Giáo án môn hóa học - Tuần 2

Giáo án môn hóa học - Tuần 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Học sinh hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp.

- Thông qua thí nghiệm, HS biết được chất tinh khiết có những tính chất nhất định còn hỗn hợp thì không có tính chất nhất định.

- Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.

2. Kỹ năng.

- HS biết cách quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.

- Hình thành kĩ năng thực hành thí nghiệm hoá: HS tiếp tục được làm quen với một số dụng cụ, hoá chất thí nghiệm, làm quen với một số thí nghiệm đơn giản.

- Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm.

3. Thái độ.

Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Một chai nước khoáng có nhãn, nước tự nhiên, nước cất.

- 2 cốc thuỷ tinh 50ml, 1 ống nghiệm, giấy lọc, kiềng sắt, nhiệt kế, đũa thuỷ tinh, 3 ống hút, tấm lưới kim loại không gỉ.

- Muối ăn

 

doc 11 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn hóa học - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn21/8/ 2009
Ngày giảng24/8/2009 Tiết 3
Chất (Tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Thông qua thí nghiệm, HS biết được chất tinh khiết có những tính chất nhất định còn hỗn hợp thì không có tính chất nhất định.
- Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Kỹ năng.
- HS biết cách quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.
- Hình thành kĩ năng thực hành thí nghiệm hoá: HS tiếp tục được làm quen với một số dụng cụ, hoá chất thí nghiệm, làm quen với một số thí nghiệm đơn giản.
- Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ.
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
Một chai nước khoáng có nhãn, nước tự nhiên, nước cất.
2 cốc thuỷ tinh 50ml, 1 ống nghiệm, giấy lọc, kiềng sắt, nhiệt kế, đũa thuỷ tinh, 3 ống hút, tấm lưới kim loại không gỉ.
Muối ăn
III. Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài tập về nhà của HS.
(?) Làm thế nào để biết được tính chất của chất? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
HS: Trả lời
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Chương I
Chất – Nguyên tử – Phân tử
Tiết 3 Chất (Tiết 2)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chất tinh khiết và chát hỗn hợp.
- Mục tiêu:	+ Phân biệt được sự khác nhau giữa chất tinh khiết và hỗn hợp.
	+ Biết được chất tinh khiết có tính chất nhất định
- Tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
III. Chất tinh khiết
1. Chất tinh khiết và hỗn hợp
GV
Trong cuộc sống hàng ngày, chắc ai trong chúng ta cũng đã từng đun nước.
(?)
Nêu hiện tượng xảy ra ở phía dưới của nắp ấm nước khi nước sôi?
HS
Khi nước sôi thì hơi nước bốc lên bám vào bề mặt của nắp ấm tạo thành những giọt nước.
(?)
Nước thu được ở đây người ta dgọi là gì?
HS
Nước cất
GV
Giới thiệu 3 loại nước đã chuẩn bị trước: một cốc nước cất, một cốc nước tự nhiên (ao, hồ, sông, suối, nước máy), một cốc nước khoáng.
Để thấy được sự khác nhau của 3 loại nước trên, sau đây các em sẽ quan sát một thí nghiệm nhỏ.
GV
Vừa hướng dẫn vừa tiến hành thí nghiệm:
- Dùng ống hút, hút nước trong từng cốc nước và nhỏ lên 3 tấm kính tương ứng:
	+ Tấm kính 1: nước cất
	+ Tấm kính 2: nước tự nhiên
	+ Tấm kính 3: nước khoáng
- Dùng kẹp, kẹp từng tấm kính và hơ trên ngọn lửa đèn cồn để nước từ từ bay hơi hết.
GV
Sau khi tiến hành thí nghiệm xong, GV cho HS quan sát hiện tượng thu được trên từng tấm kính.
(?)
Hãy nêu hiện tượng thu được trên từng tấm kính?
HS
- Tấm kinh 1: không có vết cặn.
- Tấm kính 2: có vết cặn.
- Tấm kính 3: có vết cặn mờ.
(?)
Từ kết quả thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về thành phần của nước cất, nước tự nhiên và nươc khoáng?
HS
- Nước cất không có lẫn chất khác.
- Nước tự nhiên và nước khoáng có lẫn một số chất tan.
(?)
Hãy cho biết trong nước tự nhiên có những chất gì?
HS
CO2, SO2, SO3 
(?)
Hãy cho biết trong nước khoáng có những chất gì?
HS
Có một số chất tan (có ghi trên bao bì của chai)
GV
Như vậy trong thành phần của nước cất không có lẫn các chất khác nên gọi là chất tinh khiết; trong thành phần nước tự nhiên và nước khoáng có 1 số chất khác nhau nên gọi là hỗn hợp.
(?)
Em hãy so sánh với kết quả trên và cho biết chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần như thế nào?
HS
- Chất tinh khiết chỉ gồm 1 chất không lẫn chất khác.
- Hỗn hợp: Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.
Hỗn hợp
Chất tinh khiết
- Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau
- Chỉ gồm 1 chất (không có lẫn chất khác)
GV
Thông báo: nước cất không có lẫn các chất khác nên nó có vai trò rất quan trọng.
(?)
Hãy nêu một số vai trò của nước cất để thấy được sự quan trọng của nó?
HS
- Trong y học: dùng để pha chế thuốc
- Trong hóa học: sử dụng trong phòng thí nghiệm, dùng để pha chế dung dịch
(?)
Hãy nêu một số vai trò của nước tự nhiên và nước khoáng?
HS
- Nước tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt.
- Nước khoáng: cung cấp một số khoáng chất cho cơ thể.
GV
Giới thiệu cách điều chế nước cất trong PTN: người ta sử dụng phương pháp chưng cất nước tự nhiên. Yêu cầu HS quan sát H1.4a và giới thiệu cách chưng cất nước cất: dụng cụ sử dụng trong phương pháp này là 1 bình cầu có nhánh nối với 1 ống sinh hàn. Người ta dùng đèn cồn đun sôi nước trong bình thủy tinh có nhánh, hơi nước được tạo ra sẽ đi qua ống sinh hàn. ống sinh hàn có 1 đầu cho nước vào và 1 đầu nước ra. Tác dụng của nó là giúp hơi nước trong ống thủy tinh của ống sinh hàn ngưng tụ lại và sau đó chảy vào lọ thủy tinh.
(?)
Làm thế nào để khẳng định được nước cất là chất tinh khiết?
HS
Tiến hành đo nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của nước cất. Chỉ nước tinh khiết mới có: tonc = 0oC, tos = 100oC, D = 1g/cm3
(?)
Theo em tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp có giống nhau không?
HS
Đối với hỗn hợp thì các tính chất của chúng khác với nước cất, do thành phần của hỗn hợp có lẫn một số chất khác nhau.
Có tính chất thay đổi (phụ thuộc và thành phần của hỗn hợp)
Có tính chất vật lí và hóa học nhất định.
(?)
Em hãy lấy 5 VD hỗn hợp và 1 VD chất tinh khiết.
HS
* Hoạt động 2: Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
- Mục tiêu: Biết dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất trong hỗn hợp để tách chất ra khỏi hỗn hợp.
- Tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
2. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
(?)
Trong thành phần của nước biển có những chất gì?
Hs
Nước biển có chứa muối ăn và nước biển.
(?)
Trong thành phần của nước biển có chứa 3-5% là muối ăn. Muốn tách riêng muối ăn ra khỏi nước biển (hoặc nước muối), ta phải làm thế nào?
HS
- Đun nóng nước muối hoặc nước biển, nước sôi, bay hơi hết.
- Muối ăn kết tinh lại.
GV
Tiến hành thí nghiệm để học sinh quan sát.
(?)
Dựa vào tính chất gì của muối mà ta có thể tách được muối ra khỏi nước?
HS
Tính chất vật lí
GV
Như vậy, dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất mà ta có thể tách được chất này ra khỏi chất khác. Đối với muối ăn để tách muối ăn ra khỏi nước thì ta phải dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của muối ăn và nước. Muối ăn có nhiệt độ sôi là 1450oC trong khi đó nhiệt độ sôi của nước chỉ là 100oC.
(?)
Từ thí nghiệm trên em hãy cho biết nguyên tắc để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp?
HS
Để có thể tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp, ta có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý.
GV
Giới thiệu: Chúng ta còn có thể dựa vào tính chất hóa học để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp. Phương pháp này chúng ta sẽ được biết trong quá trình học sau này.
3. Củng cố:
GV gọi HS nhắc lại một số nội dung trong bài:
- Chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần và tính chất khác nhau như thế nào?
- Nêu nguyên tắc để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp?
4. Hướng dẫn về nhà.
- BTVN: 7, 8 (SGK/11)
- Chuẩn bị bài thực hành sau: 
+ Đọc trước bài
+ Chuẩn bị hỗn hợp cát và muối ăn.
Ngày soạn26/8/ 2009
Ngày giảng29/8/2009 Tiết 4
Bài thực hành số 1
Tính chất nóng chảy của chất – Tách chất ra khỏi hỗn hợp
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- So sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất để biết được các chất có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
- Biết dựa vào tính chất vật lí của một số chất để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Kỹ năng.
- HS làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
- Biết được một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản
- Nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc, cẩn thận khi làm thí nghiêm
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên:
	- Phiếu tường trình.
	- 6 bộ thí nghiệm gồm:
	+ Dụng cụ: đèn cồn, 3 ống nghiệm, kẹp gỗ, phễu thủy tinh, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh 100ml và 250ml, nhiệt kế, giấy lọc, kiềng sắt, tấm lưới.
	+ Hóa chất: Cát, muối ăn, bột S, Parafin
	- Bảng giới thiệu một số dụng cụ hóa chất và một số quy tắc an toàn trong PTN.
2. Học sinh: Chuẩn bị muối ăn và cát.
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Tiết 4
Bài thực hành số 2
Tính chất nóng chảy của chất Tách chất từ hỗn hợp
* Hoạt động 1: Hướng dẫn một số quy tắc an toàn và cách sử dụng dụng cụ, hóa chất.
- Mục tiêu:	+ HS biết được một số dụng cụ thường dùng và cách sử dụng chúng
	+ Nắm được một số quy tắc ăn toàn trong PTN.
- Tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
I. Một số quy tắc trong PTN.
GV
- Treo bảng một số dụng cụ thí nghiệm thường dùng
- Giới thiệu những dụng cụ đó dựa vào bảng hoặc yêu cầu HS quan sát Phụ lục 1 (Sgk/154-155).
- Yêu cầu HS đọc một số quy tắc an toàn và cách sử dụng dụng cụ, hóa chất trong PTN (Sgk/154).
- GV chiếu phần cách sử dụng dụng cụ, hóa chât và HS ghi vào vở.
	Cách sử dụng dụng cụ, hóa chất:
- Không dùng tay cầm trực tiếp hóa chất.
- Không đổ hóa chất này vào hóa chất khác (ngoài chỉ dẫn).
- Không đổ hóa chất dùng thừa trở lại lọ, bình chứa ban đầu.
- Không dùng hóa chất khi không biết rõ đó là hóa chất gì.
- Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất.
* Hoạt động 2: Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của Parafin và Lưu huỳnh.
- Mục tiêu: HS biết được nhiệt độ nóng chảy khác nhau của parafin và lưu huỳnh
- Tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
II. Thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.
Gv
Thông báo: Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS ghi lại cách tiến hành thí nghiệm, hiện tượng vào phiếu tường trình của từng nhóm.
GV
Giới thiệu: Dụng cụ hóa chất dùng để đo nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh à Giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm:
- Lấy 1 ít bột S và parafin vào từng ống nghiệm tương ứng.
- Cho 2 ống nghiệm vào cốc thủy tinh đựng nước.
- Cắm nhiệt kế vào cốc nước.
- Để cốc lên giá và đun trên ngọn lửa đèn cồn
à GV tiến hành thí nghiệm
a. Cách tiến hành:
Gv
Khi Parafin và lưu huỳnh nóng chảy, các em hãy quan sát nhiệt kế và ghi lại nhiệt độ sôi của chúng.
(?)
Khi Parafin nóng chảy, GV hỏi: Khi Parafin nóng chảy thì nhiệt kế chỉ bao nhiêu độ?
b. Hiện tượng:
HS
Khi Parafin nóng chảy, nhiệt kết chỉ 420C.
- Khi Parafin nóng chảy, nhiệt kế chỉ 420C.
GV
Cho HS quan sát tiếp thí nghiệm
(?)
Khi nước sôi, GV hỏi: Khi nước sôi, lưu huỳnh đã nóng chảy chưa?
HS
Khi nước sôi, lưu huỳnh chưa nóng chảy.
- Khi nước sôi, lưu huỳnh chưa nóng chảy.
(?)
Em có nhận xét gì về nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh so với nhiệt độ sôi của nước?
HS
Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ sôi của nước.
GV
Thông báo: Nhiệt độ nong chảy của lưu huỳnh là 1130C.
- Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh là 1130C.
(?)
Qua thí nghiệm trên em hãy rút ra nhận xét chung về nhiệt độ nóng chảy của các chất?
Hs
Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
c. Kết luật: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
* Hoạt động 3: Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp.
- Mục tiêu: Biết dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất trong hỗn hợp để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
- Tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
2. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp.
Gv
Giới thiệu dụng cụ hóa chất để tiến hành thí nghiệm.
(?)
Nêu các bước tiến hành thí nghiệm
Hs
Các bước tiến hành thí nghiệm:
- Cho một ít hỗn hợp cát và muối vào cốc nước.
- Khuấy đều.
- Gấp tờ giấy lọc và đặt khít vào trong phễu thủy tinh.
- Đặt phễu vào trong ống nghiệm.
- Rót từ từ một ít hỗn hợp vào phễu và đợi cho đến khi lọc hết.
- Dùng kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm và đặt trên ngọn lửa đèn cồn.
a. Cách tiến hành:
Gv
Hướng dẫn lại cách tiến hành thí nghiệm.
Chú ý:
- Phải hơ nóng đều ống nghiệm trước khi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn và khi đun nóng phải hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
- Sau khi đun nóng không được đặt ống nghiệm xuống nơi có nước dễ gây vỡ ống nghiệm mà phải đặt lên giá để ống nghiệm.
- Trong quá trình làm thí nghiệm phải quan sát hiện tượng: màu sắc ban đầu, hiện tượng ở giấy lọc, trong ống nghiệm trước và sau khi đun nóng.
Gv
Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm. Trong quá trình HS làm thí nghiệm, GV đi quan sát và hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm nếu cần.
(?)
Nhận xét các hiện tượng thu được sau khi kết thúc thí nghiệm?
HS
- Ban đầu hỗn hợp có màu nâu.
- Sau khi lọc thì thu được dung dịch trong suốt và cát được giữ lại trên mặt giấy lọc.
- Sau khi đun nóng, thu được chất rắn màu trắng.
b. Hiện tượng
- Ban đầu hỗn hợp có màu nâu.
- Sau khi lọc thì thu được dung dịch trong suốt và cát được giữ lại trên mặt giấy lọc.
- Sau khi đun nóng, thu được chất rắn màu trắng.
GV
Như vậy ta đã tách được muối ra khỏi hỗn hợp có lẫn cát.
(?)
Dựa vào tính chất nào của muối và cát mà ta có thể tách chúng ra khỏi nhau?
HS
Dựa vào sự khác nhau về tính chất của muối và cát: muối tan được trong nước, cát không tan được trong nước nên ta có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp có lẫn cát.
Gv
Cho các nhóm hoàn thành bản tường trình.
Gv
Yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ, hóa chất của nhóm mình và tổ trực nhật dọn dẹp lớp.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn thành tiếp bản tường trình (nếu cần).
- Đọc trước bài nguyên tử.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc