I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức :
+ HS biết được phân tử là gì? So sánh hạt phân tử với hạt nguyên tử.
+ Nắm được phân tử khối và cách tính phân tử khối.
2/ Kỹ năng :
+ Rèn kĩ năng tính phân tử khối và so sánh.
+ Tiếp tục rèn kĩ năng quan sát, rút ra kết luận.
3/ Thái độ :
+ Tính toán cẩn thận, yêu thích môn học.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
+ HS đọc trước bài mới.
+ GV chuẩn bị tranh vẽ phóng to hình 1.10, 1.11, 1.12, 1.13.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (10’)
Câu hỏi :
+ Đơn chất, hợp chất là gì? Nêu đặc điểm cấu tạo của từng loại.
+ Làm bài tập 3 sgk/26.
Tuần 05 - Tiết 09 Ngày soạn : 23/09/2012 ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT - PHÂN TỬ (tt) I/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : + HS biết được phân tử là gì? So sánh hạt phân tử với hạt nguyên tử. + Nắm được phân tử khối và cách tính phân tử khối. 2/ Kỹ năng : + Rèn kĩ năng tính phân tử khối và so sánh. + Tiếp tục rèn kĩ năng quan sát, rút ra kết luận. 3/ Thái độ : + Tính toán cẩn thận, yêu thích môn học. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : + HS đọc trước bài mới. + GV chuẩn bị tranh vẽ phóng to hình 1.10, 1.11, 1.12, 1.13. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (10’) Câu hỏi : + Đơn chất, hợp chất là gì? Nêu đặc điểm cấu tạo của từng loại. + Làm bài tập 3 sgk/26. Hoạt động 2 : Phân tử (25’) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG + GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to các hình vẽ 1.11, 1.12, 1.13 trong sgk. + Hãy nhận xét các hạt cấu tạo nên mỗi chất trong mỗi hình vẽ về thành phần, hình dạng, kích thước? + GV thông báo đó là các hạt đại diện cho chất, mang đầy đủ tính chất hóa học của chất. Người ta gọi nó là hạt phân tử. Vậy phân tử là gì? + GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình vẽ 1.10 của mẫu KL đồng có nhận xét gì về hạt phân tử đồng. + GV nhận xét và lưu ý : đối với KL và một số PK hạt nguyên tử có vai trò như hạt phân tử. + GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm nguyên tử khối. Tương tự hãy nêu định nghĩa phân tử khối? + GV hướng dẫn HS tính phân tử khối của nước. Từ đó rút ra cách tính PTK của các chất bằng tổng NTK của các nguyên tử có trong phân tử . + Gọi HS lên bảng tính PTK của : khí oxi, muối ăn, axit sunfuric (2H, 1S, 4O). + HS quan sát, thảo luận. + HS nhận xét : các hạt hợp thành đều giống nhau về hình dạng, thành phần + HS lắng nghe và rút ra định nghĩa : là hạt đại diện cho chất, thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. + HS quan sát và nhận xét : hạt nguyên tử đồng chính là hạt phân tử đồng. + HS chú ý lắng nghe. + HS nhắc lại và rút ra khái niệm PTK. + HS chú ý theo dõi cách tính. + HS : PTK oxi = 2.16 = 32 PTK muối = 23+35,5 = 58,5 PTK axit = 98 II/ Phân tử : 1/ Định nghĩa : + Phân tử là hạt đại diện cho chất, thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. + Đối với KL và một số PK nguyên tử có vai trò như phân tử. 2/ Phân tử khối : + Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị Cacbon. + PTK = tổng NTK của các nguyên tử có trong phân tử đó Vd : PTK nước = 2.1+16 = 18đvC Hoạt động 3 : Củng cố (7’) + Nhắc lại những kiến thức chính của bài. + Làm BT : Hãy tính PTK của các chất sau : a/ Khí hiđro b/ Khí amoniac (gồm 1N, 3H) c/ KL đồng d/ Canxi cacbonat (gồm 1Ca, 1C, 3O) Hoạt động 4 : Dặn dò - Hướng dẫn về nhà (3’) + Làm các BT 4,6,7 sgk/26. + Chuẩn bị bài mới : “Thực hành 2 : Sự lan tỏa của chất” Các dụng cụ hóa chất cần dùng. Cách tiến hành các thí nghiệm. RÚT KINH NGHIỆM ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: