Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 11: Tính chất hóa học của bazơ

Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 11: Tính chất hóa học của bazơ

I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được:

- Những tính chất hóa học chung của bazơ và viết được phương trình phản ứng minh họa cho mỗi tính chất.

- Học sinh vận dụng được những hiểu biết cảu mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích các hiện tượng trong đời sống.

- Học sinh vận dụng tính chất của bazơ để làm bài tập.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Máy chiếu, bút dạ

Bộ hóa chất lớp 9 – 4 các bộ thí nghiệm của học sinh

Dụng cụ cho giáo viên:

1. Giá ống gnhiệm

2. Ống nghiệm

3. Đũa thủy tinh.

Học sinh Ôn lại các kiến thức trong bài, oxit, axit

 

doc 2 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa hoc 9 năm 2009 - Tiết 11: Tính chất hóa học của bazơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 11
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
Ngày soạn: 20/08/2009
I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được:
- Những tính chất hóa học chung của bazơ và viết được phương trình phản ứng minh họa cho mỗi tính chất.
- Học sinh vận dụng được những hiểu biết cảu mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích các hiện tượng trong đời sống.
- Học sinh vận dụng tính chất của bazơ để làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Máy chiếu, bút dạ 
Bộ hóa chất lớp 9 – 4 các bộ thí nghiệm của học sinh 
Dụng cụ cho giáo viên: 
Giá ống gnhiệm
Ống nghiệm
Đũa thủy tinh.
Học sinh Ôn lại các kiến thức trong bài, oxit, axit 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: (40p)
Hoạt động 1:.(8p)
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 
- Nhỏ 1 giọt NaOH lên mẩu quì tím. Quan sát hiện tượng
- Nhỏ 1 giọt phenolfalein không màu vào ống nghiệm có sẵn NaOH. Quan sát hiện tượng
HS các nhóm báo cáo
GV: dựa vào tính chất này có thể phân biệt dd kiềm với các dd khác
GV: Gợi ý bài tập
Gọi HS trình bày
1) Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu
Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh, phenolftalein không màu thành đỏ
BT: Có 3 lọ không nhãn mỗi lọ đựng các dd sau: H2SO4; Ba(OH)2; HCl. Em hãy trình bày cách phân biệt 3 lọ trên mà chỉ dùng quì tím
Hoạt động 2: Tác dụng của dd bazơ với oxit axit:
? Nhắc lại những tính chất hóa học của Bazơ?
? Viết các PTHH minh họa? 
2) Tác dụng của dd bazơ với oxit axit
DD bazơ kiềm tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
SO2(k) + NaOH(dd) Na2SO3(dd) + H2O(l)
P2O5 (k)+3Ba(OH)2(dd) Ba3(PO4)2 + 3H2O 
Hoạt động 3: Tác dụng của dd bazơ với axit:
? Nhắc lại tính chất hóa học của axit
GV: Giới thiệu bao gồm cả bazơ tan và bazơ không tan
? Phản ứng giữa bazơ và axit là phản ứng gì?
? lấy VD minh họa
GV: Yêu cầu HS lấy VD cả bazơ tan và bazơ không tan
3) Tác dụng của dd bazơ với axit:
Bazơ tác dụng với axit tọa thành muối và nước
Fe(OH)2(r) + 2HCl(dd) FeCl2(dd) + 2H2O(l)
Ca(OH)2(r)+2HNO3(dd)Ca(NO3)2(dd)+ H2O(l)
Hoạt động 4: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy:
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm đun nóng Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn
- GV: Tạo sẵn Cu(OH)2 bằng cách cho CuSO4 tác dụng với NaOH
? Đốt Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng
GV: kết luận
? Viết PTHH 
GV: Giới thiệu T/c bazơ tác dụng với muối sẽ học ở bài sau
4) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy:
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước
Cu(OH)2(r) CuO(r) + H2O(l)
 (đỏ) (đen)
4. Củng cố. (6p) 
+ gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học.
Học sinh làm bài tập sau:
Bài tập: Cho các chất sau: 
Cu(OH)2, MgO, Fe(OH)3, NaOH, Ba(OH)2.
Gọi tên và phân loại các chất trên.
Trong các chất trên chất nào tác dụng với:
+ Dung dịch H2SO4 loãng
	+ Khí CO2
	+ Chất nào bị nhiệt phân.
Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
	5. Hướng dẫn (2p) Bài tập về nhà 1.2.3.4.5 SGK/ 25 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 11.doc