I.MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Củng cố các bài toán dựng hình cơ bản, thông qua các bài toán dựng hình để dụng hình thang.
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng dựng hình bằng thước và com pa.
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, thước đo góc.
- Học sinh: Thước thẳng, com pa, thước đo góc.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Tổ chức:
Tuần 5 Ngày soạn: 12.9.09 Ngày giảng: Tiết 9. Luyện tập I.mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố các bài toán dựng hình cơ bản, thông qua các bài toán dựng hình để dụng hình thang. - Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng dựng hình bằng thước và com pa. - Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, khoa học. II.phương tiện dạy học: - Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, thước đo góc. - Học sinh: Thước thẳng, com pa, thước đo góc. iii. các phương pháp dạy học: Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp luyện tập thực hành. Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. iv. tiến trình lên lớp: 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: - Nêu các bước của bài toán dựng hình?Trong bài làm thông thường người ta yêu cầu trình bày mấy bước? Đó là các bước nào? Học sinh trả lời: Bài toán dựng hình gồm 4 bước:Phân tích;cách dựng;chứng minh;biện luận. Trong bài làm thông thường người ta yêu cầu trình bày 2 bước? Đó là các bước cách dựng và chứng minh. 3.Bài mới: Hoạt động 1. BT 32 (SGK - 83): - Hướng dẫn học sinh phân tích: Góc 300 bằng một nửa góc 600. Bằng thước và com pa ta luôn dựng được góc 600 và chia góc đó thành hai phần bằng nhau. - Để dựng góc 300 ta dựng góc nào trước? - Để dựng góc 600 ta dựng ta dựng tam giác gì? - Nêu cách dựng tam giác đều? - Làm thế nào để dựng được góc 300? - Yêu cầu một em lên bảng chứng minh. a) Cách dựng : +Dựng đều ABC. +Dựng tia phân giác BH của góc B ta được = 300 b) Chứng minh:ABC là tam giác đều nên = 600 Theo cách dựng ta có: (vì BH là tia phân giác của ). Hoạt động 2. BT 33 (SGK - 83): Giáo viên vẽ hình ra bảng sau đó cho học sinh hoạt động nhóm để phân tích: Giả sử ta đã dựng được hình thang ABCD cân thỏa mãn yêu cầu của đề bài. ADC dựng được vì biết =800, AC=4cm, CD=3cm. Khi đó điểm B dựng được phải thoả mãn 2 điều kiện: + B nằm trên đường thẳng đi qua A và // với CD + B cách điểm D một khoảng bằng 4cm - Nêu cách dựng? Gọi một học sinh lên bảng dựng hình. - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng chứng minh. a) Cách dựng: +Dựng đoạn thẳng CD=3cm +Dựng góc CDx =800 + Dựng cung tròn tâm C bán kính 4cm, cắt tia Dx tại A. +Dựng tia Ay//CD (Ay và C cùng thuộc một nửa MP bờ AD) +Dựng(D; 4cm) cắt Ay tại B (hoặc dựng =800). D C y A x B 3 4 4 b) Chứng minh: Tứ giác ABCD là hình thang vì AB// DC (cách dựng) Hình thang ABCD có:=800; AC=4cm; DC=3cm Mặt khác theo cách dựng :BD =AC=4cm => HT có 2 đ/c bằng nhau =>ABCD là hình thang cân. 4.Củng cố: Kết hợp trong bài giảng. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Xem lại các bài tập đã chữa. - BTVN: BT 34(SGK- 83); BT 48, 49(SBT - 65). Hướng dẫn bài tập 34 (SGK - 83): Dựng tam giác ADC biết hai cạnh và góc xen giữa. Sau đó dựng điểm B. Lưu ý: Có hai hình thang thỏa mãn yêu cầu của đề bài. rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: