Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 21: Tính chất vật lí của kim loại

Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 21: Tính chất vật lí của kim loại

I. Mục tiêu:Học sinh hiểu được:

- Một số tính chất vật lý của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.

- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên:

Các thí nghiệm gồm có:

- Một đoạn dây thép dài 20cm

- Đèn cồn, bao diêm

- Một số vật dụng khác như: Ca kim loại, ca nhôm, giấy gói báng kẹo.

- Một đoạn dây nhôm

- Một mẩu than gỗ

- Một chiếc búa đinh

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 21: Tính chất vật lí của kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/2009
Ngày giảng: 17/11/2009
Chương II: Kim loại
Tiết 21: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI
I. Mục tiêu:Học sinh hiểu được:
- Một số tính chất vật lý của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Các thí nghiệm gồm có: 
- Một đoạn dây thép dài 20cm
- Đèn cồn, bao diêm
- Một số vật dụng khác như: Ca kim loại, ca nhôm, giấy gói báng kẹo.
- Một đoạn dây nhôm
- Một mẩu than gỗ 
- Một chiếc búa đinh
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức : ( 1p)
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: ( 40p)
I: Tính dẻo (10p)
Giáo viên hướng dẫn học sinh học sinh làm thí nghiệm 
- Dùng búa đạp vào đoạn dây nhôm 
- Lấy búa đập vào một mẩu than 
(Quan sát hiện tượng, nhận xét hiện tượng.
Gv: gọi đại diện nhóm học sinh nêu hiện tượng, giải thích và kết luận.
Giáo viên: Cho học sinh quan sát các mẫu giấy gói bánh khẹo làm bằng nhôm 
- vỏ của các đồ hộp 
(Kim loại có tính dẻo.
I. Tính dẻo 
HS: Làm việc theo nhóm.
Hiện tượng:
- Than chì bị vỡ vụn
- Dây nhôm bị dát mỏng.
Giải thích 
- Dây nhôm chỉ bị dátmỏng là do kim loại có tính dẻo.
- Còn than chì bị vỡ vụn là do than không có tính dẻo.
Kết luận: Kim loại có tính dẻo.
II: Tính dẫn điện (10p)
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
- Đốt nóng một đoạ dây thép trên ngọn lửa đèn cồn.
(nhận xét hiện tượng và giải thích.
+ Trong thực tế dây dẫn thường được làm bằmg các kim loại nào?
+ Các kim loại khác có dẫn điện không?
Giáo viên gọi 1 học sinh nêu kết luận.
Giáo viên bổ xung ý kiến.
- Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là: Ag(Cu(Al, Fe
- Kim loại thường đẫn điện tốt thì dẫn nhiệt tốt.
- Do có tính dẫn nhiệt một số kim loại được sử dụng làm dụng cụ nấu ăn 
Ví dụ: Al hoặc thép không gỉ..
II. Tính dẫn điện 
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
Hiện tượn: Phần dấy thép không tiếp xúc với ngọn lửa bị nóng lên 
Giải thích: Đó là do thép có tính dẫn điện
Kết luận: Kim loại có tính dẫn điện
III: Tính dẫn nhiệt (7p)
Giáo viên: thuyết trình tính dẫn nhiệt
HS liên hệ với thực tế 
GV: Lấy ví dụ về tính dẫn nhiệt của kim loại.
III. Tính dẫn nhiệt 
Kết luận: Kim loại có tính dẫn nhiệt
Học sinh Nghe và ghi 
IV: Tính ánh kim (3p)
Giáo viên: thuyết trình 
Quan sát đồ vật bằng kim loại trang sức bằng: bạc, vàngta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp ..các kim loại khác nhau cũng có vẻ sáng tương tự.
+ học sinh tự nêu nhận xét 
Giáo viên bổ xung:
Nhờ tính chất này, kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật trang trí khác.
+ Đọc phần em có biết 
IV. Tính ánh kim 
Kết luận: Kim loại có tính ánh kim
Học sinh Nghe và ghi 
4. Luyện tập- củng cố (5p) 
Giáo viên gọi học sinh nêu lại nội dung chính của bài.
Học sinh Nêu lại nội dung chính của bài 
	5. Hướng dấn học ở nhà (1p) 
Bài tập về nhà: 1.2.3.4.5 SGK/48
Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 21.doc