Giáo án môn Hóa học 8 - Tuần 6

Giáo án môn Hóa học 8 - Tuần 6

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS ôn lại các khái niệm cơ bản của hóa học như: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học.

- Hiểu thêm được nguyên tử là gi? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào và đặc điểm của những hạt đó.

- HS biết dựa vào sự khác nhau về tính chất của các chất để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.

2. Kỹ năng

Bước đầu rèn luyện khả năng làm một số bài tập về xác định nguyên tố hóa học dựa vào nguyên tử khối.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức cẩn thận, tỉ mỉ trong làm bài tập hóa học

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

 

doc 10 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 18/9/09
Ngày dạy 21/9/09
Tiết 11
Bài luyện tập 1
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS ôn lại các khái niệm cơ bản của hóa học như: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học.
- Hiểu thêm được nguyên tử là gi? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào và đặc điểm của những hạt đó.
- HS biết dựa vào sự khác nhau về tính chất của các chất để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Kỹ năng
Bước đầu rèn luyện khả năng làm một số bài tập về xác định nguyên tố hóa học dựa vào nguyên tử khối.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức cẩn thận, tỉ mỉ trong làm bài tập hóa học
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Máy chiếu, phim trong
Bảng phụ
Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
Tiết 10
Bài luyện tập 2
* Hoạt động 1: Ôn lại những kiến thức cần nhớ.
- Mục tiêu: Hs ôn lại được một số khái niệm cơ bản đã được học.
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
I. Kiến thức cần nhớ.
1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm.
Gv
Đưa lên màn hình sơ đồ câm:
(Tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên)
(Tạo nên từ 1 nguyên tố)
Vật thể tự nhiên và nhân tạo
Chất (tạo nên từ nguyên tố hóa học)
(hạt hợp thành là các nguyên tử hay phân tử)
(hạt hợp thành là các phân tử)
Gv
Yêu cầu 1 HS lên điền vào sơ đồ à HS làm à HS khác nhận xét à Gv chiếu đáp án à tổng kết và cho điểm.
2. Chất – Nguyên tử – Phân tử.
Gv
Tổ chức cho HS chơi trò chơi giải ô chữ để HS nhớ lại những khái niệm, kiến thức cơ bản đã được học:
* Giới thiệu ô chữ trên bảng phụ: ô chữ gồm 6 hàng ngang và 1 từ chìa khóa gồm các khái niệm cơ bản về hóa học
* Phổ biến luật chơi:
- 2 nhóm chơi.
- Cách tính điểm: trả lời đúng từ hàng ngang: 3 điểm; từ chìa khóa 5 điểm
- Các nhóm sẽ dựa vào các chữ cái của từ chìa khóa (các từ đánh dấu đỏ) để tìm từ chìa khóa. Sau khi hoàn thành 2 lượt chơi thì mới được quyền trả lời từ chìa khóa.
Gv
Cho các nhóm chọn từ hàng ngang.
(?)
- Hàng ngang 1: (8 chữ cái) đó là từ chỉ những hạt vô cùng nhỏ bé, trung hòa về điện.
NGUYÊN Tử
(?)
- Hàng ngang 2: (6 chữ cài), chỉ khái niệm được định nghĩa là: gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.
Hỗn hợp
(?)
- Hàng ngang 3: (7 chữ cái), khối lượng nguyên tử được tập trung hầu hết ở phần này.
hạt nhân
(?)
- Hàng ngang 4: (8 chữ cái), hạt cấu tạo nên nguyên tử, mang giá trị điện tích bằng -1.
Electron
(?)
- Hàng ngang 5: (6 chữ cái) hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử, mang điện tích bằng +1.
Proton
(?)
- Hàng ngang 6: (8 chữ cái) đó là từ chỉ tập hợp những nguyên tử cùng loại (có cùng số Proton).
Nguyên tố hóa học
Từ chìa khóa: Phân tử
(?)
Phân tử là gì?
Hs
Phân tử là những hạt đại diện cho chất và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Gv
Tổng kết điểm của các nhóm và nhận xét.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
II. Luyện tập
Gv
Phát PBT cho HS.
Gv
Yêu cầu HS hoàn thành bài tập 1- Bài 1(b) – SGK/30.
Bài 1 (b) – SGK/30
Hs
- Dùng nam châm hút sắt.
- Cho hỗn hợp còn lại vào nước: nhôm chìm xuống, gỗ nổi lên, ta vớt gỗ lên và tách riêng được các chất.
Gv
Chiếu bài tập 2 lên màn hình:
Một hợp chất có 2 phân tử gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử O và nặng hơn phân tử Hidro 32 lần.
a/ Tính phân tử khối của hợp chất.
b/ Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố.
Hs
a/ Phân tử khối của Hidro là:
	2x1 = 2
à Phân tử khối của hợp chất là:
	2x32 = 64
b/ Khối lượng của nguyên tử nguyên tố X là:
	64 – 2x16 = 32
à X là Lưu huỳnh (kí hiệu: S)
Gv
Chiếu sơ đồ nguyên tử của các nguyên tố Liti, Oxi, Natri, Nitơ, Kali à yêu cầu HS hoàn thành bài tập 3 trong PBT.
Hs
Làm bài tập vào PBT khoảng 5 phút. à 1 HS lên bảng chữa à HS khác nhận xét, bổ sung.
Gv
Chiếu đáp án.
Tên nguyên tố
Kí hiệu hóa học
Nguyên tử khối
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài
a
Liti
Li
7
3
2
1
b
Oxi
O
16
8
2
6
c
Natri
Na
23
11
3
1
d
Nitơ
N
14
7
2
5
e
Kali
K
39
19
4
1
2. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập vào VBT
- Ôn lại định nghĩa đơn chất, hợp chất, phân tử.
Ngày soạn 23/9/09
Ngày dạy 26/9/09
Tiết 12
Công thức hóa học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được CTHH dùng để biểu diễn chất, gồm một kí hiệu hoá học (đơn chất) hay hai, ba,  kí hiệu hóa học (hợp chất) với các chỉ số ghi ở dưới chân mỗi kí hiệu (Khi chỉ số là 1 thì không ghi).
- HS biết được mỗi CTHH còn chỉ một phân tử của chất, trừ đơn chất kim loại.
- Từ CTHH, HS xác định được những những nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 phân tử và phân tử khối của chất đó.
2. Kỹ năng
- HS biết cách ghi CTHH khi cho biết kí hiệu hay tên nguyên tố và số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử hay chất.
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy tình, máy chiếu
- Phiếu bài tập (có mẫu)
III. Hoạt động dạy học
1. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
(?)
Chất được chia thành những loại nào?
Hs
Chất được chia thành 2 loại là đơn chất và hợp chất.
(?)
Hãy nêu một số VD về đơn chất và một số VD về hợp chất?
Hs
- Đơn chất: đồng, lưu huỳnh, hidro
- Hợp chất: axit sunfuric, axit clohidric, đồng sunfat
Gv
Như vậy chúng ta thấy rằng các đơn chất và hợp chất hóa học thì thường có tên dài và để thuận tiện hơn trong việc viết và viên cứu các loại chất hóa học thì người ta đã quy ước sử dụng những công thức để thay thế tên gọi của các loại chất đó. Người ta gọi đó là công thức hóa học.
Tiết 12
Công thức hóa học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu công thức hóa học của đơn chất.
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
I. Công thức hóa học của đơn chất.
Gv
Cho HS quan sát mô hình tượng trương của đơn chất đồng và đơn chất khí oxi?
(?)
Dựa vào kiến thức những bài trước à hạt đại diện cho đơn chất đồng và đơn chất khí oxi là gì?
Hs
Hạt đại diện cho đơn chất đồng là các phân tử đồng, còn hạt đại diện cho đơn chất khí oxi là các phân tử khí oxi.
Chú ý: Nếu HS nói hạt đại diện cho đơn chất đồng là nguyên tử đồng thì cần phải sửa lại cho HS để HS không bị nhầm. Chỉ có phân tử mới là hạt đại diện cho các đơn chất và hợp chất.
(?)
Nhận xét số nguyên tử có trong một phân tử ở mỗi mẫu đơn chất trên?
Hs
- Mỗi phân tử đồng thì gồm có 1 nguyên tử đồng.
- Một phân tử oxi thì gồm 2 nguyên tử oxi.
(?)
Em hãy nhắc lại: Đơn chất là gì?
Hs
Đơn chất là những chất được tạo nên từ một Nguyên tố hóa học.
(?)
Vậy trong công thức hóa học của đơn chất thì có mấy loại kí hiệu hóa học?
Hs
Do trong phân tử đơn chất được tạo nên từ một Nguyên tố hóa học nên công thức hóa học của đơn chất chỉ có một kí hiệu hóa học.
Gv
Chiếu công thức hóa học của đồng và Oxi cho HS quan sát.
(?)
Dựa vào ctth của 2 đơn chất trên, em hãy nêu các biểu diễn công thức hóa học chung của các đơn chất?
Hs
Công thức hóa học chung của đơn chất là An.
- Công thức hóa học chung của đơn chất là: An.
Trong đó:
+ A là kí hiệu hóa học của nguyên tố.
+ n là chỉ số: số nguyên tử trong 1 phân tử. ( có thể là 1, 2). Nếu n = 1 thì không cần phải ghi.
Gv
Chú ý: Những chỉ số này phải viết nhỏ và viết ở chân của kí hiệu hóa học.
(?)
Tại sao công thức hóa học của oxi là O2?
Hs
Do trong phân tử của Oxi có 2 nguyên tử Oxi nên phải viết là O2.
Gv
Giới thiệu: Đối với các đơn chất kim loại, thì hạt tạo thành là phân tử có 1 nguyên tử nên công thức hóa học của đơn chất kim loại chính là kí hiệu hóa học của đơn chất đó. Còn đối với đơn chất phi kim thì do mỗi phân tử của đơn chất phi kim có 2 nguyên tử liên kêt với nhau nên công thức hóa học là kí hiệu hóa học và có kèm theo chỉ số là số nguyên tử của 1 phân tử đơn chất đó.
(?)
Hãy viết công thức hóa học của đơn chất Sắt, đơn chất Magie, đơn chất Hidro, đơn chất Clo, đơn chất Lưu huỳnh, đơn chất Cacbon, đơn chất Photpho?
Hs
- Công thức hóa học của đơn chất Sắt là Fe.
- Công thức hóa học của đơn chất Magie là Mg.
- Công thức hóa học của đơn chất Hidro là H2.
- Công thức hóa học của đơn chất Clo là Cl2.
- Công thức hóa học của đơn chất Lưu huỳnh là S.
- Công thức hóa học của đơn chất Cacbon là C.
- Công thức hóa học của đơn chất Photpho là P.
- Ví dụ:
Gv
Giới thiệu: Trừ một số trường hợp, đối với một số đơn chất phi kim, người ta quy ước lấy kí hiệu hóa học của đơn chất là công thức hóa học của đơn chất đó: Lưu huỳnh: S; Cacbon: C.
Gv
Trên đây là công thức hóa học của đơn chất. Vậy đối với hợp chất thì cách viết công thức hóa học của chúng có khì khác? à II.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức hóa học của hợp chất.
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
II. Công thức hóa học của hợp chất.
gv
Cho HS quan sát mô hình tượng trưng của mẫu hợp chất Muối ăn, hợp chất Nước.
(?)
Hạt đại diện cho hợp chất Muối ăn và hợp chất Nước là gì?
Hs
- Hạt đại diện cho hợp chất NatriClorua là phân tử NatriClorua
- Hạt đại diện cho hợp chất nước là phân tử nước.
(?)
Nhận xét số nguyên tử trong một phân tử các hợp chất trên.
Hs
- Trong 1 phân tử NatriClorua có 1 nguyên tử Natri và 1 nguyên tử Clo.
- Trong 1 phân tử Nước có 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.
(?)
Em hãy nhắc lại: Hợp chất là gì?
Hs
Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai Nguyên tố hóa học trở lên.
(?)
Vậy trong công thức hóa học của hợp chất thì có mấy loại kí hiệu hóa học?
Hs
Do phân tử hợp chất được tạo nên từ hai Nguyên tố hóa học trở lên nên công thức hóa học của hợp chất có hai kí hiệu hóa học trở lên
Gv
Chiếu công thức hóa học của hợp chất NatriClorua và Hợp chất Nước cho HS quan sát.
(?)
Dựa vào công thức hóa học của 2 hợp chất trên, em hãy nêu các biểu diễn công thức hóa học chung của các hợp chất?
Hs
Công thức hóa học chung của hợp chất là AxBy.
- Công thức hóa học chung của hợp chất là: AxBy.
Trong đó:
+ A, B là kí hiệu hóa học của các nguyên tố A và B.
+ x, y là chỉ số: số nguyên tử của nguyên tố có trong 1 phân tử hợp chất.
(?)
Trong các công thức hóa học sau, công thức nào đúng, công thức nào sai? Nếu sai thì sửa lại cho đúng: CACO3, Na2SO4, K OH.
Hs
CACO3 à CaCO3.
Na2SO4 à Na2SO4.
K OH à KOH.
(?)
Để biểu diễn 2 phân tử khí Hidro ta phải viết như thế nào?
Hs
Để biểu diễn 2 phân tử khí Hidro ta phải viết là 2H2.
Gv
- Nếu HS viết thành 2H thì phải lưu ý đó là để biểu diễn 2 nguyên tử Hidro.
Hệ số
Chỉ số
2H2
- Giới thiệu: Hệ số.
(?)
Hãy tìm những điểm khác nhau giữa hệ số và chỉ số?
Hs
- Hệ số viết trước và ngang bằng với KH; chỉ số viết sau và viết ở chân KH.
- Hệ số dùng để chỉ số phân tử hoặc số nguyên tử (nếu phân tử có 1 nguyên tử); chỉ số dùng để chỉ số nguyên tử.
(?)
Trong công thức trên có mấy nguyên tử Hidro?
HS
Trong công thức trên có 4 nguyên tử Hidro.
Gv
- Giới thiệu một số nhóm nguyên tử: Trong một số hợp chất, một số nguyên tố kết hợp với nhau tạo thành một nhóm nguyên tử.
- Đưa ra một số VD: Na2SO4, Fe(NO3)3 à SO4, NO3 là một nhóm nguyên tử.
(?)
Hãy nhận xét số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 2 hợp chất trên?
Hs
- Na2SO4: 2 nguyên tử Natri, 1 nguyên tử Lưu huỳnh, 4 nguyên tử Oxi.
- Fe(NO3)3: 1 nguyên tử Sắt, 3 nguyên tử Nitơ, 9 nguyên tử Oxi.
Gv
Cho HS quan sát lại mô hình mẫu phân tử khí Hidro và phân tử nước
(?)
Nếu nói rằng trong phân tử nước H2O có 1 phân tử Hidro là đúng hay sai? Tại sao?
Hs
Sai vì 1 phân tử Hidro là gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau, còn trong phân tử nước 2 nguyên tử Hidro không liên kết với nhau mà liên kết với nguyên tử Oxi.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của công thức hóa học.
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
III. ý nghĩa của công thức hóa học
(?)
Tại sao nói công thức hóa học của chất chình là công thức hóa học của phân tử chất đó?
HS
Vì phân tử là hạt đại diện cho chất vì vậy công thức hóa học của chất chính là công thức hóa học của phân tử chất đó.
Gv
Chúng ta sẽ tìm hiểu xem công thức hóa học có ý nghĩa gì?
Gv
Chiếu hình vẽ và câu hỏi:
NaCl
? ngtử
Ngtố?
PTK?
N2
? ngtử
Ngtố?
PTK?
Hs
Gv
Chiếu đáp án lên màn hình.
(?)
Vậy Công thức hóa học cho ta biết điều gì?
Hs
Công thức hóa học cho ta biết:
Nguyên tố nào tạo ra chất.
Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.
Phân tử khối của chất.
3. Củng cố
Làm bài tập trong PBT.
4. Hướng dẫn về nhà
Học bài, làm bài tập vào VBT.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan6.doc