I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu được “nguyên tử khối của nguyên tử tính bằng đvC”
- Biết được mỗi đơn vị Cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon.
- Biết được mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt. Biết nguyên tử khối sẽ xác định được đó là nguyên tố nào.
- Biết sử dụng bảng 1 (SGK/42) để:
+ Tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố.
+ Biết nguyên tử khối, hoặc biết số Proton thì xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng viết kí hiệu hóa học.
- Rèn luyện khả năng làm bài tập xác định nguyên tố.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
Ngày soạn 25/8/09 Ngày dạy 29/8/09 Tiết 7 Nguyên tố hóa học (tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS hiểu được “nguyên tử khối của nguyên tử tính bằng đvC” - Biết được mỗi đơn vị Cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon. - Biết được mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt. Biết nguyên tử khối sẽ xác định được đó là nguyên tố nào. - Biết sử dụng bảng 1 (SGK/42) để: + Tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố. + Biết nguyên tử khối, hoặc biết số Proton thì xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng viết kí hiệu hóa học. - Rèn luyện khả năng làm bài tập xác định nguyên tố. 3. Thái độ Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học Bảng 1 – SGK/42. Phiếu học tập Bảng nhóm III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ HS1: Định nghĩa nguyên tố hóa học. Viết kí hiệu hóa học của 10 nguyên tố hóa học mà em biết. HS2: Chữa bài tập 3 (SGK/20). HS3: Làm bài tập mà GV chiếu lên màn hình. Em hãy điền tên, Kí hiệu hoá học và các số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau: Tên nguyên tố Kí hiệu hoá học Tổng số hạt trong nguyên tử Số p Số e Số n 34 12 15 16 18 6 16 16 GV gọi HS khác nhận xét bài làm của các bạn. 2. Bài mới * Giới thiệu bài Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng gv Nêu vấn đề: Khối lượng thực của một nguyên tử rất nhỏ ví dụ : mC = 1,9926. 10-23 g.Số này quá nhỏ không tiện dùng.Vậy người ta tính m của nguyên tử ntn? Tiết 7 Nguyên tố hóa học (tiếp theo) * Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tử khối. - Mục tiêu: - Tiến hành: Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng II. Nguyển tử khối. Gv Thuyết trình: nguyên tử có khối lượng vô cùng bé như vậy, nếu tính bằng gam thì quá quá nhỏ, không tiện sử sử dụng và thực tế cũng không thể cân đo được kể cả hàng triệu triệu nguyên tử. Vì vậy người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon. Viết tắt là đvC. Hs Ghi một số VD Ví dụ: - Khối lượng của một nguyên tử Hidro bằng 1đvC (Quy ước viết là: H = 1đvC). - Khối lượng của 1 nguyên tử Cacbon là: C = 12 đvC. - Khối lượng của 1 nguyên tử Oxi là: O = 16 đvC. Gv Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng, nhẹ giữa các nguyên tử. (?) Vậy trong các nguyên tử trên, nguyên tử nào nhẹ nhất? Hs Nguyên tử Hidro là nguyên tử nhẹ nhất. (?) Nguyên tử Cacbon, nguyên tử Oxi nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử Hidro? Hs Nguyên tử Cacbon nặng gấp 12 lần nguyên tử Hidro. Nguyên tử Oxi nặng gấp 16 lần nguyên tử Hidro. Gv Thuyết trình: Khối lượng tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. à Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối. (?) Vậy nguyên tử khối là gì? Hs Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC. Gv Hướng dẫn HS tra bảng 1 (SGK/42) để biết nguyên tử khối của các nguyên tố. Gv Thông báo: Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết, ta xác định được đó là nguyên tử nào. gV Yêu cầu HS là bài tập 1. (GV chiếu bài tập 1 lên màn hình) Bài tập 1: Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần khối lượng của nguyên tử Hidro. Em hãy tra bảng 1 và cho biết: a/ R là nguyên tố nào? b/ Số p và số 3 trong nguyên tử. Bài tập 1: Gv Hướng dẫn HS làm bài tập bằng hệ thống các câu hỏi sau: (?) Muốn xác định được R là nguyên tố nào, ta phải biết được điều gì về nguyên tố R? Hs Ta phải biết được số p hoặc e hoặc nguyên tử khối của R. (?) Với dữ kiện trên của đầu bài, ta có thể xác định được số p trong nguyên tố R không? Hs Không, ta chỉ xác định được nguyên tử khối dựa vào dữ kiện của đầu bài. Gv Gọi 1 HS lên bảng tìm khối lượng nguyên tử của R. Hs Nguyên tử khối của R là: R = 14 x 1 = 14 đvC (?) Em hãy tra bảng 1 và cho biết tên nguyên tố, kí hiệu của nguyên tố R? Số p và số e? Hs a/ R là Nitơ, kí hiệu: N b/ Số p = e = 7 Gv Yêu cầu HS làm bài tập 2 (GV chiếu bài tập 2 lên màn hình). Bài tập 2: Nguyên tử của nguyên tố X có 16 Proton trong hạt nhận. Em hãy xem bảng 1 và trả lời các câu hỏi sau: a/ Tên và kí hiệu của X? b/ Số e trong nguyên tử của nguyên tố X? c/ Nguyên tử X nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử Hidro, nguyên tử Oxi? Bài tập 2: Gv Hướng dẫn HS làm bài tập bằng hệ thống các câu hỏi sau: (?) Em hãy tra bảng 1 và cho biết X là nguyên tố nào? Hs X là lưu huỳnh. - X là lưu huỳnh (Kí hiệu: S) (?) Số e trong nguyên tử S? Nguyên tử khối của S là bao nhiêu? Hs - Nguyên tử S có 16e - S = 32 đvC (?) So sánh nguyên tử khối của S với O và H? Hs - Nguyên tử lưu huỳnh nặng gấp 32 lần so với nguyên tử Hidro và nặng gấp 32:16 = 2 lần so với nguyên tử Oxi. * Hoạt động 2: Luyện tập - Củng cố. - Mục tiêu: . - Tiến hành: Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng Gv Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm (SGK/21) Gv Yêu cầu HS làm bài tập 3. (GV chiếu bài tập lên màn hình). Bài tập 3: Dựa vào bảng 1 em hãy hoàn chỉnh bảng cho dưới đây: Tên nguyên tố Kí hiệu Số p Số e Số n Tổng số hạt trong nguyên tử Nguyên tử khối Flo 10 19 20 12 36 3 4 Gv Chiếu bài của 2 nhóm làm bằng phim trong và cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung và chấm chéo bài của nhau. Sau đó GV chiếu đáp án lên màn hình. Tên nguyên tố Kí hiệu Số p Số e Số n Tổng số hạt trong nguyên tử Nguyên tử khối Flo F 9 9 10 28 19 Kali K 19 19 20 58 39 Magie Mg 12 12 12 36 24 Liti Li 3 3 4 10 7 (?) Dựa vào bảng trên, hãy nhận xét để rút ra mối liên hệ giữa nguyên tử khối với tổng số hật Notron và Proton trong hạt nhân nguyên tử. Hs Khối lượng nguyên tử chính là tổng số hạt Proton và hạt Notron. (Nếu HS không trả lời được thì GV yêu cầu về nhà tìm hiểu). 3. Hướng dẫn về nhà Học bài, làm bài tập 4, 5, 6, 7, 8 (SGK/20). Tiết 8 Ngày soạn 9/9/09 Ngày dạy12/9/09 đơn chất – Hợp chất – Phân tử I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất. - HS phân biệt được kim loại và phi kim. - HS biết được trong một mẫu chất (đơn chất và hợp chất),nguyên tử khôi tách rời nhau mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền nhau. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng phân biệt các loại chất - Rèn luyện cách viết kí hiệu của các nguyên tố hóa học. 3. Thái độ Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ H1.10, 1.11, 1.12, 1.13 III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ HS1: (?) Làm bài tập 7 (SGK/20). HS2: Làm bài tập: Xem bảng 1 (SGK/42) và cho biết kí hiệu và tên gọi của nguyên tố R biết rằng: nguyên tử R nặng gấp 4 lần so với nguyên tử nitơ. Giải: Nguyên tử khối của Nitơ là: N = 14. Nguyên tử R nặng gấp 4 lần nguyên tử Nitơ. Vậy R = 4.14 = 56. à R là sắt (Kí hiệu: Fe) HS2: (?) - Định nghĩa nguyên tử khối? Hiện nay khoa học đã biết được bao nhiêu nguyên tố hóa học? Nguyên tố nào chiếm thành phần nhiều nhất trong lớp vỏ Trái Đất? - Làm bài tập 8 (SGK/20). 2. Bài mới * Giới thiệu bài Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng Gv Các em biết rằng hiện nay có hàng triệu chất khác nhau. Để thuận tiện trong việc nghiên cứu các chất thì người ta đã tiến hành phân loại chúng. Bài học ngày hôm nay sẽ giới thiệu về sự phân loại các chất. Tiết 8 Đơn chất – Hợp chất Phân tử * Hoạt động 1: Tìm hiểu về đơn chất và hợp chất. - Mục tiêu: - Hs biết được đơn chất, hợp chất là gì? à Phân biệt đơn chất và hợp chất. - HS phân loại được đơn chất, hợp chất và đặc điểm cấu tạo của đơn chất, hợp chất. - Tiến hành: Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng I. Đơn chất – Hợp chất Gv Hướng dẫn HS ghi bài theo cách kẻ đôi vở để tiện so sánh hai khái niệm đơn chất và hợp chất Gv - Treo tranh: + H1.10: Mô hình tượng trưng mẫu kim loại đồng (rắn). + H1.11: Mô hình tượng trưng mẫu khí hidro và khí oxi. - Giới thiệu: đó là mô hình tượng trưng của một số đơn chất - Sau đó GV treo tranh: + H1.12: Mô hình tượng trưng 1 mẫu nước (thể lỏng). + H1.13: Mô hình tượng trưng 1 mẫu muối ăn (rắn) - Giới thiệu: đó là mô hình tượng trưng của một số hợp chất. Gv Yêu cầu HS quan sát các tranh trên để trả lời các câu hỏi sau: (?) Các đơn chất và hợp chất có đặc điểm gì khác nhau về thành phần? Hs - Một mẫu đơn chất chỉ gồm một loại nguyên tử (1 nguyên tố hóa học). - Một mẫu hợp chất gồm hai loại nguyên tử trở lên (2 nguyên tố hóa học trở lên) (?) Vậy đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Hs - Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. - Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Đơn chất Hợp chất Khái niệm - Định nghĩa: Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. - Định nghĩa: Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. (?) Hãy tìm một số VD khác về đơn chất? Hs Natri, Lưu huỳnh, nhôm, Clo (GV những VD này lên bảng) (?) Em hãy phân loại những VD trên thành những nhóm khác nhau và gọi tên từng nhóm? HS - Nhóm 1: Natri, Nhôm là nhóm kim loại. - Nhóm 2: Lưu huỳnh, Clo là nhóm phi kim. (?) Vậy đơn chất được chia thành mấy nhóm, đó là những nhóm nào? Hs Đơn chất được chia thành 2 nhóm: đơn chất kim loại và đơn chất phi kim. (?) Dựa vào đặc điểm nào của các đơn chất đó mà người ta lại phân đơn chất ra thành 2 loại như vậy? Hs Dựa vào sự khác nhau của các chất mà người ta chia đơn chất ra làm 2 loại: đơn chất kim loại có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt, còn đơn chất phi kim thì không có những tính chất đó (trừ than chì). Gv Giới thiệu: một số đơn chất kim loại và đơn chất phi kim thường gặp trong bảng 1 (SGK/42) và yêu cầu về nhà học thuộc để sử dụng cho những bài sau. (?) Nghiên cứu SGK và cho biết hợp chất có mấy loại và đó là những loại nào? Cho VD? Hs Hợp chất được chia thành 2 loại: - Hợp chất vô cơ: nước, muối ăn, axit sunfuric - Hợp chất hữu cơ: khí mêtan, đường glucozơ Gv Giới thiệu: Hợp chất được chia thành 2 loại là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ. Riêng về hợp chất hữu cơ sẽ được học trong chương trình Hóa học 9. - Phân loại: + Đơn chất kim loại: Natri, nhôm + Đơn chất phi kim: Oxi. Hidro - Phân loại: + Hợp chất vô cơ: nước, muối ăn + Hợp chất hữu cơ: mêtan, đường Gv - Yêu cầu: HS làm bài tập 3 (SGK/26) vào vở bài tập. - Sau đó GV gọi 1 HS lên bảng làm. hs - Các đơn chất là: Photpho, Magie vì những chất trên đều được tạo nên từ một nguyên tố hóa học. - Các hợp chất là: Khí amoniac, axit clohidric, cacxi cacbonat, glucozơ. vì những chất trên đều do 2 hay nhiều nguyên tố hóa học tạo nên. (?) Hãy quan sát mô hình các đơn chất và hợp chất à Nêu đặc điểm cấu tạo của các đơn chất và hợp chất? Hs - Đơn chất kim loại: các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo trật tự xác định. - Đơn chất phi kim: 2 nguyên tử liên kết với nhau. - Hợp chất: nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và thứ tự nhất định. Đặc điểm cấu tạo - Đơn chất kim loại: các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo trật tự xác định. - Đơn chất phi kim: 2 nguyên tử liên kết với nhau. Nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và thứ tự nhất định. * Hoạt động 2: Luyện tập – Củng cố. - Đọc kết luận SGK. - Bài 1: Bài tập 1 (SGK/25) - Bài 2: Chép và vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ thích hợp: - Khí Hidro, khí Oxi và khí Clo là những .. đều tạo nên từ một .. - Nước, muối ăn, axit clohidric là những .. đều tạo nên từ hai .. Trong thành phần hóa học của nước và axit clohidric đều có chung .., còn của muối ăn và axit clohdric đều có chung .. 4. Hướng dẫn về nhà Học bài, làm bài tập 2 vào VBT
Tài liệu đính kèm: