Giáo án môn học Đại số 8 tiết 10: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức

Giáo án môn học Đại số 8 tiết 10: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức

TIẾT 10

PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ

BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG HẰNG ĐẲNG THỨC

I.Mục tiêu:

 *.Kiến thức: Học sinh hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức thông qua các ví dụ cụ thể.

 *.Kỹ năng: Biết vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào việc phân tích đa thức thành nhân tử.

 *.Thái độ: Cẩn thận, linh hoạt trong biến đổi và tính toán.

II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: SGK Toán 8, giáo án, bảng phụ

 2. HS: SGK, SBT.

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1342Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 8 tiết 10: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 10
phân tích đa thức thành nhân tử
bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
Giảng 8A:
	8B:
	8C:
I.Mục tiêu:
 *.Kiến thức: Học sinh hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức thông qua các ví dụ cụ thể.
 *.Kỹ năng: Biết vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào việc phân tích đa thức thành nhân tử.
 *.Thái độ: Cẩn thận, linh hoạt trong biến đổi và tính toán.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: SGK Toán 8, giáo án, bảng phụ
	2. HS: SGK, SBT. 
III.Tiến trình tổ chức dạy – học:
 1.Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
 H/s1 - Phân tích đa thức sau thành nhân tử : 
 	a) 3x2 + 6x 
 	 b) 2x2y( x- y ) + 6xy2 ( x - y) 
 H/s2: a) 3x2y + 6xy2
	b) 5x ( x – y ) – 10y ( y – x )
 2.Nội dung: (27 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ.(17 phút)
G/v:(ghi ví dụ lên bảng và cho hs làm)
 Phân tích đa thức thành nhân tử
x2 – 4x + 4
x2 – 2 
1 – 8x3 
H/s:(chép đề, làm bài và trả lời)
G/v:(ghi lời giải lên bảng, chốt lại vấn đề)
- Cách làm như trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.
H/s:(ghi kết quả vào vở) 
G/v:(cho hs thực hành ?1 – SGK)
H/s:(thực hành giải và cho kết quả)
G/v:(ghi bảng kết quả và chốt lại vấn đề)
- Trong đa thức, các hạng tử có nhân tử chung không?
- Biểu thức thuộc dạng hằng đẳng thức nào? 
 - nếu chưa có dạng của hằng đẳng thức thì có thể biến đổi về dạng hằng đẳng thức được không ? bằng cách nào ?
GV:(ghi bảng và cho HS tính nhanh ?2)
HS:(đứng tại chỗ nêu cách tính nhanh và trả lời kết quả)
*Hoạt động 2: Làm ví dụ áp dụng.(10 phút)
G/v:(ghi bảng ví dụ)
- Muốn chứng minh một biểu thức số nào đó chia hết cho 4, ta phải làm thế nào ?
H/s:(trả lời)
G/v:(chốt lại vấn đề)
Muốn chứng minh một biểu thức số nào đó chia hết cho 4, ta phải biến đổi biểu thức đó về dạng tích có chứa thừa số là 4.
H/s:(làm theo yêu cầu của GV)
1/ Ví dụ:
a) x2 - 4x + 4 = (x - 2)2
b)x2 - 2 = x2 - ()2 = (x +)(x - ).
c) 1 - 8x3 = 13 - (2x)3 
 = (1 - 2x)(1 + 2x + 4x2)
?1 
 a) x3 + 3x2 + 3x + 1 = (x + 1)3
 b) (x +y)2 - 9x2 = 
= {(x + y) - 3x}{ (x +y) + 3x}
= (x + y - 3x)(x +y +3x)
= (-2x+ y)(4x +y).
?2 1052 – 25 = 1052 - 52
 = (105 + 5)(105 – 5) 
 = 110.100
 = 11000
2/ áp dụng:
Ví dụ: Chứng minh (2n + 5)2 – 25 chia hết cho 4 với mọi số nguyên n.
 Giải:
Ta có: (2n + 5)2 – 25 
 = (2n + 5)2 – 52 
 = (2n + 5 – 5)(2n + 5 + 5)
 = 2n(2n + 10)
 = 4n(n + 5)
Nên (2n + 5)2 – 25 chia hết cho 4 với mọi số nguyên n.
	 3.Củng cố: (10 phút)
G/v:(ghi lên bảng bài tập 43 – SGK và cho HS hoạt động nhóm nhỏ ngồi cùng bàn học, sâu đó gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày lời giải, mỗi nhóm một câu)
* Bài giải: 
 G/v:(lưu ý cho HS trường hợp đổi dấu trong câu b)
 4.Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút)
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm tiếp các bài tập 44, 45, 46 – SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doctit 10ds.doc