Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 10 - Trịnh Văn Thương

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 10 - Trịnh Văn Thương

A/- MỤC TIÊU

- Củng cố các khái niệm khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, ôn lại các bài toán cơ bản về tập hợp điểm.

- Làm quen bước đầu cách giải các bài toán về tìm tập hợp điểm có tính chất nào đó (bài toán quĩ tích) không yêu cầu chứng minh phần đảo.

B/- CHUẨN BỊ

GV: thước, êke, compa, bảng phụ, phấn màu.

HS: Ôn kiến thức ở §10, làm bài tập về nhà.

C/- PHƯƠNG PHÁP

Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở.

D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tuần 10 - Trịnh Văn Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Tiết 19
 LUYỆN TẬP (Bài 10)
A/- MỤC TIÊU 
- Củng cố các khái niệm khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, ôn lại các bài toán cơ bản về tập hợp điểm. 
- Làm quen bước đầu cách giải các bài toán về tìm tập hợp điểm có tính chất nào đó (bài toán quĩ tích) không yêu cầu chứng minh phần đảo. 
B/- CHUẨN BỊ
GV: thước, êke, compa, bảng phụ, phấn màu.
HS: Ôn kiến thức ở §10, làm bài tập về nhà. 
C/- PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở. 
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8’)
- Treo bảng phụ ghi đề kiểm tra 
- Gọi một HS lên bảng 
- Cả lớp cùng làm bài 
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
- Hướng dẫn : 
(1) Vận dụng định lí đtb của tam giác và của hình thang
(2) Aùp dụng định lí đường thằng song song cách đều)
- Cho HS nhận xét 
- GV hoàn chỉnh và cho điểm 
Chốt lại các nội dung chính của bài 
- HS đọc yêu cầu đề kiểm tra 
- Một HS lên bảng trả lời làm 
1/ HS phát biểu SGK trang 101
2/ HS phát biểu SGK trang 101
3/ Ta có CC’//DD’//EB (gt)
 AC = CD = DE (gt)
Nên CC’, DD’ BE là các đường thẳng song song cách đều 
Do đó AC’ = C ‘D’ = D’B
- HS khác nhận xét
- Tự sửa sai (nếu có) 
1. Phát biểu định nghĩa về khoảng cách giữa hai đường thẳng song song.
2. Phát biểu về tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước.
3. Cho CC’//DD’//EB và 
AC = CD = DE. Chứng minh AC’= C’D’= D’B 
Hoạt động 2: Luyện tập (35’)
Bài 71 trang 103 SGK
- Cho HS đọc đề bài, vẽ hình và tóm tắt GT-KL 
a) Muốn A, O, M thẳng hàng ta cần chứng minh điều gì ?
-Để O là trung điểm của AM ta cần làm gì ?
-Cho HS hợp tác nhóm để làm câu a. Thời gian làm bài là 5’
-Gọi một HS giải ở bảng 
-Theo dõi HS làm bài
-Cho cả lớp nhận xét ở bảng 
-GV hoàn chỉnh bài giải của HS hoặc ghi lời giải tóm tắt ...
b) Hướng dẫn : 
-Gọi P là trung điểm AB => ?
-Gọi Q là trung điểm AC => ?
=> điều gì?
-Khi M di chuyển thì di chuyển trên đường nào?
c) Đường vuông góc và đường xiên đường nào ngắn hơn?
-AH là đường gì?
- AM là đường gì?
- Nên ta có điều gì?
- Vậy AM nhỏ nhất khi nào?
- Lúc đó M ở vị trí nào?
- Gọi HS lên bảng trình bày
- Cho HS tham gia nhận xét
- GV sửa sai cho các em hoặc trình bày nhanh lời giải mẫu các câu a, b, c ghi sẳn trên bảng phụ 
- HS đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT-KL 
-O là trung điểm của AM
-Ta cần chứng minh ADME là hình chữ nhật 
-HS suy nghĩ cá nhân sau đó chia nhóm hoạt động 
a) Ta có (gt)
Tứ giác ADME là hình chữ nhật (có 3 góc vuông) . 
Mà O là trung điểm của đường chéo DE 
Nên O cũng là trung điểm của đường chéo AM. 
Do đó A, O, M thẳng hàng. 
- HS tham gia nhận xét
- HS sửa bài vào tập
b) 
- OP // BM (OP là đường trung bình)
-OQ// MC (OQ là đường trung bình)
-O thuộc đường trung bình PQ
-Khi M di chuyển thì O di chuyển trên đường trung bình PQ 
c) Đường vuông góc ngắn hơn đường xiên
-AH là đường vuông góc kẻ từ A đến BC
-AM là đường xiên kẻ từ A đến BC
-AMAH
- AM = AH
- M trùng với H 
- HS lên bảng trình bày 
- HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập
Bài 71 trang 103 SGK
Cho tam giác ABC vuông tại A. Lấy M là một điểm bất kì thuộc cạnh BC. Gọi MD là đường vuông góc kẻ từ M đến AB, ME là đường vuông góc kẻ từ M đến AC, O là trung điểm của DE
 DABC (Â = 900)
GT M Ỵ BC 
 MD ^ AB, ME ^ AC 
 O là trung điểm của DE 
 a) A, O, M thẳng hàng 
KL b) Khi M di chuyển thì O
 di chuyển trên đường nào 
 c) Tìm M trên BC đểAM
 ngắn nhất. 
Hoạt động 3: Dặn dị (2’)
Bài 70 trang 103 SGK
Bài 72 trang 103 SGK
- Xem lại bài hình bình hành để tiết sau học bài §11.Hình thoi
Tiết 18
 HÌNH THOI
A/- MỤC TIÊU 
- HS nắm vững định nghĩa, tính chất của hình thoi, hai tính chất đặc trưng của hình thoi (hai đường chéo vuông góc và là các đường phân giác của các góc của hình thoi), nắm được bốn dấu hiệu nhận biết hình thoi.
- HS biết dựa vào hai tính chất đặc trưng để vẽ hình thoi, nhận biết được tứ giác là hình thoi theo dấu hiệu của nó.
B/- CHUẨN BỊ
GV: Thước thẳng, compa, êke; bảng phụ (đề kiểm tra, hình vẽ).
HS: Ôn tập hình bình hành, làm bài ở nhà; dụng cụ: thước thẳng, compa 
C/- PHƯƠNG PHÁP
 Nêu vấn đế, đàm thoại, Hoạt động nhóm
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
HS: - Định nghĩa hình bình hành và các tính chất của hình bình hành.
 - Nêu các dấu hiệu nhận biết về hình bình hành.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới (2’)
-Chúng ta đã học về hình bình hành. Đó là tứ giác có các cạnh đối song song. Ta cũng đã học về hình bình hành đặc biệt có 4 góc vuông. Đó là hình chữ nhật. Ở tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại hình đặc biệt nữa. Đó là hình thoi.
-HS nghe để hiểu rằng tứ giác cần học là liên quan đến các hình đã học. 
-HS ghi tựa bài 
§11. HÌNH THOI 
Hoạt động 3: Hình thành định nghĩa (8’)
-GV vẽ hình 100 lên bảng, hỏi: 
-Tứ giác ABCD có gì đặc biệt? 
-Đây là một hình thoi. Hãy cho biết thế nào là một hình thoi? 
-Ghi bảng tóm tắt định nghĩa và giải thích tính chất hai chiều của định nghĩa 
- Cho HS thực hành ?1 
GV giải thích: Tứ giác ABCD có AB = CD và AD = BC nên ABCD cũng là hình bình hành 
- HS quan sát hình vẽ, trả lời: 
-Có bốn cạnh bằng nhau 
AB = BC = CD = DA.
-HS nêu định nghĩa hình thoi
-Đọc ?1, suy nghĩ và trả lời : 
-ABCD có các cạnh đối bằng nhau nên cũng là hình bình hành
1/ Định nghĩa : 
Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
Tứ giác ABCD là hình thoi Û AB = BC = CD = DA
* Hình thoi cũng là một hình bình hành.
Hoạt động 4: Tính chất (8’)
-Vẽ hình thoi ABCD 
-Hình thoi cũng là hình bình hành nên có tất cả tính chất của hình bình hành. 
-Ngoài những tính chất trên, hình thoi còn có tính chất nào khác? 
-Cho HS thực hành ?2 
-Đó chính là hai tính chất đặc trưng của hình thoi, được thể hiện trong định lí dưới đây, và ta sẽ chứng minh định lí đó. 
-Ghi bảng (hoặc dùng bảng phụ) nội dung định lí.
-Hãy tóm tắt GT-KL và chứng minh định lí? 
-Từ giả thiết ABCD là hình thoi, có thể rút ra điều gì? 
-Em nào có thể chứng minh được AC ^ BD và BD là phân giác của góc B? 
-Gọi một HS chứng minh ở bảng 
- GV chốt lại cách làm 
-Tính chất hình bình hành: 
+ Các cạnh đối bằng nhau. 
+ Các góc đối bằng nhau.
+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường 
-HS suy nghĩ  
-Thực hiện ?2: HS trả lời. 
a) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
b) AC ^ BD 
AC là phân giác góc A; CA là phân giác góc C; BD là phân giác góc B  
HS nhắc lại định lí, ghi bài 
-Một HS chứng minh ở bảng: 
-ABCD là hình thoi nên ta có 
AB = BC = CD = DA
-Từ đó suy ra DABC cân tại B 
OA = OC (t/c đchéo hbh) 
Þ BO là trung tuyến cũng là đường cao Vậy BD ^ AC và BD là phân giác góc B 
-Chứng minh tương tự cho các trường hợp còn lại 
2/ Tính chất : 
Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành 
Định lí: 
Trong hình thoi:
a) Hai đường chéo vuông góc với nhau.
b) Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi. 
GT ABCD là hình thoi 
 a) AC ^ BD 
KL b) AC là pgiác của góc A 
 BD là pgiác của góc B
 CA là pgiác của góc C 
 DB là pgiác của góc D 
 Chứng minh (sgk) 
Hoạt động 5: Dấu hiệu nhận biết hình thoi (12’)
-Đưa ra bảng phụ giới thiệu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi. 
-Đây thực chất là các định lí, mỗi định lí có phần GT và KL của nó. Về nhà hãy tự ghi GT-KL và chứng minh các dấu hiệu này. Ởû đây, ta chứng minh dấu hiệu 3. 
-Viết GT-KL của dấu hiệu 3? 
-Muốn chứng minh ABCD là thoi ta ta phải chứng minh gì? 
-Giả thiết ABCD là hình bình hành cho ta biết gì? 
-Giả thiết hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau cho ta biết thêm điều gì?
-Ta có kết luận gì về tứ giác ABCD? 
GV chốt lại ngắn gọn phần chứng minh bốn cạnh bằng nhau. 
-HS ghi nhận các dấu hiệu nhận biết hình thoi vào vở 
-HS đọc (nhiều lần) từng dấu hiệu 
-HS ghi GT-KL của dấu hiệu 3
-HS suy nghĩ trả lời: ta phải chứng minh AB = BC = CD = DA 
-ABCD là hình bình hành 
Nên OA = OC, OB = OD. 
-Kết luận được bốn tam giác vuông OAB, OBC, OCD, ODA bằng nhau suy ra AB = BC = CD = DA.
-Vậy ABCD là hình thoi. 
3. Dấu hiệu nhận biết hình thoi : 
(SGK trang 105)
GT ABCD là hình bình hành
 AC ^ BD 
KL ABCD là hình thoi 
Hoạt động 6: Củng cớ (8’)
Bài 73 trang 105 SGK 
-Treo bảng phụ vẽ hình 120
-Trong các hình sau hình nào là hình thoi? Giải thích?
- Cho HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
-HS quan sát hình 
a) ABCD là hình thoi vì có các cạnh bằng nhau
b) EFGH là hình thoi vì hình bình hành có đường chéo là đường phân giác của một góc
c) IKMN là hình thoi vì hình bình hành có hai đường chéo vuông góc 
d) PQRS không phải là hình thoi vì không phải là hình bình hành
e) ABCD là hình thoi vì hình bình hành có hai đường chéo vuông góc
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập
Bài 73 trang 105 SGK 
Tìm các hình thoi trên hình 102
a) 
b)
c)
d)
e)
Hoạt động 7: Dặn dị (2’)
Bài 74 trang 105 SGK 
Bài 75 trang 105 SGK 
Bài 76 trang 105 SGK
Bài 77 trang 105 SGK
- Về xem lại cách chứng minh định lí và chứng minh các dấu hiệu còn lại. Tiết sau 
Luyện tập §11.
Ký Duyệt
Tổ duyệt
Ban giám hiệu duyệt
Ngày 23 tháng 10 năm 2010
Lê Đức Mậu
Ngày . tháng . năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tuan_10_trinh_van_thuong.doc