Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 14: Tính chất hóa học của muối

Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 14: Tính chất hóa học của muối

I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được:

- Các tính chất hóa học của muối.

- Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.

- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng. Biết cách chon chất tham gia phản ứng trao đổi để phản ứng thực hiện.

- Rèn luyện kỹ năng tính toán các bài tập hóa học.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Chuẩnbị thí nghiệm cho học sinh

Học sinh Ôn lại các kiến thức trong bài: axit, bazơ

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 HS1: + Nêu tính chất hóa học của Ca(OH)2. Viết phương trình phản ứng minh họa?

+ Nêu ý nghĩa của thang pH? Cho ví dụ về thang trên?

HS2: + Học sinh làm bài tập sau.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 14: Tính chất hóa học của muối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10/2009
Ngày giảng: 13/10/2009
Tiết 14: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được:
- Các tính chất hóa học của muối.
- Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.
- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng. Biết cách chon chất tham gia phản ứng trao đổi để phản ứng thực hiện.
- Rèn luyện kỹ năng tính toán các bài tập hóa học.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Chuẩnbị thí nghiệm cho học sinh 
Học sinh Ôn lại các kiến thức trong bài: axit, bazơ 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	HS1:	+ Nêu tính chất hóa học của Ca(OH)2. Viết phương trình phản ứng minh họa?
+ Nêu ý nghĩa của thang pH? Cho ví dụ về thang trên?
HS2:	+ Học sinh làm bài tập sau.
Bài tập: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
CaO + H2O ? 
Ca(OH)2 +? Ca(NO)3 + H2O 
CaCO3 CaO + H2O 
Ca(OH)2 +? ? + H2O 
Ca(OH)2 +? Ca3PO4 + H2O 
3. Bài mới: 
I:Tính chất hóa học của muối (25p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
- Ngâm một đoạn dây đồng vào ống nghiệm có chứa 23ml dung dịch AgNO3.
- Ngâm một đoạn sắt vào ống nghiệm 2 có chứa 2 3 ml CuSO4.
+ Quan sát hiện tượng 
Giáo viên gọi đại diện các nhóm nêu hiện tượng.
+ Nêu kết luận về tính chất trên?
+ Có phải kim loại nào cũng tác dụng với muối không?
Học sinh làm việc theo nhóm 
+ Nêu hiện tượng?
+ Viết phương trình phản ứng?
HS Nêu kết luận:
+ Nêu hiện tượng?
+ Viết phương trình phản ứng?
H Nêu kết luận
+ Nêu hiện tượng?
+ Viết phương trình phản ứng?
HS Nêu kết luận
+ GV: Cho HS nhắc lại các phàn úng điều chế oxi
+ Viết phương trình phản ứng.
HS: Nêu kết luận
1. Muối tác dụng với kim loại.
Học sinh làm thí nghiệm.
Hiện tượng: ở ống nghiệm 1: có kim lọai trắng xám bám vào ngoài dây đồng.
ở ống nghiệm 2 có kim loại màu đỏ bám ngoài dây sắt 
Dung dịch ban đầu màu xanh lam bị nhạt dần.
*Phương trình phản ứng: 
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + Ag
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 
Kết luận: 
Muối +Kim loại Muối mới+Kim loại mới 
2. Muối tác dụng với axit 
Học sinh làm việc theo nhóm.
* Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm 
* Phương trình phản ứng: 
H2SO4 + BaCl2 2HCl + BaSO4 
*Kết luận: 
Muối + axit Muối mới + axit mới 
3. Muối tác dụng với bazơ tan.
Học sinh làm thí nghiệm.
* Nhận xét:
- Xuất hiện chất không tan màu xanh 
* Phương trình phản ứng: 
 CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4 
 (xanh lơ)
*Kết luận: 
Muối + bazơ Muối mới + bazơ mới 
4. Muối tác dụng với muối 
học sinh làm thí nghiệm.
Hiện tượng.
- Xuất hiện kết tủa trắng xuống đáy ống nhiệm.
(Phản ứng tạo thành AgCl không tan.)
NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3
*Kết luận: 
Muối + Muối 2 muối mới.
5. Phản ứng phân hủy muối.
Phương trình phản ứng:
2KClO3 KCl + 3O2
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
CaCO3 CaO + CO2
MgCO3 MgO + CO2
Hoạt động 2: Phản ứng trao đổi trong dung dịch (9p)
+ Hãy nhận xét về thành phần cấu tạo của các chất trong phản ứng của muối.
+ Về thành phần cấu tạo của chúng thay đổi như thế nào?
+ Vậy tất cả các phản ứng trên đều là phản ứng trao đổi 
Vậy phản ứng trao đổi là phản ứng như thế nào?
+ Có phải tất cả các phản ứng trao đổi đều xảy ra không?
+ Có phản ứng trao đổi nào mà không cần điều kịên mà phản ứng xảy ra.
(phản ứng trung hòa) 
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch 
1. Nhận xét về các phản ứng của muối.
2. Phản ứng trao đổi 
*Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học trong đó các chất trao đổi với nhau về thành phần cấu tạo của chúng.
3. Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra.
- Đối với phản ứng axit + muối 
Sản phẩm có ít nhất một chất kết tủa hoặc một chất bay hơi.
- Đối với phản ứng bazơ (muối) + muối 
Chất tham gia phản ứng phải tan
Chất sản phẩm có ít nhất một chất kết tủa.
	4. Củng cố. (5p)
Học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
Học sinh làm bài tập sau.
Bài tập: Hãy viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hóa học sau.
Zn ZnSO4 ZnCl2 Zn(NO)3 Zn(OH)2 ZnO 
Phân loại các phản ứng trên.
5. Hướng dẫn (1P). 
	Bài tập về nhà 1.2.3.4.5.6 SGK /33

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 14.doc