Giáo án môn Hóa hoc 8 năm 2009 - Tiết 42: Không khí - Sự cháy

Giáo án môn Hóa hoc 8 năm 2009 - Tiết 42: Không khí - Sự cháy

I MỤC TIÊU

1. HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác

2. HS biết sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hoá chậm cũng là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng

3. HS biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy (bằng một hay cả hai biện pháp) là hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với khí oxi

4. HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy

 

doc 6 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1958Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa hoc 8 năm 2009 - Tiết 42: Không khí - Sự cháy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:....../....../.......
Tiết 42: không khí - sự cháy
I mục tiêu
HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác
HS biết sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hoá chậm cũng là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
HS biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy (bằng một hay cả hai biện pháp) là hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với khí oxi
HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy
II. chuẩn bị của GV và HS
GV: 
Chuẩn bị bộ thí nghiệm để xác định thành phần của không khí; chuẩn bị dụng cụ: Chậu thuỷ tinh có nút, có muôi sắt (như hình vẽ 4.7), đèn cồn; Hoá chất: P, H2O
III. hoạt động dạy - học
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ - chữa bài tập về nhà (15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Kiểm tra lý thuyết HS1:
Định nghĩa phản ứng phân huỷ. Viết phương trình phản ứng minh hoạ
GV: Gọi hai HS chữa bài tập số 4,6 (SGK tr.94)
HS1: Trả lời lý thuyết
HS2: Chữa bài tập
Hoạt động 2
1. thành phần của không khí (15 phút)
GV: Làm thí nghiệm: Đốt photpho đỏ (dư) ngoài không khí rồi đưa nhanh vào ống hình trụ và đậy kín miệng ống bằng nút cao su (hình 4.7c).
GV: Đã có những quá trình biến 
HS: Quan sát 
HS: 
đổi nào xảy ra trong thí nghiệm trên?
GV: Đặt câu hỏi:
- Trong khi cháy, mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào?
GV: Tại sao nước lại dâng lên trong ống?
- Oxi trong không khí đã phản ứng hết chưa? Vì sao?
GV: Nước dâng lên đến vạch thứ hai chứng tỏ điều gì?
GV: Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu? Khí còn lại là khí gì? Tại sao?
GV: Em hãy rút ra kết luận về thành phần của không khí
- Photpho đỏ tác dụng với oxi trong không khí tạo ra P2O5:
4P + 5O2 t° 2P2O5
- P2O5 tan trong nước
P2O5 + 3H2O đ 3H3PO4
HS: Mực nước trong cốc thuỷ tinh dâng đến vạch thứ hai
HS: Photpho tác dụng với oxi trong không khí
HS: Vì photpho lấy dư, nên oxi trong không khí đã phản ứng hết đvì vậy áp suất trong ống giảm, do đó nước dâng lên
HS: Điều đó chứng tỏ: Lượng khí oxi đã phản ứng ằ 1/5 thể tích của không khí có trong ống.
HS: 
- Khí còn lại không duy trì sự cháy, sự sống đ đó là khí N2
- Tỉ lệ chất khí còn lại là 4 phần
HS: Nêu kết luận:
Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 về thể tích (chính xác hơn là khí oxi chiếm khoảng 21% về thể tích không khí), phần còn lại hầu hết là nitơ
Hoạt động 3
2. ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí 
còn chứa những chất gì khác? (5 phút)
GV: Đặt câu hỏi để các nhóm thảo luận:
“ Theo em trong không khí còn có những chất gì? Tìm các dẫn chứng để chứng minh”
GV: Gọi các nhóm nêu ý kiến của mình
HS: Thảo luận nhóm khoảng 2 phút
HS: 
a) Trả lời câu hỏi:
- Trong không khí, ngoài nitơ và 
GV: Gọi HS nêu kết luận
+ Hơi nước
+ Khí CO2
( HS đưa ra các dẫn chứng để chứng minh: ví dụ quan sát mặt nước trong hố vôi, quan sát thành cốc nước lạnh có những hạt nước đọng...)
HS: Kết luận
Trong không khí, ngoài khí N2 và O2 còn có hơi nước, khí CO2, một số khí hiếm như Ne, Ar, bụi chất...( tỉ lệ những chất khí này khoảng 1% trong không khí)
Hoạt động 4
3. bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm (5 phút)
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
GV: 
- Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại như thế nào?
- Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành, tránh ô nhiễm
GV: Gọi các nhóm trình bày ý kiến của mình
GV: Có thể cho HS liên hệ đến thực tế ở địa phương
HS: Thảo luận nhóm
HS: 
a) Không khí bị ô nhiễm gây nhiều tác hại đến sức khoẻ con người và đời sống của động vật, thực vật
Không khí bị ô nhiễm còn phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử...
b) Các biện pháp nên làm là:
- Xử lý khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông...
- Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh...
Hoạt động 5
Luyện tập - củng cố (3 phút)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài:
Thành phần của không khí
Các biện pháp để bảo vệ bầu khí quyển trong lành?
Hoạt động 6
Bài tập về nhà (2 phút)
Bài tập 1, 2, 7(SGK tr.99)
Ngày dạy:....../....../.......
Tiết 43: không khí - sự cháy (tiếp)
I. mục tiêu
HS phân biệt được sự cháy và oxi hoá chậm
Hiểu được các điều kiện phát sinh sự cháy từ đó biết được các biện pháp để dập tắt sự cháy
Liên hệ được với các hiện tượng trong thực tế
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1
i. Kiểm tra bài cũ (15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Kiểm tra lý thuyết HS1:
Thành phần của không khí? Biện pháp để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm?
GV: Gọi HS2 lên chữa bài tập 7 (SGK tr.99)
HS1: Trả lời lý thuyết
HS2: Chữa bài tập
Hoạt động 2
II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm (10 phút)
Sự cháy
Sự oxi hoá chậm (5 phút)
GV: Nêu mục tiêu của tiết học
GV: Em hãy lấy một ví dụ về sự cháy và một ví dụ về sự oxi hoá chậm.
GV: Sự cháy và sự oxi hoá chậm giống và khác nhau như thế nào?
GV: Vậy sự cháy là gì? Sự oxi hoá
HS: Lấy ví dụ 
Sự cháy: gas cháy
Sự oxi hoá chậm: Sắt để lâu trong không khí bị gỉ
HS: 
+ Giống nhau: 
Sự cháy và sự oxi hoá chậm đều là sự oxi hoá, có toả nhiệt
+ Khác nhau:
Sự cháy: Có phát sáng
Sự oxi hoá chậm: Không phát sáng
HS: 
chậm là gì?
GV: Thuyết trình:
Trong điều kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy; đó là sự tự bốc cháy
đ Vì vậy trong nhà máy, người ta cấm không được chất giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống đề phòng sự tự bốc cháy
Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
Hoạt động 3
III. điều kiện phát sinh và các biện pháp 
để dập tắt đám cháy (15 phút)
GV: Ta để cồn, gỗ, than trong không khí, chúng không tự bốc cháy đ muốn cháy được phải có điều kiện gì?
GV: Đối với bếp than, nếu ta đóng cửa lò, có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
GV: Vậy các điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy là gì?
GV: Vậy muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện nhứng biện pháp nào?
GV: Trong thực tế, để dập tắt đám cháy, người ta thường dùng những biện pháp nào?
Em hãy phân tích cơ sở của những biện pháp đó
HS: Muốn gỗ, than, cồn cháy được phải đốt cháy các vật đó
HS: Nếu ta đóng cửa lò, than sẽ cháy chậm lại và có thể tắt vì thiếu oxi
HS: 
a) Các điều kiện phát sinh sự cháy là:
- Chất phải nóng đến nhiệt đố cháy
- Phải có đủ oxi cho sự cháy
HS: 
b) Muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện các biện pháp sau:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy
- Cách li chất cháy với oxi (với không khí)
HS: Trong thực tế, để dập tắt đám cháy, người ta thường làm như sau:
Phun nước
Phun khí CO2 vào vật cháy để ngăn cách vật cháy với không khí
- Trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa ( đối với những đám cháy nhỏ)
Hoạt động 4
Củng cố (4 phút)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài
HS: Nêu các nội dung chính
Hoạt động 5
Dặn dò - bài tập về nhà (1 phút)
GV: Dặn dò các em ôn tập kiến thức chuẩn bị cho tiết luyện tập
Bài tập:
Bài tập về nhà: 4, 5, 6 (SGK tr.99)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 41,42.doc