Kiến thức
HS biết cách tính thể tích (ở đktc) hoặc khối lượng, lượng chất cảu các chất trong phương trình phản ứng
HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập phương trình phản ứng hóa học và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
Kỹ năng
Giáo án hoá học 8. Tiết : 33 Bài: Tính theo phương trình hóa học (tiếp) uMục đích yêu cầu : Kiến thức ã HS biết cách tính thể tích (ở đktc) hoặc khối lượng, lượng chất cảu các chất trong phương trình phản ứng ã HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập phương trình phản ứng hóa học và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. Kỹ năng: vChuẩn bị: GV:ã Máy chiếu, giẩy trong, bút dạ. ã Bảng nhóm. Học sinh: ã Học kĩ các bước của bài toán tính theo phương trình hóa học ã Ôn lại các bước lập phương trình hóa học w Bài giảng: Phương pháp dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10phút) GV: Kiểm tra 2 HS: HS 1: Nêu các bước của bài toán tính theo phương trình hóa học GV: Kiểm tra HS thứ 2: Tính khối lượng clo cần dùng để tác dụng hết 2,7 gam nhôm. Biết sơ đồ phản ứng như sau: Al + Cl2 đ AlCl3 GV: Cho HS nhận xét và đánh giá. HS 1: Các bước của bài toán tính theo phương trình hóa học: 1) Đổi số liệu đầu bài ( tính số mol của chất mà đầu bài đã cho) 2) Lập phương trình hóa học 3) Dựa vào phương trình hóa học tính số mol của chất ( mà đầu bài yêu cầu) 4) Chuyển số mol của chất thành khối lượng, hoặc thể tích ( theo yêu cầu của bài toán) HS 2: 1) Đổi số liệu: nAl = m / M = 2,7 / 27 = 0,1 (mol) 2) Lập phương trình phản ứng 2Al + 3Cl2 đ 2AlCl3 3) Theo phản ứng nCl2 = nAl ´ 3 / 2 = 0,1 ´ 3 / 2 = 0,15 (mol) 4) Vậy khối lượng clo cần dùng là: mCl2 = n ´ M = 0,15 ´ 71 = 10,65 (gam) Hoạt động 2: Tính thể tích chất khí tham gia và tạo thành ( 20 phút) GV: Đặt vấn đề: ( ở bài tâp kiểm tra của HS 2): Nếu đầu bài yêu cầu chúng ta tính thể tích khí clo cần thiết (ở đktc) thì bài giải của chúng ta sẽ khác ở điểm nào? GV: Công thức chuyển đổi giữa n, V (ở đktc)? GV: Có thể giới thiệu thêm công thức tính thể tích chất khí ở điều kiện thường ( 200C và 1 atm) là: VKhí = n ´ 24 ( điều kiện thường) GV: Các em hãy tính thể tích khí clo (ở đktc) trong trường hợp bài tâp trên. GV: Tổng kết lại vấn đề rồi cho HS làm ví dụ khác GV: Đưa đề bài ví dụ 1 lên màn hình: Ví dụ 1: Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam phôt pho. Biết sơ đồ phản ứng như sau: P + O2 đ P2O5 Tính khối lượng hợp chất tạo thành sau phản ứng GV: Chiếu lại các bước của bài toán tính theo phương trình lên màn hình đ yêu cầ HS làm vào vở. Hoặc: Sử dụng giấy trong mà HS ở dưới lớp đã làm GV: Gọi HS lần lượt làm từng bước (có thể gọi 1 HS tóm tắt đầu bài) GV: - Các em hãy tính số mol của phôt pho - Cân bằng phương trình phản ứng GV: Có thể kết hợp giưói thiệu cho HS cách điền số mol của các chất dưới phương trình phản ứng. GV: Em hãy tính số mol của O2 và P2O5. GV: Tính thể tích khí oxi cần dùng? GV: Em hãy tính khối lượng của hợp chất tạo thành HS: Chúng ta sẽ chuyển đổi từ số mol clo thành thể tích clo theo công thức: VKhí = n ´ 22,4 = 0,15 ´ 22,4 = 3,36 (lit) HS: Tóm tắt đầu bài: mP = 3,1 gam V02 (ở đktc) = ? mP2O5 = ? 1) nP = m / M = 3,1 / 31 = 0,1 (mol) HS: 4P +5O2 đ 2P2O5 4mol 5 mol 2 mol 0,1 mol x mol y mol HS: Theo phương trình: n02 = nP ´ 5 / 4 = 0,1 ´ 5 / 4 = 0,125 (mol) nP2O5 = nP / 2 = 0,1 / 2 = 0,05 (mol) HS: a) Thể tích khí oxi cần dùng là: VO2 = n x 22,4 = 0,125 ´ 22,4 = 2,8 (lit) HS: MP2O5 = 31 ´ 2 + 16 ´ 5 = 142 (gam) đ mP2O5 = n ´ M = 0,05 ´ 142 = 7,1 (gam) Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố ( 14 phút) GV: Đưa đề bài luyện tập 1 lên màn hình và yêu cầu HS cả lớp làm bài tâp vào vở. - Sau 5 phút, GV chấm vở của HS và gọi 2 HS lên làm theo 2 cách khác nhau (nếu có thể) Bài tập 1: Cho sơ đồ phản ứng CH4 + O2 đ CO2 + H2O Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lit khí CH4. Tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành ( thể tích các chất khí ở đktc) GV: Gợi ý HS giải cách 2: GV: Đối với các chất khí ( nếu ở cùng 1 điều kiện) tỉ lệ về số mol bằng tỉ lệ về thể tích. GV: Chúng ta sẽ cùng nhau làm bài tập kết hợp giưũa bài toán tính theo phương trình và bài toán xác định công thức hóa học của một chất chưa biết. GV: Đưa đề bài tâp lên màn hình: Bài tập 2: Biết rằng 2,3 gam một kim loịa R ( có hóa trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lit khí clo ( ở đktc) theo sơ đồ phản ứng : R + Cl2 đ RCl a) Xác định teen kim loại R b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành GV: Gợi ý: - Muốn xác địng được R là kim loại nào, Ta phải sử dụng công thức nào? Chúng ta phải tính được số mol của R dựa vào dữ kiện nào? GV: Yêu càu 2 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở. GV: Gọi tiếp HS 2 HS 1: Giải bài tâp theo các thông thường: 1) nCH4 = V / 22,4 = 1,12 / 22,4 = 0,05 (mol) 2) Phương trình: CH4 + 2O2 đ CO2 + 2 H2O 1 mol 2 mol 1 mol 2 mol 3) Theo phương trình phản ứng : nO2 = nCH4 ´ 2 = 0,05 ´ 2 = 0,1 (mol) nCO2 = nCH4 = 0,05 (mol) 4) Thể tích khí oxi cần dùng (ở đktc) là: VO2 = n ´ 22,4 = 0,1 ´ 22,4 = 2,24 (lit) Thể tích khí cácbonic tạo thành là: VCO2 = n ´ 22,4 = 0,05 ´ 22,4 = 1,12 (lit) HS 2: Giải bài tập theo cách 2: Phương trình: CH4 + 2O2 đ CO2 + 2 H2O Theo phương trình n02 = 2nCH4 đ V02 = 2VCH4 = 2 ´ 1,12 = 2,24 (lit) nCO2 = nCH4 đ VCO2 = VCH4 = 1,12 (lit) HS: Phương hướng giải: - Xác địng dược khối lượng mol của R Công thức: MR = m / n HS: Dựa vào thể tíh khí clo đ Từ đó tính được số mol của clo HS 1:1) nCl2 = V / 22,4 = 1,12 / 22,4 = 0,05 (mol) 2) Phương trình: 2R + Cl2 đ 2RCl 2 mol 1 mol 2 mol 3) Theo phương trình phản ứng nR = 2 ´ nCl2 = 2 ´ 0,05 = 0,1 (mol) đ MR = mR / nR = 2,3 / 0,1 = 23 (gam) đ R là natri (kí hiệu là Na) HS 2: 2Na + Cl2 đ 2NaCl Theo phương trình: nNaCl = n ´ M = 0,1 ´ 58 5 = 5,85 (gam) (MNaCl = 23 + 35,5 = 58,5 (gam)) Cách 2: Dựa theo định luật bảo toàn khối lượng Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) Bài tập về nhà: 1 (a); 2, 3 (c, d); 4, 5 (SGK tr. 75,76)
Tài liệu đính kèm: