Giáo án môn Hóa hoc lớp 9 năm 2009 - Tiết 30: Tính chất chung của phi kim

Giáo án môn Hóa hoc lớp 9 năm 2009 - Tiết 30: Tính chất chung của phi kim

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết được tính chất vật lý của phi kim

- Biết được tính chất hoá học của phi kim

- Biết được phi kim có mức hoạt động khác nhau.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên:

Dụng cụ: ống thuỷ tinh có nút nhám

Dụng cụ điều chế hiđrô

Hoá chất:Hoá chất điều chế hiđrô, Clo, Quỳ tím

Học sinh Đọc trước bài.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

 

docx 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1021Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa hoc lớp 9 năm 2009 - Tiết 30: Tính chất chung của phi kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/12/2009
Ngày giảng: 18/12/2009
Chương 3: PHI KIM, SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN 
CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Tiết 30- TÍNH CHẤT CHUNG CỦA PHI KIM
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được tính chất vật lý của phi kim
- Biết được tính chất hoá học của phi kim
- Biết được phi kim có mức hoạt động khác nhau.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Dụng cụ: ống thuỷ tinh có nút nhám 
Dụng cụ điều chế hiđrô
Hoá chất:Hoá chất điều chế hiđrô, Clo, Quỳ tím 
Học sinh Đọc trước bài. 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới: 
I: Tính chất vật lý của phi kim
+ Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK 
+ Gọi 1 học sinh lên tóm tắt.
* ở điều kiện thường phi kim tồn tại ở cả ba trạng thái 
Trạng thái rắn: C, S, P
Trạng thái lỏng: Br2
Trạng thái khí: H2, Cl2, O2..
* Phần lớn các nguyên tố hoá học phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Một số phi kim độc như: Cl2. Br2, I2.
II: Tính chất hoá học của phi kim
 Giáo viên: Đặt vấn đề.Từ lớp 8 ta đã làm quen với nhiều phản ứng hoá học trong đó có sự tham gia phản ứng cuả các phi kim.
Học sinh thảo luận nhóm:
+ Viết tất cả các phương trình phản ứng mà em biết trong đó có phi kim tham gia phản ứng?
Giáo viên hướng dẫn học sinh xắp xếp các tính chất theo tính chất hoá học của phi kim 
GV: Riêng tính chất này chúng ta làm thí nghiệm theo nhóm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm.
+ Học sinh nhận xét hiện tượng 
+ Vì sao giấy quỳ tím lại chuyển thành màu đỏ?
+ Học sinh viết phương trình phản ứng?
+ Ghi lại trạng trạng thái các chất?
Giáo viên: Thông báo.
Ngoài ra nhiều phi kim khácnhư C,S, Br .. tác dụng với hiđrô cung xtạo ra hợp chất khí.
+ Học sinh viết phương trình phản ứng và nêu trạng thái của các chất?
Thông báo. 
Mức độ hoạt động hoá học của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim với kimloại và hiđrô.
Giáo viên giới thiệu: 
Phi kim hoạt động mạnh ví dụ F2,O2,Cl2.
Phi kim hoat động yếu hơn như: S,C,Si
II.Tính chất hoá học của phi kim 
1. Tác dụng với kim loại.
* Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.
2Na(r) + Cl2(k) 2NaCl(r)
2Al(r) + 3S(r) Al2S3(r)
*Oxi khi tác dụng với kim loại tạo thành muối.
3Fe(r) + 2O2(k) Fe3O4(r)
2Zn(r) + O2(k) 2ZnO(r)
2. Tác dụng với hiđrô.
* Oxi tác dụng với hiđrô
2H2(k) + O2(k) 2H2O(k)
* Clo tác dụng với hiđrô
Học sinh quan sát thí nghiệm.
+ Hiện tượng.
- Bình khí clo ban đầu có màu vàng lục
- Sau khi đốt hiđro trong bình khí clo thì màu vàng lục biến mất, (bình khí trở về không màu 
- Giấy quỳ tím chuyển thành đỏ.
+ Nhận xét: Giấy quỳ tím chuỷển thành đỏ bởi vì dung dịch axit tạo ra có tính axit mạnh.
Phương trình phản ứng: 
2H2(k) + Cl2(k) 2HCl(k) 
Kết luận: Phi kim phản ứng với hiđrô tạo ra hợp chất khí.
3. Tác dụng với oxi.
S(r) + O2(r) SO2(k)
4P(r) + 5O2(k) 2P2O5(r)
4. Mức độ hoạt động của phi kim 
Học sinh nghe giảng.
+ Dựa vào khả năng phản ứng với hiđrô
+ Dựa vào khả năng phản ứng với kim loại nhiều hoá trị.
4. Củng cố 
Yêu cầu học sinh làm bài tập trong phiếu học tập:
Bài tập: Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hoá hoá học sau?
 H2S
S SO2 SO3 H2SO4 K2SO4 BaSO4 
	 FeS H2S
	5. Hướng dẫn học ở nhà 
Bài tập về nhà 1.2.3.4.5.6 SGK/76
Rút kinh nghiệm : 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 30.docx