Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 15: Một số muối quan trọng

Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 15: Một số muối quan trọng

I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được:

- tính chất vật lý tính chất hóa học của một số muối quan trong như NaCl, KNO3.

- Trạng thái tự nhiên cách khai thác muối NaCl

- Những ứng dụng quan trọng của muối NaCl, KNO3

- Tiếp tục rèn cách viết phương trình phản ứng và các kỹ năng làm bài tập định tính.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: + Tranh vẽ ruộng muối, một số ứng dụng của NaCl

+ Phiếu học tập

Học sinh Ôn lại các kiến thức trong bài: Muối

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

HS1: Nêu tính chất hóa học của muối . Viết phương trình phản ứng minh họa?

HS2: Bài tập: Hãy viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hóa học sau: Zn ZnSO4 ZnCl2 Zn(NO)3 Zn(OH)2 ZnO

Phân loại các phản ứng trên.

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 15: Một số muối quan trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:15
MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
Ngày soạn: 20/08/2009
I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được:
- tính chất vật lý tính chất hóa học của một số muối quan trong như NaCl, KNO3.
- Trạng thái tự nhiên cách khai thác muối NaCl 
- Những ứng dụng quan trọng của muối NaCl, KNO3
- Tiếp tục rèn cách viết phương trình phản ứng và các kỹ năng làm bài tập định tính.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: + Tranh vẽ ruộng muối, một số ứng dụng của NaCl 
+ Phiếu học tập 
Học sinh Ôn lại các kiến thức trong bài: Muối 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p) 
HS1: Nêu tính chất hóa học của muối . Viết phương trình phản ứng minh họa?
HS2: Bài tập: Hãy viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hóa học sau: Zn ZnSO4 ZnCl2 Zn(NO)3 Zn(OH)2 ZnO 
Phân loại các phản ứng trên.
3. Bài mới: (40p)
Hoạt động 1: Muối natriclorua (NaCl) (10p)
+ Trong tự nhiên các em thấy muối ăn có ở đâu?
Giáo viên giới thiệu:
Trong 1 m3 nước biển có hòa tan chừng 27 kg NaCl, 5 gam MgCl2, 1 kg CaSO4, và một số muối khác.
+ Gọi 1 học sinh đọc phần “Trạng thái tự nhiên – SGK 34” 
Giáo viên đưa tranh vẽ ruộng muối. 
+ Em hãy trình bày cách khai thác muối ăn từ nước biển? 
GV: Muốn khai thác NaCl từ những mỏ muối trong lòng đất, người ta làm như thế nào? 
+ Các em quan sât sơ đồ cho biết ứng dụng của muối ăn.
+ Gọi một vài học sinh nêu những ứng dụng khác của muối ăn?
I. Muối natriclorua (NaCl)
1. Trạng thái tự nhiên
Học sinh đọc SGK 34.
2. Cách khái thác.
Học sinh mô tả cách khai thác.
3. ứng dụng.
- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm 
- Dùng để sản xuất Na, Cl2, H2, NaOH, Na2CO3, NaHCO3..
Hoạt động 2: Muối kali nitơrat (KNO3) (10p)
Giáo viên giới thiệu.
Muối kali nitơ rat còn gọi là diêm tiêu là một chất bột màu trắng.
Giáo viên: Cho học sinh quan sát lọ đựng KNO3
Giáo viên giới thiệu các tính chất của muối.
+ Nêu ứng dụng của KNO3?
II. Muối kali nitơrat (KNO3)
1. Tính chất 
Muối KNO3 tan nhiều trogn nước, bị phân hủy ở nhệt độ cao, KNO3 có tính chất oxi hóa mạnh.
2KNO3 KNO2 + O2 
2. Ứng dụng.
- Muối KNO3 được ứng dụng làm thuốc nổ đen.
- Làm phân bón (cung cấp nguyên tố N và K cho cây trồng) 
- Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.
	4. Củng cố – Luyện tập (7p) 
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1.
Bài tập 1: Hãy viết các phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa hóa học sau?
	Cu CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu 
 Cu(NO3)2 
Bài tập 2: Trộn 75 gam dung dịch KOH 5,6% với 50 gam dung dịch MgCl2 9,5%.
a) Tính khối lượng kết tủa thu được.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng?
5. Hướng dẫn (1p) 
	Bài tập về nhà: 1.2.3.4 5 SGK/ 36

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 15.doc