẻ mạnh. - Về tình cảm: + Tìm hiểu thêm niềm vui cho bản thân mình. + Thêm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước - Về kiến thức: + Hiểu sâu thêm những điều đã học ở trường lớp. + Đưa lại nhiều bài học chưa có trong sách vở của nhà trường. c) KB: khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan. ? Trong đoạn văn tham khảo trong ''Đi bộ ngao du'', em thấy nhà văn đã đưa những yếu tố biểu cảm vào đoạn văn ở chỗ nào. ? Hãy chọn một đoạn văn cụ thể ? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn. ? Trong đoạn văn ấy em muốn biểu hiện tình cảm gì. ? Em thấy đoạn văn mục 2b đã biểu hiện được tình cảm của em chưa. ? Làm thế nào để biểu đạt những tình cảm mà em muốn gửi vào đoạn văn đó. - Giáo viên cho học sinh viết đoạn văn. - Cho học sinh tự đánh giá đoạn văn của mình. - Giáo viên gọi một vài học sinh trình bày đoạn văn. - Gọi học sinh khác nhận xét. - Giáo viên đánh giá. II. Luyện tập * Tìm hiểu đề - Vấn đề cần làm sáng tỏ: sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch. - Đối tượng: học sinh - Cần trình bày theo kiểu lập luận chứng minh. 1. Cách sắp xếp các luận điểm - Học sinh đọc các luận điểm (SGtr108) - Học sinh thảo luận theo nhóm 2' và báo cáo kết quả thảo luận: + Các luận điểm được đưa ra theo kiểu liệt kê, người viết đã đưa ra ý kiến, quan điểm của mình nhưng sắp xếp chưa rành mạch hợp lí, chặt chẽ không làm sáng tỏ vấn đề nêu ra. + Cách sửa Học sinh báo cáo trình bày, nhóm khác nhận xét. Học sinh đối chiếu với bảng phụ của giáo viên để ghi lại dàn bài vào vở. 2. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận a) Ví dụ - Học sinh đọc bài tập mục II.2 SGtr108 - Biết bao hứng thú, thú vị, mơ màng buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ, vui vẻ, khoan khoái, hài lòng, hân hoan, ngon lành, thích thú biết bao, ngủ ngon giấc biết bao ... Tác giả sử dụng nhiều thán từ, tính từ, từ chỉ trạng thái, câu cảm thán vào đoạn văn. b) Đưa yếu tố biểu cảm vào một đoạn văn của đề (I) - Học sinh chọn một đoạn văn tương ứng với một luận điểm trong các luận điểm của dàn bài kể trên. - Học sinh xác định. - Học sinh trình bày miệng những câu biểu hiện tình cảm của mình - Học sinh bộc lộ quan điểm - Có thể sử dụng các từ ngữ biểu cảm : biết bao, kì diệu thay, làm sao có thể, ... - Học sinh viết. - Học sinh tự đánh giá theo 3 tiêu chuẩn: + đoạn văn đã thực sự có yếu tố biểu cảm chưa ? + Tình cảm biểu hiện trong đoạn văn đã chân thành chưa hay còn khuôn sáo? + Sự diễn đạt tính cảm ấy có rõ ràng, trong sáng hay không ? IV. Củng cố:(3') - Giáo viên tổng kết tiết luyện tập, chỉ ra những ưu điểm đã đạt được, những nhược điểm cần chú ý sửa chữa, những kinh nghiệm rút ra và phương hướng phấn đấu đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. V. Hướng dẫn về nhà:(') - Xem trước cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. - Hoàn thiện bài văn (đề bài mục I) - Xem trước bài: Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
Tài liệu đính kèm: