Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 5 - Trịnh Văn Thương

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 5 - Trịnh Văn Thương

A/- MỤC TIÊU

- HS được rèn luyện kỹ năng trình bày phần cách dựng và chứng minh trong lời giải bài toán dựng hình; được tập phân tích bài toán dựng hình chỉ để chỉ ra cách dựng.

- HS sử dụng compa thước thẳng để dựng được hình vào trong vở.

B/- CHUẨN BỊ

GV: Compa, thước thẳng, thước đo góc.

HS: Học và làm bài ở nhà, vở ghi, sgk, dụng cụ HS.

C/- PHƯƠNG PHÁP

Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở.

D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 5 - Trịnh Văn Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Tiết 09
 LUYỆN TẬP 
A/- MỤC TIÊU 
- HS được rèn luyện kỹ năng trình bày phần cách dựng và chứng minh trong lời giải bài toán dựng hình; được tập phân tích bài toán dựng hình chỉ để chỉ ra cách dựng. 
- HS sử dụng compa thước thẳng để dựng được hình vào trong vở. 
B/- CHUẨN BỊ
GV: Compa, thước thẳng, thước đo góc.
HS: Học và làm bài ở nhà, vở ghi, sgk, dụng cụ HS.
C/- PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở. 
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8’)
-GV Treo bảng phụ. Gọi một HS lên bảng 
-GVKiểm bài tập về nhà của HS.
-GV yêu cầu HS nhận xét ở bảng.
- Một HS lên bảng,cả lớp theo dõi CD + Dựng đoạn BC = 2cm
+ Dựng Bx ^ BC tại B
+ Dựng cung tròn tâm là điểm C với bán kính 4cm, cung này cắt tia Bx ở điểm A. Nối AC 
 DABC là tam giác cần dựng
+ Chứng minh :
Do Bx^BC=>=900=>DABC vuông tại B có BC=2cm AC=4cm
- HS khác nhận xét 
1/. Các bước giải bài toán dựng hình? (3đ)
2/. Dựng DABC vuông tại B , biết cạnh huyền AC = 4 cm , cạnh góc vuông BC = 2cm(7đ) 
Hoạt động 2: Luyện tập (35’)
-GV yêu cầu HS hợp tác theo nhóm nhỏ cùng bàn với yêu cầu: Vẽ hình giả sử dựng được thoả mãn các yêu cầu của bài toán. (Thời gian thảo luận là 5’)
- Chỉ ra cách dựng từng bước. 
+ Trước tiên ta dựng đoạn nào?
+ Muốn dựng góc D bằng 800 ta làm sao ? 
+ Muốn dựng cạnh AC = 4cm ta làm như thế nào?
+ Muốn có hình thang ta phải có?
+ Xác định điểm B như thế nào?
-GV trình bày hoàn chỉnh bài giải.
-GV hướng dẫn cách chứng minh.
+ AB // CD ta có điều gì?
+ Có AC = BD = 4cm ta suy ra điều gì?
+ Kết luận?
-GV chia nhóm hoạt động (thời gian làm bài là 5’ cho cách dựng và 2’ cho chứng minh).
-GV nhắc nhở HS không tập trung làm bài. 
-GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét
-GV hoàn chỉnh bài.
- Lưu ý HS có hai hình thang cần dựng do cung tròn tâm C cắt Ay tại 2 điểm
- HS đọc đề bài 
-Làm bài theo nhóm ngồi cùng bàn: thảo luận cách dựng và chứng minh. 
- Đại diện nhóm ghi lên bảng 
+ Dựng đoạn CD = 3cm
+ Qua D dựng tia Dx tạo với tia Dy 1 góc 800 
+ Dựng cung tròn tâm C bán kính 4cm. Cung này cắt Dy tại điểm A 
+ Qua A dựng tia Az // DC
+ Dựng cung tròn tâm D bán kính 4cm . Cung này cắt tia Az tại B
-Cả lớp nhận xét.
-HS trả lời theo câu hỏi gợi y
+ Có ABCD là hình thang.
+ Hình thang ABCD có 2 đường chéo bằng nhau là hình thang cân
+ Hình thang cân ABCD có 
AC = 4cm, CD= 3cm,=800 thoả mãn yêu cầu đề bài
HS ghi bài giải hoàn chỉnh tập
- HS đọc đề bài 
- HS chia làm 4 nhóm hoạt động
- Cách dựng
+ Dựng đoạn CD = 3cm
+ Qua D dựng tia Dx tạo với CD một góc 900 
+ Dựng cung tròn tâm D bán kính 2cm. Cung này cắt Dx tại điểm A 
+ Qua A dựng tia Ay // DC
+ Dựng cung tròn tâm C bán kính 3cm . Cung này cắt tia Ay tại B
Chứng minh
+ Do AB // CD => ABCD là hình thang có có = 900, CD = 3cm, AD = 2cm thoả mãn yêu cầu đề bài. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau
- HS ghi vào tập 
Bài 33 trang 83 Sgk 
Cách dựng:
+ Dựng đoạn CD = 3cm
+ Qua D dựng Dx tạo với Dy 1 góc 800 
+ Dựng cung tròn tâm C bán kính 4cm.Cung này cắt Dx tại A 
+ Qua A dựng tia Az // DC
+ Dựng cung tròn tâm D bán kính 4cm .Cung này cắt Az tại B
Chứng minh: 
ABCD là hình thang vì AB//CD
Hình thang ABCD là hình thang cân vì có hai đường chéo AC = BD = 4cm.
Hình thang cân ABCD có = 800, CD = 3cm, AC = 4cm thoả mãn yêu cầu đề bài. 
Bài 34 trang 83 Sgk
- Cách dựng :
+ Dựng đoạn CD = 3cm
+ Qua D dựng tia Dx tạo với CD một góc 900 
+ Dựng cung tròn tâm D bán kính 2cm. Cung này cắt Dx tại điểm A 
+ Qua A dựng tia Ay // DC
+ Dựng cung tròn tâm C bán kính 3cm . Cung này cắt tia Ay tại B
Chứng minh
+ Do AB//CD=>ABCD là hình thang có có = 900, CD = 3cm, AD = 2cm thoả mãn yêu cầu đề bài.
Hoạt động 3: Dặn dị (2’)
- Bài 32 trang 83 Sgk
- Dựng tam giác đều sau đó dựng tia phân giác của 1 góc
- Xem lại kiến thức về đường trung bình và xem trước nội dung bài mới §6.
Tiết 10
 ĐỚI XỨNG TRỤC
A/- MỤC TIÊU 
- HS nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được định nghĩa về hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng; nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được định nghĩa về hình có trục đối xứng và qua đó nhận biết được một hình thang cân là hình có trục đối xứng.
- HS biết về điểm đối xứng với một điểm cho trước, vẽ đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết c/m hai điểm đối xứng với nhau qua một một đường thẳng. 
- HS biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào việc vẽ hình, gấp hình. 
B/- CHUẨN BỊ
GV: Giấy kẻ ô vuông, bảng phụ, thước 
HS: Ôn đường trung trực của đoạn thẳng; học và làm bài ở nhà 
C/- PHƯƠNG PHÁP
 Nêu vấn đế, đàm thoại, Hoạt động nhóm
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7’)
-GV treo bảng phụ. Gọi một HS làm ở bảng và yêu cầu các HS khác làm vào tập 
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
- Cho HS nhận xét ở bảng 
- Hoàn chỉnh bài làm, cho điểm
- Một HS lên bảng trình bày:
-Cách dựng:
+ Dựng tam giác đều ABC 
+ Dựng phân giác của một góc chẳng hạn góc A ta được góc =300 
Chứng minh: 
- Theo cách dựng DABC là tam giác đều nên = 600 
- Theo cách dựng tia phân giác AE ta có = = ½ 
= ½ 600 = 300 
- HS nhận xét
- Hãy dựng một góc bằng 300 
 A
 B C
 D
 E 
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới (2’)
- Qua bài toán trên, ta thấy: 
B và C là hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng AE; Hai đoạn thẳng AB và AC là hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng AE. Tam giác ABC là hình có trục đối xứng
- Để hiểu rõ các khái niệm trên, ta nghiên cứu bài học hôm nay. 
- HS nghe giới thiệu, để ý các khái niệm mới 
- HS ghi tựa bài vào tập
 §6. ĐỐI XỨNG TRỤC
Hoạt động 3: Hai điểm đới xứng nhau qua mợt đường thẳng (12’)
- Nêu ?1 (bảng phụ có bài toán kèm hình vẽ 50 – sgk) 
- Yêu cầu HS thực hành 
- Nói: A’ là điểm đối xứng với điểm A qua đường thẳng d, A là điểm đx với A’ qua d => Hai điểm A và A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng d. Vậy thế nào là hai điểm đx nhau qua d? 
-GV nêu qui ước như sgk 
-HS thực hành ?1 :
-Một HS lên bảng vẽ, còn lại vẽ vào giấy. 
-HS nghe, hiểu và phát biểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nau qua đường thẳng d 
1. Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng :
a) Định nghĩa : (Sgk)
b) Qui ước : (Sgk) 
Hoạt động 4: Hai hình đới xứng nhau qua mợt đường thẳng (10’)
- Hai hình H và H’ khi nào thì được gọi là hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng d? 
- Nêu bài toán ?2 kèm hình vẽ 51 cho HS thực hành 
- Nói: Điểm đối xứng với mỗi điểm CỴ AB đều Ỵ A’B’và ngược lại Ta nói AB và A’B’ là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua d. 
-Tổng quát, thế nào là hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng d? 
- Giới thiệu trục đối xứng của hai hình 
-Treo bảng phụ (hình 53, 54): Hãy chỉ rõ trên hình 53 các cặp đoạn thẳng, đường thẳng đxứng nhau qua d? giải thích? 
-GV chỉ dẫn trên hình vẽ chốt lại. 
- Nêu lưu ý như sgk 
- HS nghe để phán đoán 
- Thực hành ?2 :
- HS lên bảng vẽ các điểm A’, B’, C’ và kiểm nghiệm trên bảng  
- Cả lớp làm tại chỗ  
- Điểm C’ thuộc đoạn A’B’ 
-HS nêu định nghĩa hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d 
- HS ghi bài 
-HS quan sát, suy ngĩ và trả lời: 
+ Các cặp đoạn thẳng đx: AB và A’B’, AC và A’C’, BC và B’C’
+ Góc: ABC và A’B’C’,  
+ Đường thẳng AC và A’C’
+ êABC và êA’B’C’ 
2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng:
Định nghĩa: (sgk) 
Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng nhau qua đường thẳng d.
d gọi là trục đối xứng 
Lưu ý: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau. 
Hoạt động 5: Hình có trục đới xứng (8’)
-GV Treo bảng phụ ghi sẳn bài toán và hình vẽ của ?3 cho HS thực hiện. 
-GV hỏi: Hình đx với cạnh AB là hình nào? đối xứng với cạnh AC là hình nào? Đối xứng với cạnh BC là hình nào? 
-GV nói cách tìm hình đối xứng của các cạnh và chốt lại vấn đề, nêu định nghĩa hình có trục đối xứng.
- Nêu ?4 bằng bảng phụ 
- GV chốt lại: một hình H có thể có trục đối xứng, có thểà không có trục đối xứng  
- Hình thang cân có trục đối xứng không? Đó là đường thẳng nào? 
- GV chốt lại và phát biểu định lí 
-Thực hiện ?3 : Ghi đề bài và vẽ hình vào vở.
- HS trả lời : đối xứng với AB là AC; đối xứng với AC là AB, đối xứng với BC là chính nó  
-Nghe, hiểu và ghi chép bài và phát biểu lại định nghĩa hình có trục đối xứng. 
-HS quan sát hình vẽ và trả lời.
- HS nghe, hiểu và ghi kết luận của GV 
-HS quan sát hình, suy nghĩ và trả lời.
- HS nhắc lại định lí 
3. Hình có trục đối xứng: 
a) Định nghiã : (Sgk) 
 Đường thẳng AH 
 là trục đối xứng 
 của DABC
 b) Định lí : (Sgk) 
Đường thẳng HK là trục đối xứng của hình thang cân ABCD
Hoạt động 6: Luyện tập – Củng cớ (4’)
- Bài 35 trang 87 Sgk
*Treo bảng phụ và gọi HS lên vẽ
- Bài 37 trang 87 Sgk
*Cho HS xem hình 59 sgk và hỏi : Tìm các hình có trục đối xứng 
- HS lên vẽ vào bảng 
- HS quan sát hình và trả lời : 
+ Hình a có 2 trục đối xứng
+ Hình b có 1 trục đối xứng
+ Hình c có 1 trục đối xứng
+ Hình d có 1 trục đối xứng
+ Hình e có1 trục đối xứng
+ Hình g không có trục đối xứng
+ Hình h có 5 trục đối xứng
+ Hình i có 2 trục đối xứng
Bài 35 trang 87 Sgk
Bài 37 trang 87 Sgk
Hoạt động 7: Dặn dị (2’)
Bài 36 trang 87 Sgk
! Hai đoạn thẳng đối xứng thì bằng
Bài 38 trang 87 Sgk
! Xếp 2 hình gập lại với nhau
- Học bài : thuộc các định nghĩa 
Ký Duyệt
Tổ duyệt
Ban giám hiệu duyệt
Ngày 18 tháng 09 năm 2010
Lê Đức Mậu
Ngày . tháng . năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tuan_5_trinh_van_thuong.doc