Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

 1.Kiến thức:

Học sinh biết:

 -Hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Đó là một môn học quan trọng và bổ ích.

 -Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Do đó cần có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

 - Các phương pháp học tập bộ môn và phải biết làm thế nào để học tốt môn hóa học.

2.Kĩ năng:

 -Kĩ năng biết làm thí nghiệm, biết quan sát, làm việc theo nhóm nhỏ.

 -Phương pháp tư duy, suy luận.

 

doc 275 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 88Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 02/09/2020
Tuần: 1	
Tiết: 1	
§1 MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
 1.Kiến thức:
Học sinh biết:
 -Hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Đó là một môn học quan trọng và bổ ích.
 -Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Do đó cần có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
 - Các phương pháp học tập bộ môn và phải biết làm thế nào để học tốt môn hóa học.
2.Kĩ năng:
 -Kĩ năng biết làm thí nghiệm, biết quan sát, làm việc theo nhóm nhỏ.
 -Phương pháp tư duy, suy luận.
3.Thái độ:
 - Học sinh có hứng thú say mê môn học, ham thích đọc sách.
 - Học sinh nghiêm túc ghi chép các hiện tượng quan sát được và tự rút ra kết luận.
4. Trọng tâm;
- Tâm quan trọng của chất, tính chất của chất
II.CHUẨN BỊ: 
1. PHƯƠNG PHÁP
 -Đặt vấn đề,trực quan,giảng giải
2. CHẨN BỊ
- GV
	Tranh: Ứng dụng của oxi, chất dẻo, nước.
Hóa chất
Dụng cụ
-Dung dịch CuSO4
-Dung dịch NaOH
-Dung dịch HCl
-Đinh sắt đã chà sạch
-Ống nghiệm có đánh số
-Giá ống nghiệm
-Kẹp ống nghiệm
-Thìa và ống hút hóa chất
- H/S
Xem SGK
III. .HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu hóa học là gì ?(15)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-Giới thiệu sơ lược về bộ môn hóa học trong chương trình .
-Để hiểu “Hóa học là gì” chúng ta sẽ cùng tiến hành 1 số thí nghiệm sau:
+Giới thiệu dụng cụ và hóa chất g Yêu cầu HS quan sát màu sắc, trạng thái của các chất.
+Hướng dẫn học sinh hoạt đông theo nhóm nhỏ.
+Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 trong SGK/3.
+Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. 
*Dùng ống hút, nhỏ 1 vài giọt dd CuSO4 ở ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2 đựng dd NaOH.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 3 đựng dd HCl.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng dd CuSO4.
g Yêu cầu các nhóm quan sát, rút ra nhận xét.
?Tìm đặc điểm giống nhau giữa các thí nghiệm trên.
?Tại sao lại có sự biến đổi chất này thành chất khác. gChúng ta phải nghiên cứu tính chất của các chất g Ứng dụng những tính chất đó vào cuộc sống.
Hoạt động theo nhóm:
+Quan sát và ghi:
*Ống nghiệm 1: dung dịch CuSO4: trong suốt, màu xanh.
*Ống nghiệm 2: dung dịch NaOH: trong suốt, không màu.
*Ống nghiệm 3: dung dịch HCl: trong suốt, không màu.
 *Đinh sắt: chất rắn, màu xám đen.
+Làm theo hướng dẫn của giáo viên .
+Quan sát, nhận xét.
+Ghi nhận xét và giấy.
Nhận xét
*Nhỏ 1 vài giọt dd CuSO4 vào ống nghiệm 2 đựng dd NaOH gỞ ống nghiệm 2 có chất mới màu xanh, không tan tạo thành.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 3 đựng dd HCl g ở ống nghiệm 3 có bọt khí xuất hiện.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng dd CuSO4gPhần đinh sắt tiếp xúc với dd có màu đỏ.
- Đều có sự biến đổi chất .
-Đọc kết luận SGK / 3:
Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
I. HÓA HỌC LÀ GÌ ?
 Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của hóa học trong đời sống.(15)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-Yêu cầu HS đọc các câu hỏi mục II.1 SGK/4.
-Thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.(4’)
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
-Giới thiệu tranh: ứng dụng của oxi, nước và chất dẻo.
?Theo em hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?
- 2 HS đọc câu hỏi SGK.
-Thảo luận và ghi vào giấy.
+Vật dụng dùng trong gia đình: ấm, dép, đĩa 
+Sản phẩm hóa học dùng trong nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, 
+Sản phẩm hóa học phục vụ cho học tập: sách, bút, cặp, 
+Sản phẩm hóa học phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe: thuốc,
II. HÓA HỌC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA?
 Hóa học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta.Như: Sản phẩm hóa học: làm thuốc chữa bệnh, phân bón 
Hoạt động 3:Các em cần phải làm gì để học tốt môn hóa học ?(10)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 3:Các em cần phải làm gì để học tốt môn hóa học ?
-Yêu cầu HS tự đọc mục III SGK/5
-Thảo luận theo nhóm nhỏ (5’) để trả lời câu hỏi sau: “Muốn học tốt môn hóa học các em phải làm gì ?”
-Gợi ý cho HS thảo luận theo 2 phần:
-Yêu cầu các nhóm trình bày, bổ sung.
?Vậy theo em học như thế nào thì được coi là học tốt môn hóa học.
-Cá nhân tự đọc SGK/5.
-Thảo luận nhóm và ghi vào giấy theo câu hỏi
?Các hoạt động cần chú ý khi học tập bộ môn.
?Tìm phương pháp tốt để học tập môn hóa học.
+Đại diện nhóm báo cáo thảo luận và nhậ xét bổ sung.
+Đại diện nhóm khác nhận xét chéo
-Cuối cng HS ghi nội dung chính của bi học.
III. CÁC EM CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC ? 
+Thu thập tìm kiếm kiến thức.
+Xử lý thông tin.
+Vận dụng.
+Ghi nhớ.
+Biết làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.
+Có hứng thú say mê.
+Phải nhớ 1 cách chọn lọc.
+Phải đọc thêm sách.
4.Củng cố(3)
GV đặc câu hỏi để cũng cố bài học cho học sinh
 ?Hĩa học l gi? Lấy ví dụ?
 ?Lm gì để học tốt môn hóa học?, hóa học có ứng dụng gì?.
5.Dặn dò(1)
-Lm bi tập SGK
-Học bài.
-Đọc bài 2 SGK / 7,8
*. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn 02/09/2020
Tuần 1
Tiết 2
Chương I: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ 
§2: CHẤT
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Khái niệm chất và một số tính chất của chất.
Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.
Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. 
Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất.
Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp 
Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát. 
So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
Thái độ:
Học sinh có hứng thú say mê môn học.
Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống.
4/ Trọng Tâm
Tính chất của chất
CHUẨN BỊ: 
Phương pháp
 Thí nghiệm , qan sát, nhóm, thuyết trìmh
Chuẩn bị
Giáo viên :
Hóa chất
Dụng cụ
-Sắt miếng hoặc Nhôm. 
-Nước cất. 
-Muối ăn.
 -Lưu huỳnh
-Đũa và cốc thuỷ tinh có vạch. 
-Nhiệt kế . 
-Đèn cồn , kiềng đun.
Học sinh: Đọc SGK / 7,8
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp: (1)
Kiểm tra bài cũ: (5)
 ? Hóa học là gì.? Vai trò của hóa học trong đời sống.
 ? Các em cần phải làm gì để học tốt môn hóa học
Bài mới:Giới thiệu bài mới:
Ở bài học trước các em đã biết: Môn hóa học nghiên cứu về chất cũng sự biến đổi của chất. Trong bài học này cc em sẽ làm quen với chất.
Hoạt động 1:Các chất có ở đâu(10)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
? Hãy kể tên 1 số vật thể ở xung quanh chúng ta.
 -Các vật thể xung quanh ta được chia thành 2 loại chính: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.gHãy đọc SGK mục I/7, thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau:
TT
Tên vật thể
Vật thể
Chất cấu tạo vật thể
Tự nhiên
Nhân tạo
1
Cây mía
2
Sách
3
Bàn ghế
4
Sông suối
5
Bút bi
-Nhận xét bài làm của các nhóm.
*Chú ý: 
 Không khí: vật thể tự nhiên gồm: Oxi, Nitơ, Cacbonic,
?Qua bảng trên theo em: “Chất có ở đâu ?”
-Bàn ghế, sách, bút, quần áo, cây cỏ, sông suối, 
-Cá nhân tự đọc SGK.
-Học sinh thảo luận nhóm (4’)
-Đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. 
TT
Tên vật thể
Vật thể
Chất cấu tạo vật thể
Tự nhiên
Nhân tạo
1
Cây mía
X
Đường,
nướcxenlulo
2
Sách
X
Xenlulo
3
Bàn ghế
X
Xenlulo
4
Sông suối
X
Nước, 
5
Bút bi
X
Chất dẻo, sắt, 
-Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể nơi đó có chất hay chất có ở khắp mọi nơi.
I.CHẤT CÓ Ở ĐÂU? 
 Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể thì ở đó có chất.
Hoạt động 2:Tìm hiểu tính chất của chất(15)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-Thuyết trình: Mỗi chất có những tính chất nhất định:
+Tính chất vật lý: g ví dụ: màu sắc, mùi vị, trạng thái, tính tan, nhiệt độ sôi,  
+Tính chất hóa học: g ví dụ: tính cháy được, bị phân huỷ, 
- Ngày nay, khoa học đã biết Hàng triệu chất khác nhau,. Vậy, làm thế nào để biết được tính chất của chất ? 
- Các nhóm hãy thảo luận tiến hành 1 số thí nghiệm 
-Hướng dẫn:
+ Muốn biết muối ăn, nhôm có màu gì, ta phải làm như thế nào ?
+ Muốn biết muối ăn, nhôm có tan trong nước không, theo em ta phải làm gì ?
+ ghi kết quả vào bảng sau:
Chất
Cách thức tiến hành
Tính chất của chất
Nhôm 
Muối 
-Vậy bằng cách nào người ta có thể xác định được tính chất của chất ?
-Giải thích cho HS cách dùng dụng cụ đo.
-Thuyết trình: 
+Để biết được tính chất vật lý: chúng ta có thể quan sát, dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm.
+Để biết được tính chất hóa học của chất thì phải làm thí nghiệm.
Tại sao chúng phải tìm hiểu tính chất của chất và việc biết tính chất của chất có ích lợi gì.
-Nghe – ghi nhớ và ghi vào vở.
-Thảo luận nhóm (5’) để tìm cách xác định tính chất của chất.
Chất
Cách thức tiến hành
Tính chất của chất
NHÔM
-Quan sát 
-Cho vào nước 
-Chất rắn, màu trắng bạc
-Không tan trong nước
-
Muối
-Quan sát
-Cho vào nước
-Đốt
-Chất rắn, màu trắng 
-Tan trong nước
-Không cháy được 
Người ta thường dùng các cách sau: 
+Quan sát.
+Dùng dụng cụ đo. 
+Làm thí nghiệm.
1.MỖI CHẤT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT NHẤT ĐỊNH.
a. Tính chất vật lý: 
+ Trạng thái, màu sắc, mùi vị.
+ Tính tan trong nước.
+ Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
+ Tính dẫn diện, dẫn nhiệt.
+ Khối lượng riêng 
b. Tính chất hóa học:khả năng biến đổi chất này thành chất khác.
VD: khả năng bị phân hủy, tính cháy được, 
Cách xác định tính chất của chất:
+Quan sát 
+Dùng dụng cụ đo.
+Làm thí nghiệm.
Hoạt động 3:Việc tìm hiểu tính chất của chất có lợi ích gì ?(10)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
? gĐể trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng làm thí nghiệm sau:
Trong khay thí nghiệm có 2 lọ đựng chất lỏng trong suốt không màu là: nước và cồn (không có nhãn). Các em hãy tiến hành thí nghiệm để phân biệt 2 chất trên Gợi ý: Để phân biệt được cồn và nước ta phải dựa vào tính chất khác nhau của chúng. Đó là những tính chất nào ?
-Hướng dẫn HS đốt cồn và nước: lấy 1 -2 giọt nước và cồn cho vào lỗ nhỏ của đế sứ. gDùng que đóm châm lửa đốt.
†Theo em tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất ?
-Kể 1 số câu chuyện nói lên tác hại của việc sử dụng chất không đúng do không hiểu biết tính chất của chất như khí độc CO2 , axít H2SO4 , 
-Kiểm tra dụng cụ và hóa chất trong khay thí nghiệm.
-Hoạt động theo nhóm (3’)
Để phân biệt được cồn và nước ta phải dựa vào tính chất khác nhau của chúng là: cồn cháy được còn nước không cháy được.
- HS trả lời câu hỏi
-Nhớ lại nội dung bài học, trả lời câu hỏi của giáo viên. 
2.VIỆC HIỂU BIẾT TÍNH CHẤT CỦA CHẤT CÓ LỢI ÍCH GÌ ?
- Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất.
-Biết sử dụng các chất.
-Biết ứng dụng chất thích hợp
 ...  em đ học xong về nồng độ % , nồng độ mol của dung dịch, làm quen với cách tính toán và pha chế dung dịch. Tiết học này các em sẽ được luyện tập làm một số bài tập về loại bài học này.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
-GV ghi nội dung lên bảng và yêu cầu HS tìm hiểu nội dung
-HS đưa ra biện pháp giải, Hs khác nhận xét
-Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.
-GV gọi HS nhắc lại công thức tính nồng độ mol của dung dịch
-HS lên bảng giải bài tập,hs khác nhận xét
-Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.
-GV tiếp tục gọi HS lên bảng giải bài tập, khi hs giải xong , gv yêu cầu hs khác nhận xét
-Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.
Bài 1: Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 200gam dung dịch NaCl 20%.
Đáp án:*- Cách tính toán: m NaCl = 200 x 20/ 100 = 40 (g )
- Khối lượng nước cần dùng: m H2O = 200 – 40 = 160 (g)
* Cách pha chế:
- Cân 40gam NaCl khan cho vào cốc .
- Cân 160gam nước cho dần dần vào cốc và khuấy cho đến khi NaCl tan hết. Ta được 200 gam dung dch5 NaCl 20%.
Bai 2: Một dung dịch CuSO4 có khối lượng riêng là 1,206 g/ml. Khi cô cạn 164,84 ml dung dịch này người ta thu được 36 gam CuSO4. hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Đáp án:- Tacó khối lượng của CuSO4 ban đầu:
m dd = 1,206 x 165,84 = 200gam.
-Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu là:
C% = 100 x 36/200 = 18%.
-Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu là 18%.
Bài 3: Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 96% (d= 1,84 g/ml) để trong đó chứa 2,45 gam H2SO4.
Đáp án:- Ta có khối lượng của dung dịch
+C%/ 100 = m chất tan / m dung dịch
+Vậy m dd = 2,45 x 100/96 = 2,552(g)
Vậy ta có dung dịch cần lấy là:
V= m / d = 2,552 / 1,84 = 1,387 (ml)
 4. Củng cố
 -HS về mhà xem lại các bài tập đã giải.
 5. Dặn dò
 -HS về nhà làm bài tập sau:Hòa tan 150 gam natrioxit vào 145 g nước để tạo thành dung dịch có tính kiềm. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
ĐS:66,67%
Tuần : 37 
Tiết : 70 
THỰC HÀNH 7
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm sau:
 -Pha chế dung dịch (đường, natri clorua) có nồng độ xác định.
 -Pha loãng hai dung dịch trên để thu được dung dịch có nồng độ xác định.
2.Kĩ năng
- Tính toán được lượng hoá chất cần dùng.
- Cân, đo được lượng dung môi, dung dịch, chất tan để pha chế được một khối lượng hoặc thể tích dung dịch cần thiết.
- Viết tường trình thí nghiệm.
 3.Thái độ
 Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ.
	GV:Dung dịch đường 15%; dung dịch NaCl 0,2M; đường khan; nước cất; cốc 150ml; đủa thủy tinh; ống nghiệm.
	HS: tìm hiểu bài học trước ở nhà.
III.PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm ....
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra baì cũ
	GV nhắc lại bài thực hành
 3.Vào bài mới
	Như các em đã học xong về tính toán và pha chế một dung dịch . Tiết học này các em sẽ được thực hành để tính toán và pha chế được một dung dịch theo nồng cần muốn pha chế.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung thực hành.
-Gv ghi nội dung thực hành lên bảng và hướng dẩn HS cách thực hành.
-GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế 
-Sau đó GV yêu cầu HS làm thực hành theo cách tính toán , cách pha chế và phương pháp thực hành theo hướng dẫn của GV.
-Gv quan sát, có thể hướng dẫn từng nhóm làm thực hành.
-Lưu ý cho HS tính an toàn trong khi làm thực hành.
-GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế 
-Sau đó GV yêu cầu HS làm thực hành theo cách tính toán , cách pha chế và phương pháp thực hành theo hướng dẫn của GV.
-GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế 
-Sau đó GV yêu cầu HS làm thực hành theo cách tính toán , cách pha chế và phương pháp thực hành theo hướng dẫn của GV.
-Gv quan sát, có thể hướng dẫn từng nhóm làm thực hành.
-Lưu ý cho HS tính an toàn trong khi làm thực hành.
-GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế. 
-GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế 
-Gv quan sát, có thể hướng dẫn từng nhóm làm thực hành.
-Lưu ý cho HS tính an toàn trong khi làm thực hành.
-GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế. 
1.Thực hành 1:Tính toán và pha chế dung dịch: 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15%
*Tính toán mct = 15 x50/100 = 7,5 gam
+mH2O cần dùng là: 50 – 7,5 = 42,5 gam.
*Cách pha chế: Cân 7,5 gam đường khan cho vào cốc có dung tích 100ml, khuấy đều với 42,5 gam nước, ta được dung dịch đường 15%.
2.Thực hành 2:Tính toán và giới thiệu cách pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M.
**Tính toán nNaCl = 0,2 x100/1000 = 0,02 mol
+m NaCl có khối lượng là: 58,5 * 0,02 = 1,17 gam.
*Cách pha chế: Cân 1,17gamNaCl khan cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 100ml, được 100ml dung dịch NaCl 0,2M.
3.Thực hành 3: Tính toán và giới thiệu cách pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 5% từ dung dịch đường có nồng độ 15% ở trên.
*Tính toán mct = 5 x5 0/100 = 2,5 gam
+ Khối lượng dung dịch đường 15% chứa 2,5 gam đường là: mdd = 100 x 2,5/15 = 16,7 gam
+Khối lượng nước cần dùng là: 50 – 16,7 = 33,3 gam.
*Cách pha chế: Cân 16,7gam dung dịch đường 15% cho vào cốc chia độ có dung tích 100ml. Rót từ từ 33,3 gam nước cất vào cốc và khuấy đều , được 50 gam dung dịch đường 5%.
4.Thực hành 4: Tính toán và giới thiệu cách pha chế 50ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1M từ dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M ở trên.
*Tính toán nNaCl = 0,1 x50/1000 = 0,005 mol
+Thể tích của dung dịch NaCl 0,2M trong đó có chứa 0,005 mol NaCl là: vdd = 1000 x 0,005/0,2 = 25 (ml)
*Cách pha chế: Đong 25 ml dung dịch NaCl 0,2M cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 50ml, được 50ml dung dịch NaCl 0,1M.
4.Yêu cầu học sinh viết bản tường trình
	HS viết bản thu hoạch sau khi làm thí nghiệm thực hành xong.
5.Dặn dò
Ngày soạn: 29/10/2019
Tuần: 13	 
Tiết: 25	 
 BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT HÓA HỌC 8
I/ Mục tiêu 
1. Kiến thức:
 - Chủ đề 1: Sự biến đổi của chất
 - Chủ đề 2 Phản ứng hóa học
 - Chủ đề 3: định luật bảo toàn khối lượng
	 - Chủ đề 4: Phương trình hóa học
2. Kĩ năng:
- Giải bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Lập phương trình hóa học.
- Viết phương trình hóa học và giải thích.
- Kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học.
 3. Thái độ
- Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải vấn đề
- Rèn tính cẩn thận, nghiêm túc trong kiểm tra
II/ Hình thức đề kiểm tra
 TNKQ (40%) và TL (60%)
III. Lập ma trận đề :
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng ở mức cao hơn
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1 
Sự biến đổi chất
Nhận biết được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
Số câu hỏi
1
1
Số điểm
0,5đ
0,5đ (5%)
Chủ đề 2
Phản ứng hóa học
- Nhận biết PƯHH dựa vào các dấu hiệu, các điều kiện
Phân biệt PƯHH dựa vào sự biến đổi các nguyên tử, phân tử 
Số câu hỏi
1
2
3
Số điểm
Tỉ lệ
0,5đ
5%
1,0đ
10%
1,5đ (15%)
Chủ đề 3
Định luật bảo toàn khối lượng
Hiểu được nội dung của định luật BTKL.Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
- Giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên.
Số câu hỏi
1 
1
2
Số điểm
Tỉ lệ
2,0đ
20%
1,0đ
10%
3,0đ (30%)
Chuyên đề 4
Phương trình hóa học
Định nghĩa và Nêu Ý nghĩa của PTHH
- Lập phương trình hóa học khi biết các chất tham gia và sản phẩm.
Số câu hỏi
4
1
5
Số điểm
Tỉ lệ
2,0đ
20%
3,0 đ
30% 
5,0đ 
(50%)
Tổng số câu 
6
 2
1
1
1
11
Tổng số điểm
Tỉ lệ
3,0đ
30%
 1,0đ
10%
3,0đ
30%
2,0đ
20%
1,0đ
10%
10,0đ
(100%)
IV. Đề kiểm tra
A) Trắc nghiệm : ( 4,0đ) Khoanh tròn vào ý đúng trong câu sau : 
Câu 1: (0,5đđiểm) Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học : 
 A. Khi đốt nóng đường thì ta thấy xuất hiện cacbon và nước .
 B. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu . 
 C. Trộn bột ( Fe ) với bột ( S ) , ta được hỗn hợp 2 chất với nhau . 
 D. Để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá. 
Câu 2:( 0,5điểm) Phát biểu sai là 
 A. Sắt để trong ngoài bị oxi hóa .	 
 B. Trong 1 PƯHH, số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn.
 C. Trong 1 PƯHH, số phân tử của các chất được bảo toàn.
 D. Người ta để nước biển bay hơi, tthu được muối ăn.
Câu 3:( 0,5điểm) Phương trình hóa học dùng để :
 A. Biểu diễn PƯHH bằng chữ.	
 B Biểu diễn ngắn gọn PƯHH bằng công thức hoá học.
 C. Biểu diễn sự biến đổi của từng chất riêng rẽ.
 D. Dùng để thể hiện tính chất của một chất.
Câu 4:(0,5điểm )Khí Nitơ và khí Hidro tác dụng với nhau tạo ra Amoniac (NH3). PTHH viết đúng là 
	A. N2 + 3H2" 2NH3. B. N2 + H2 " NH3. C. N2 + H2 " 2NH3. D. N + 3H2 " 2NH3 
Câu 5: (0,5điểm) PTHH cho biết chính xác 
	A. số nguyên tử, phân tử của các chất tham gia phản ứng.
	B. tỉ lệ nguyên t, số phân tử của các chất trong phản ứng.
	C. khối lượng của các chất phản ứng.
	D. nguyên tố nào tạo ra chất.
Câu 6: (0,5điểm) Cho PTHH: 2Cu + O2 " 2CuO. Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng: số phân tử oxi: số phân tử CuO là 
	A. 1:2:1	B. 2:1:2	C. 2:1:1	D. 2:2:1
Câu 7: (0,5điểm) Trong phản ứng hóa học, phân tử này biến đổi thành phân tử khác là do 
	A. các nguyên tử tác dụng với nhau. B. các nguyên tố tác dụng với nhau.
	C.liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. D.liên kết giữa các nguyên tử không bị thay đổi.	Câu 8: (0,5điểm) Có phát biểu: “Trong PƯHH chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên(1), nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn (2)’’. Trong đó 
	A. (1) đúng, (2) sai. B. cả 2 ý trên đều đúng và ý (2) giải thích cho ý (1).
	C. (1) sai, (2) đúng.	 D. cả 2 ý trên đều đúng và ý (1) giải thích cho ý (2)
B) Tự luận : ( 6,0điểm) 
Câu 1: (2 ,0điểm) Cho 13 gam bột nhôm ( Al ) tác dụng vừa đủ với khí oxi ( O2 ) thu được 21 gam Nhôm oxit ( Al2O3 ). Khối lượng khí oxi ( O2 ) đã tham gia phản ứng? 
Câu 2 : ( 3,0 điểm) Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau : 
 a./Cu + O2 - - CuO b./ . Al + Cl2 AlCl3. C /. Mg + HCl MgCl2 + H2
Lập phương trình hóa học của phản ứng trên ?
Câu 3 (1,0 điểm): Nêu để một thanh sắt ngoài trời thì sau một thời gian khối lượng thanh sắt sẽ nhỏ hơn, lớn hơn hay bằng khối lượng ban đầu? Hãy giải thích.
V. Đáp án – Biểu điểm
A) Trắc nghiệm( 4,0điểm): Mỗi câu đúng 0,5 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
A
C
B
A
B
B
C
D
 B) Tự luận : ( 6,0điểm) : 
Câu
Đáp án
 Điểm
1
Phản ứng hoá học xảy ra: 
Áp dụng ĐLBTKL ta có: 
 ® = 21 - 13 = 8 g 
0,5đ
 0,5đ
 1đ
2
Lập phương trình hóa học .
a./
-Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:
 Cu + O2 - - CuO	
- Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố:
 2Cu + O2 - - 2CuO	
-Bước 3: Viết phương trình hóa học:
Tương tự câu a
b/. 2Al + 3Cl2 ® 2AlCl3. 
c/. Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2	
0,25đ
0,5đ
 0,25đ
1đ
1đ
3
- Thanh sắt sẽ tăng khối lượng vì có phải ứng với oxi trong không khí.
1đ
*. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ca_nam_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2020_2021.doc