Giáo án môn Hóa hoc 8 năm 2009 - Tiết 41: Điều chế oxi - Phản ứng phân huỷ

Giáo án môn Hóa hoc 8 năm 2009 - Tiết 41: Điều chế oxi - Phản ứng phân huỷ

I. MỤC TIÊU

- HS biết phương pháp điều chế, cách thu khí O2 trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất oxi trong công nghiệp

- HS biết khái niệm phản ứng phân huỷ và dẫn được ra được ví dụ minh hoạ

- Rèn luyện kỹ năng lập phương trình hoá học

II. chuẩn bị của GV và HS

GV:

- Chuẩn bị thí nghiệm: Điều chế oxi từ KmnO4; Thu khí O2 bằng cách đẩy không khí, đẩy nước

- Dụng cụ: Giá sắt; ống dẫn khí; đèn cồn; diêm; chạu thuỷ tinh; lọ thuỷ tinh có nút nhám (2 chiếc); bông; hoá chất KmnO4

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa hoc 8 năm 2009 - Tiết 41: Điều chế oxi - Phản ứng phân huỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:....../....../.......
Tiết 41: điều chế oxi - phản ứng phân huỷ
i. mục tiêu
HS biết phương pháp điều chế, cách thu khí O2 trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất oxi trong công nghiệp
HS biết khái niệm phản ứng phân huỷ và dẫn được ra được ví dụ minh hoạ
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình hoá học
II. chuẩn bị của GV và HS
Gv:
Chuẩn bị thí nghiệm: Điều chế oxi từ KmnO4; Thu khí O2 bằng cách đẩy không khí, đẩy nước
Dụng cụ: Giá sắt; ống dẫn khí; đèn cồn; diêm; chạu thuỷ tinh; lọ thuỷ tinh có nút nhám (2 chiếc); bông; hoá chất KmnO4
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ - chữa bài tập (10 phút)
GV: Kiểm tra HS1 về lý thuyết:
Nêu định nghĩa oxit
Phân loại oxit
Cho mỗi loại một ví dụ minh hoạ
GV: Gọi HS2 lên chữa bài tập 4, 5 (SGK tr.91)
Hoạt động 2
I. điều chế phòng thí nghiệm (10 phút)
GV: Giới thiệu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
GV: Làm thí nghiệm điều chế O2 từ KMnO4.
HS: ghi:
Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KmnO4; KClO3
- Gọi hai HS lên thu khí oxi bằng cách đẩy không khí và đẩy nước.
GV: Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí, ta phải để ống nghiệm (hoặc lọ thu khí ) như thế nào? Vì sao?
GV: Ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước vì sao?
GV: Viết sơ đồ điều chế oxi và yêu cầu HS cân bằng phương trình phản ứng
HS: Ghi bai9f:
Cách thu khí oxi
Đẩy không khí
Đẩy nước
HS: Thu oxi bằng cách đẩy không khí, ta phải để ngửa bình vì: oxi nặng hơn không khí
 32
dO2Ô không khí = ắ
 29
HS: Ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước vì oxi là chất khí ít tan trong nước
HS: 
2KClO3 t° 2KCl + 3O2ư
2KmnO4 t° 2KmnO4 +MnO2 +O2ư
Hoạt động 3
II. sản xuất oxi trong công nghiệp (7 phút)
GV: Thuyết trình
GV: Giới thiệu: Sản xuất oxi từ không khí
GV: Em hãy cho biết thành phần của không khí?
GV: Muốn thu được O2 từ không khí, ta phải tách riêng được O2 ra khỏi không khí
đ GV nêu phương pháp sản xuất oxi từ không khí
GV: Giới thiệu cách sản xuất khí oxi từ nước
HS: Ghi bài
Nguyên liệu để sản xuất oxi trong công nghiệp là không khí hoặc nước
HS: Thành phần của không khí gồm: Khí N2, O2....
HS: Ghi:
1) Sản xuất oxi từ không khí
- Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao
- Sau đó, cho không khí lỏng bay hơi- trước hết thu được khí nitơ( ở -196°C), sau đó thu được khí oxi (ở -183°C)
HS: Ghi bài:
2) Sản xuất oxi từ nước:
Điều chế oxi trong Điều chế oxi 
 phòng thí nghiệm trong công nghiệp
Nguyên liệu
Sản lượng
Giá thành
GV: Em hãy viết phương trình phản ứng cho quá trình trên
GV: Em hãy phân tích sự khác nhau về việc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp nguyên liệu, sản lượng, giá thành
đ GV yêu cầu HS điền vào bảng sau:
- Điện phân nước trong các bình điện phân, sẽ thu được H2 và O2 riêng biệt
2H2O điện phân 2H2ư + O2 ư
HS: Nghe giảng và điền vào bảng
Hoạt động 4
iii. phản ứng phân huỷ (10 phút)
GV: Cho HS nhận xét các phương trình phản ứng có trong bài và điền vào những chỗ còn trống sau:
Phản ứng hoá học
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm
2KClO3 t° 2KCl +3O2
2KmnO4 t° K2MnO +MnO2 + O2
CaCO3 t° CaO + CO2
HS: Điền vào bảng như sau:
Phản ứng hoá học
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm
2KClO3 t° 2KCl +3O2
2KmnO4 t° K2MnO +MnO2 + O2
CaCO3 t° CaO + CO2
1
1
1
2
3
2
 Số chất Số chất sản
 Phản ứng phẩm
Phản ứng 2 (hoặc 
hoá hợp nhiều) 1
Phản ứng 2(hoặc
phân huỷ 1 nhiều)
 Số chất Số chất sản
 Phản ứng phẩm
Phản ứng
hoá hợp
Phản ứng 
phân huỷ
GV: Giới thiệu:
Những phản ứng hoá học trên đây thuộc loại phản ứng phân huỷ
đ Vậy em hãy rút ra định nghĩa phản ứng phân huỷ
GV: Em hãy so sánh phản ứng phân huỷ với phản ứng hoá hợp và điền vào bảng sau:
HS: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới 
HS: Suy nghĩ, trả lời và điền vào bảng sau:
GV: Yêu cầu HS làm bài luyện tập sau:
Bài tập 1:
Cân bằng các phương trình phản ứng sau và cho biết trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng nào là phản ứng phân huỷ:
a) FeCl2 + Cl2 t° FeCl3
b) CuO + H2 t° Cu + H2O
c) KNO3 t° KNO2 + O2
d) (Fe(OH))3 t° Fe2O3 + H2O
e) CH4 + O2 t° CO2 + H2O
đ GV gọi một HS lên chữa bài tập, đồng thời chấm vở của một vài HS
Hoạt động 5
Luyện tập - củng cố (6 phút)
GV: Yêu cầu HS làm bài luyện tập sau:
Bài tập 2:
Tính khối lượng KclO3 đã bị nhiệt phân, biết rằng thể tích khí oxi thu được sau phản ứng là 3,36 lít(đktc).
GV: Chấm vở của HS và gọi một HS lên chữa bài tập
Hoạt động 6
Bài tập về nhà (2 phút)
Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6(SGK tr.94)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 40.doc