Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 7 đến 14 (Bản 3 cột)

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 7 đến 14 (Bản 3 cột)

A . PHẦN CHUẨN BỊ :

 I – Mục tiêu:

* HS biết dùng thước và compa để dựng hình ( chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày hai phần : cách dựng và chứng minh.

* HS biết cách sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác.

* Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ, rèn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.

 II – Chuẩn bị:

* GV : Giáo án, sgk, sbt, thước thẳng, compa, bảng phụ, thước đo góc.

* HS : Học bài, làm BTVN, đọc trước bài mới. Ôn các bài toán dựng hình đã học ở lớp dưới. Thước thẳng , compa, thước đo góc.

B – TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

 * Sĩ số:

 I/ KIỂM TRA BÀI CŨ: Kết hơp trong quá trình học.

 II/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY BÀI MỚI:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán dựng hình (5)

 

doc 34 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 7 đến 14 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :28/9/2007 Ngày giảng :
 Tiết 7 : luyện tập 
A – Phần chuẩn bị 
 I . Mục tiêu :
* Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác đường trung bình của hình thang cho hs. 
* Rèn kĩ năng vẽ hình rõ chuẩn xác, kí hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình.
* Rèn kĩ năng tính, so sánh độ dài đoạn thẳng, kĩ năng chứng minh.
 II . Chuẩn bị :
* Gv : Giáo án, sgk, sbt, phiếu học tập. Thước thẳng, compa, bảng phụ,bút dạ.
* Hs : Học bài cũ, làm BTVN. Thước thẳng, compa, SGK,SBT
B – Tiến trình dạy – học : 
 I- Kiểm tra ( 7 phút )
Câu hỏi :
HS1 : So sánh đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang về định nghĩa, tính chất ?
HS2: Vẽ đường TB của tam giác ABC và đường trung bình của hình thang ABCD?
Đáp án:
HS1:
Đường trung bình của tam giác .
Đường trung bình của hình thang.
Định nghĩa 
Là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh tam giác .
Là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang .
Tính chất 
Song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
Song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy .
HS2 : 	A B	
 A
	M N	 E F
 D C
B C 
 MN//BC EF//AB//DC
 MN = BC EF = 
 GV: Gọi 1 Hs đứng tại chỗ phát biểu định lí 1, định lí 3 (bài 4)
II . Tổ chức luyện tập: (36 phút)
Hoạt động của GV và HS
Phần ghi của học sinh
?
? 
Hs
?
HS
GV
GV
Hs
?
Hs
GV
Gv
?
Hs
?
HS
?
Hs
?
Hs
GV
?
Hs
Gv
?
Hs
( Đề bài ghi lên bảng phụ )
Bài 1 : Cho hình vẽ .
	A
	B D I C
a) Tứ giác BMNI là hình gì ?
b) Nếu A = 580 thì các góc của tứ giác BMNI bằng bao nhiêu ?
Quan sát kĩ hình vẽ rồi nêu giả thiết, kết luận của bài toán ?
Dự đoán tứ giác BMNI là hình gì? Nêu cách chứng minh?
Đứng tại chỗ trình bày chứng minh.
Có cách chứng minh nào khác không ?
Chứng minh BMNI là hình thang có hai góc kề đáy bằng nhau (MBD = NID = MĐB do ∆ MBD cân ).
Hãy tính góc của tứ giác BMNI nếu biết A = 580 
y/c Hs làm bài 27(SGK- 80)
1 hs đọc đề bài sgk, 1hs khác vẽ hình, ghi gt và kl bài toán 
Em có nhận xét gì về đoạn thẳng EK đối với tam giác ADC và đoạn thẳng KF đối với tam giác ABC? Từ đó nêu cách so sánh EK và CD; KF và AB?
Đứng tại chỗ trình bày chứng minh.
ở câu b Gv gợi ý HS xét hai trường hợp :
- E, K, F không thẳng hàng 
- E, K, F thẳng hàng	
Y/c Hs nghiên cứu bài 28 (sgk – 80)
Vẽ hình, ghi GT và KL của bài toán?
Một học sinh lên bảng vẽ hình và ghi GT; KL của bài.
Để c/m được AK = KC; BI = ID ta cần chứng minh điều gì?
Cần chứng minh K; I lần lượt là trung điểm của AC và BD.
Dựa vào kiến thức nào để c/m điều đó?
Dựa vào tính chất đường thẳng đi qua trung điểm của một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai của tam giác đó.
Muốn vậy cần c/m điều gì?
Cần c/m FE // CD//AB
Gọi 1 HS lên bảng c/m câu a. Dưới lớp tự làm vào vở.
Nêu cách tính EI; KF; IK?
Cần khẳng định EI; IK là đường trung bình của tam giác ABD và tam giác ABC rồi dựa vào tính chất đường trung bình của tam giác để tính.
Trong bài toán vừa rồi ta thấy đoạn thẳng IK // AB//CD và 
IK = (CD – AB)/2
Từ bài toán em rút ra được nhận xét gì?
Đoạn thẳng nối trung điểm 2 đường chéo của hình thang thì song song với hai đáy của hình thang và bằng nửa hiệu hai đáy.
1) Bài tập: 
GT: 
 ∆ABC ( B = 900)
 A1 = A2
 MA = MD; NA = NC; ID = IC
KL
a) Tứ giác BMNI là hình gì ?
 b) A = 580. 
 Tính các góc của BMNI?
 Chứng minh:
a) 
+ Vì: MA = MD (gt); NA = NC (gt)
Nên MN là đường trung bình của 
 ∆ADC => MN//DC hay MN//BI
( vì B;D;I;C thẳng hàng) 
BMNI là hình thang (1).
+ ∆ABC (B = 900)
 BN là trung tuyến ứng với cạnh huyền AC nên BN = (2)
∆ADC có MI là đường trung bình 
 (vì AM = MD; ID = IC theo gt)
MI = (3) 
Từ (1) ; (2) và (3) ta có :
 BN = MI ( = )
=> BMNI là hình thang cân (vì là hình thang có hai đường chéo bằng nhau )
b) ∆ABD ( B = 90 0)có 
BAD = = 290 
=>ADB = 900 – 290 = 610(t/c 2 góc nhọn trong tam giác vuông) 
=> MBD = 610 ( vì BM là trung tuyến ứng với cạnh huyền AD của tam giác vuông ABD nên MB = AD/2 hay
 MB = MD, do đó ∆BMD cân tại M )
Do đó NID = BMD = 610 ( theo định nghĩa hình thang cân ) 
 => BMN = MNI = 1800 –- 610 = 1190
2) Bài 27 (SGK- 80)
 A B
 F
 E K 
 D C
GT
Tứ giác ABCD 
EA = ED (E AD);
 FB = FC (F BC);
 KA = KC (K AC)
KL
a)so sánh EK và CD ; KF và AB 
b) EF 
 Giải
a)Ta có EA = ED; KA = KC (gt)
 => EK là đường trung bình của ∆ ADC 
Do đó EK = (T/c đường TB của tam giác)
Vì KA = KC và FB = FC => KF là đường trung bình của ∆ACB 
 Nên: KF = (T/c đường TB của tam giác)
b) - Nếu E ; K ; F không thẳng hàng. Xét ∆EKF có EF< EK + KF ( bất đẳng thức tam giác)
=> EF <+ hay EF < (1)
- Nếu E ; K ; F thẳng hàng thì :
EF = EK + KF
Hay EF = + = ( 2)
Từ (1) và (2) ta có :
 EF (đpcm) 
3) Bài 28(sgk – 80)
 A B
E
F
E
F
I
K
 D C
GT
Hình thang ABCD (AB // CD)
EA = ED (E AD); 
FB = FC (F BC)
EF ∩ BD tại I; EF ∩ AC tại K
KL
AK = KC; BI = ID
AB = 6 cm; CD = 10 cm.
 EI; KF; IK ?
 Chứng minh:
a) Vì EA = ED ; FB = FC (gt)
=> EF là đường trung bình của hình thang ABCD . Do đó: EF // AB // CD
+ ∆ ABC có FB = FC (gt) và KF // AB (vì EF//AB và K EF) => KA = KC
 (t/c đường thẳng đi qua trung điểm của một cạnh và // với cạnh thứ hai của tam giác)
+ Tương tự trong tam giác ABD ta có 
EA = ED(gt) và EI//AB (vì EF //AB và IEF ) => IB = ID.
b) Vì EF là đường trung bình của hình thang ABCD (c/m trên)
Nên: EF = 
 (t/c đường trung bình của hình thang)
+ Xét tam giác ABD có EA = ED(gt); IB = ID (c/m trên) . Suy ra EI là đường trung bình của tam giác ABD. 
Do đó: EI = AB/2 = 6/2 = 3(cm) (t/c đường trung bình của tam giác)
+ Trong tam giác ABC có FB = FC (gt);
 KA = KC (c/m trên). Suy ra KF là đường trung bình của tam giác ABC.
Do đó: KF = AB/2 = 3 (cm)(t/c đường trung bình của tam giác)
Mà EF = EI + IK + KF 
=> IK = EF – EI - KF = 8 – 3 – 3 = 2(cm)
 III/ Hướng dẫn về nhà ( 2 phút )
Ôn lại định nghĩa và các định lí về đuờng trung bình của tam giác, hình thang. 
Ôn lại các bài toán dựng hình đã biết ở các lớp dưới ( SGK – 81)
 Bài tập về nhà: 37,38, 41, 42 (tr64- 65 SBT)
Giờ sau mang đầy đủ thước và compa.
Ngày soạn : 2/10/2007 Ngày giảng :
Tiết 8:
Đ 5. Dựng hình bằng thước và compa.
 dựng hình thang
A . Phần chuẩn bị :
 I – Mục tiêu:
* HS biết dùng thước và compa để dựng hình ( chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày hai phần : cách dựng và chứng minh.
* HS biết cách sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác.
* Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ, rèn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.
 II – Chuẩn bị: 
* GV : Giáo án, sgk, sbt, thước thẳng, compa, bảng phụ, thước đo góc.
* HS : Học bài, làm BTVN, đọc trước bài mới. Ôn các bài toán dựng hình đã học ở lớp dưới. Thước thẳng , compa, thước đo góc.
B – Tiến trình dạy – học :
 * Sĩ số : 
 I/ Kiểm tra bài cũ : Kết hơp trong quá trình học.
 II/ Tổ chức các hoạt động dạy bài mới :
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài toán dựng hình (5’)
Hoạt động của thày và trò
Phần ghi của Hs
?(tb) : Trong hình học ta thường dùng những dụng cụ nào để vẽ hình?
Hs: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, êke 
G: Các bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng hai dụng cụ là thước và compa, chúng được gọi là các bài toán dựng hình.
?(tb): Vậy thế nào là bài toán dựng hình?
Hs: trả lời như sgk – 81
G(lưu ý): Khi nói dựng một hình nào đó ta hiểu rằng ta phải chỉ ra cách vẽ hình đó mà chỉ với hai dụng cụ là thước và compa.
G: Vậy trong bài toán dựng hình thước và compa có những tác dụng gì? à nghiên cứu sgk – 81
H: Trả lời như trong sgk – 81. (2 Hs đọc lại)
Hoạt động 2: Ôn lại các bài toán dựng hình đã biết (15’)
G(Treo bảng phụ vẽ hình 46): Y/c Hs quan sát.
?: Trong hình 46. Hãy cho biết mỗi hình biểu thị nội dung của bài toán dựng hình cơ bản nào?
Hs: + H46a: Dựng 1 đoạn thẳng bằng một đoạn thẳng cho trước.
 + H 46b: Dựng một góc bằng một góc cho trước.
 + H 46c: Dựng đường trung trực của một đoạn thẳng cho trước. Dựng trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
G: Hướng dẫn HS ôn lại cách dựng từng hình :
?: Nêu thứ tự các bước dựng một đoạn thẳng bằng một đoạn thẳng cho trước (h.46a)?
Hs: - Dựng 1 tia gốc C bất kỳ.
 - Dựng (C; AB) cắt tia gốc C tại D
 - CD là đoạn thẳng cần dựng 
 (thỏa mãn CD = AB)
?: Tương tự hãy nêu các bước dựng một góc bằng một góc cho trước (h.46b)?
Hs: - Dựng một tia gốc I tùy ý.
 - Dựng (O; r) cắt hai cạnh của góc tại A; B
 - Dựng (I; r) cắt tia gốc I tại C
 - Dựng (C; AB) cắt (I; r) tại D 
 - Góc DIC là góc cần dựng.
? : Nêu các bước dựng đường trung trực của một đoạn thẳng cho trước và dựng trung điểm của 1 đoạn thẳng cho trước (h. 46c)?
Hs: - Dựng hai cung tròn tâm A; tâm B có cùng bán kính. Sao cho hai cung này cắt nhau tại 2 điểm C; D
 - Kẻ đường thẳng CD thì CD là đường trung trực cần dựng. Giao điểm của AB với CD là trung điểm của AB.
G(treo bảng phụ hình 47): Y/c Hs quan sát hình 47a, b, c.
?: Trên hình47. Mỗi hình a, b, c biểu thị nội dung của bài toán dựng hình cơ bản nào đã học? Hãy nêu thứ tự các bước dựng mỗi hình đó?
Hs: + H47a: Dựng tia phân giác của một góc cho trước.
 Cách dựng: 
 - Dựng (O) cắt hai cạnh của góc tại A; B
- Dựng 2 cung tròn tâm A; tâm B có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại 1 điểm nằm trong góc, giả sử là điểm C.
- Vẽ tia OC . OC chính là tia phân giác cần dựng.
 + H 47b: Qua 1 điểm cho trước dựng đường thẳng vuông góc với một đường thẳng cho trước.
Cách dựng:
Dựng (A) sao cho cắt đường thẳng cho trước tại 2 điểm B; C.
Dựng hai cung tròn tâm B; C có cùng bán kính cắt nhau tại D.
Kẻ đường thẳng AD. AD là đường thẳng cần dựng.
 + H47c: Qua 1 điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước, dựng đường thẳng song song với đường thẳng cho trước.
Cách dựng: 
- Qua A vẽ đường thẳng bất kỳ sao cho cắt d tại B.
- Tại A dựng góc ở vị trí đồng vị và bằng với góc Abd ta được đường thẳng cần dựng.
G: - Ngoài cách trên ta còn có thể dựng góc ở vị trí so le trong và bằng góc Abd ta cũng được đường thẳng qua A và // với d.
 - Ngoài những bài toán dựng hình trên ta còn có biết những bài toán dựng tam giác.
? : Để dựng một tam giác ta cần biết mấy yếu tố? Là những yếu tố nào?
H: Cần biết 3 yếu tố: 
 + Biết 3 cạnh
 + Hoặc biết hai cạnh và góc xen giữa
 + Hoặc biết 1 cạnh và 2 góc kề. 
G: Để dựng tam giác khi biết 1 trong 3 trường hợp trên ta phải dựa vào bài toán dựng đoạn thẳng; dựng góc như ở hình 46a, b.
? Nêu các bước dựng 1 tam giác khi biết 3 cạnh; khi biết 2 cạnh và góc xen giữa; khi biết 1 cạnh và 2 góc kề?
Hs: trả lời
Gv: Vẽ hình theo từng bước trong từng trường hợp.
(Chốt): Như vậy ta đã học 7 bài toán dựng hình cơ bản. Để dựng các hình khác ta phải sử dụng các bài toán dựng hình trên. Phần này có trong sgk về nhà các em xem kỹ.(về nhà vẽ h ... c luyện tập: ( 36 phút )
Hoạt động của GV và HS
Phần ghi của HS
Gv
?
Hs
?
Hs
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
?
Hs
?
HS
?
Hs
? 
Hs
Gv
?
Hs 
Gv
?
Hs
Gv
- Y/c Hs nghiên cứu bài 47 ( tr93 – SGK )
- Vẽ hình 72 lên bảng .
- Y/c HS vẽ vào vở lên bảng ghi GT và KL 
Dự đoán AHCK là hình gì?
Dự đoán
Để c/m AHCK là hình bình hành trong bài này ta dựa vào dấu hiệu nào? Cần c/m điều gì?
Dựa vào dấu hiệu 3. Cần c/m AH//CK và AH = CK
Muốn vậy cần c/m điều gì?
Cần c/m ∆AHD = ∆CKB
Y/c Hs lên bảng chứng minh ý a .
Dựa vào kiến thức nào để c/m 3 điểm A; O; C thẳng hàng?
Dựa vào giả thiết cho O là trung điểm của HK và dựa vào tính chất của HBH.
Y/c Hs đứng tại chỗ trình bày chứng minh ý b.
Chốt: Như vậy để chứng minh 3 điểm thẳng hàng ta có thể dựa vào tính chất về 2 đường chéo của HBH
- Y/c Hs nghiên cứu bài 48 sgk.
- Y/c 1 Hs lên bảng vẽ hình và ghi GT và KL
Thực hiện theo y/c của GV
Dự đoán tứ giác FEGH là hình gì?
Là hình bình hành.
Nếu kẻ đường chéo AC thì em có nhận xét gì về đoạn thẳng EF trong tam giác BAC? Vì sao?
Vì E, F là trung điểm của AB , BC nên EF là đường trung bình của tam giác BAC.
Từ đó có kết luận gì về đoạn thẳng EF đối với AC?
EF // AC và EF = 1/2AC
Tương tự hãy c/m HG // AC và
 HG = 1/2AC và c/m tứ giác EFGH là hình bình hành?
Hs lên bảng trình bày c/m bài toán.
- Y/c Hs nghiên cứu bài 49 sgk.
- Gọi 1 Hs lên bảng vẽ hình và ghi GT; KL của bài toán.
Nêu hướng chứng minh câu a?
Cần c/m tứ giác AICK là hình bình hành.
Gọi một Hs đứng tại chỗ trình bày chứng minh phần a.
Nêu nhận xét về đường thẳng KN trong tam giác ABM? Tương tự nêu nhận xét về đường thẳng MI trong tam giác DNC?
KN là đường thẳng đi qua trung điểm K của cạnh AB của tam giác ABM và song 2 với cạnh AM thì
đi qua trung điểm của cạnh BM
Tương tự đối với MI trong tam giác DNC.
Y/c 1 Hs lên bảng c/m.
1) Bài tập 47 (sgk – 93)
GT
ABCD là hình bình hành 
AH DB ; CK DB
OH = OK
KL
a) AHCK là hình bình hành
b) A, O, C ; thẳng hàng
 A B
 D C
Chứng minh :
a) Theo đầu bài ta có .
AHDB => AH//CK (1)
CKDB 
Xét ∆AHD và ∆CKB có: H = K = 900 (gt)
AD = BC ( t/c hình bình hành )
D1 = B1 ( so le trong của AB//BC )
=> ∆AHD = ∆CKB ( cạnh huyền - góc nhọn )
Suy ra: AH = CK (2) ( hai cạnh tương ứng )
Từ (1) và (2) => AHCK là hình bình hành.
b, O là trung điểm của HK(gt) mà AHCK là hình bình hành ( theo câu a )
=> O cũng là trung điểm của đường chéo AC 
( theo t/c hình bình hành )
 Do đó A, O, C thẳng hàng 
2)Bài 48 ( tr92 – SGK )
 B
 D
GT
Tứ giác ABCD
AE = EB ; E AB; BF = FC ; F BC
CG = GD; G CD; DH = AH; HAD
KL
◊ FEGH là hình gì ? vì sao ?
 Chứng minh:
 Kẻ đường chéo AC.
- Xét tam giác BAD có:
 AE = EB ; E AB (gt)
 BF = FC ; F BC (gt)
 => EF là đường trung bình của tam giác BAD
 Do đó: EF // AC và EF = 1/2AC (1) 
 (t/c đường trung bình của tam giác)
- Tương tự ta cũng chứng minh được HG là đường trung bình của tam giác DAC nên:
 HG // AC và HG = 1/2AC (2)
 (t/c đường trung bình của tam giác)
- Từ (1) và (2) suy ra: Tứ giác EFHG có:
 EF//HG (vì cùng song 2 với AC);
 EF = HG ( = 1/2AC)
 nên là hình bình hành
(Tứ giác có hai cạnh đối song2 và bằng nhau)
3)Bài 49 (sgk – 93)
 A K B
 D I C
GT
ABCD là hình bình hành
I CD: IC = ID
K AB: AK = KB
AI ∩ BD tại M; CK ∩ BD tại N
KL
AI // CK
DM = MN = NB
Chứng minh:
a)Vì tứ giác ABCD là hình bình hành (gt)
AB = CD (hai cạnh đối của HBH) (1)
Mà K AB; KA = KB (gt) => AK = AB/2 (2)
 I CD; IC = ID (gt) =>IC = CD/2 (3)
Từ (1) (2) (3) suy ra: AK = IC (*)
Mặt khác: AB // DC (hai cạnh đối của HBH)
Và K AB; I CD nên AK // IC (**)
Từ (*) và (**) suy ra tứ giác AICK là hình bình hành (có hai cạnh đối song2 và bằng nhau) nên AI // CK (hai cạnh đối của hình bình hành).
b)Xét tam giác ABM có:
KN // AM (Vì AI // CK; N KC; M AI)
K là trung điểm của AB (gt)
=> N là trung điểm của BM hay MN = NB (1)
Chứng minh tương tự ta có M là trung điểm của DN hay DM = MN (2)
 Từ (1) và (2) suy ra DM = MN = NB
III. Hướng dẫn về nhà (2 phút )
- Về nhà cần nắm vững được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
- Làm các bài tập : 83, 85 , 87, 98 (SBT – tr96 )
- Ôn lại bài đối xứng trục và xem trước bài mới.
Ngày soạn : 18/10/2007 Ngày giảng :8A :
 8B
 Tiét14 : Đ8. Đối xứng tâm 8C :
A/ Phần chuẩn bị:
 I. Mục tiêu .
- Học sinh hiểu được các định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm hai hình đối xứng với nhau qua một điểm, hình có tâm đỗi xứng .
- HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
- HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm.
- HS biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm .
- HS nhận biết ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế .
 II. Chuẩn bị:
GV : Giáo án; sgk; sbt; thước thẳng, compa, 
 phóng to hình 78 một vài chữ cái trên bảng phụ ( M, S, E ).
HS : Làm bài tập về nhà; Ôn đối xứng trục.
B / Tiến trình dạy – học :
 * Sĩ số: 8A: ; 8B: ; 8C: 
 I. Kiếm tra ( 5 phút )
 ? Nêu định nghĩa hình bình hành, tính chất về đường chéo của hình bình hành?
 ? Khi nào ta nói hai điểm A và A’; hai hình H và H’ đối xứng với nhau qua đường thẳng d? 
 Đáp án: - Định nghĩa hình bình hành: sgk – 90
Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Hai điểm A và A’ đối xứng với nhau qua d nếu d là đường trung trực của AA’.
Hai hình H và H’ được gọi là đối xứng với nhau qua trục d nếu mỗi điểm thộc hình H đối xứng với một điểm t huộc hình H’ và ngược lại.
II – Tổ chức các hoạt động dạy bài mới:
 Gv(đvđ): Ta đã biết hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Vậy khi nào thì hai điểm, hai hình gọi là đối xứng với nhau qua 1 điểm? à Bài mới.
 Hoạt động 1: Hai điểm đối xứng qua một điểm ( 8 phút )
Hoạt động của Gv và Hs
Phần ghi của Hs
GV
?
HS
?
GV
?
HS
GV
?
Hs
?
Hs
?
Hs
GV
GV
?
Hs
?
Hs
GV
?
Hs
GV
?
Gv
?
Hs
GV
?
Hs
?
HS
Gv
?
HS
GV
Gv
?
HS
?
Hs
?
Hs
GV
?
GV
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
Gv
Gv 
Y/c HS nghiên cứu ?1. SGK – 93
?1 cho biết gì? Yêu cầu gì?
Cho hai điểm O và A.
Yêu cầu: Vẽ điểm A’ sao cho O là trung điểm của đoạn thẳng AA’.
Nêu cách vẽ?
Hs làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
(Giới thiệu): O là trung điểm của đoạn thẳng AA’. A’ gọi là điểm đối xứng với A qua O ngược lại A là điểm đối xứng với A’ qua O. Khi đó A và A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O
Vậy thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O?
Trả lời.
- Đó chính là ND định nghĩa SGK – tr93.
- Y/c Hs đọc định nghĩa. 
Nếu biết M và M’ là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O thì ta suy ra được điều gì?
Suy ra O là trung điểm của đoạn thẳng MM’
Ngược lại nếu biết O là trung điểm của đoạn thẳng MM’ thì em có kết luận gì về hai điểm M và M’?
Hai điểm M và M’ đối xứng với nhau qua điểm O.
 Trường hợp A ≡ O thì A’ ở đâu ?
A’ ≡ A
Đó chính là nội dung quy ước SGK - 93
H.động 2: Hai hình đối xứng qua một điểm (15’)
Y/c HS nghiên cứu ?2 .SGK – 94
?2 cho biết gì ? Yêu cầu gì ?
Cho đoạn thẳng AB và điểm O. Có 4 yêu cầu :
- Vẽ điểm A/ đối xứng với A qua O
- Vẽ điểm B/ đối xứng với B qua O
- Lấy điểm C thuộc đoạn AB vẽ điểm C/ đối xứng với C qua O.
- Dùng cạnh thước kiểm tra xem điểm C/ thuộc đoạn thẳng A’B’?
Nêu cách vẽ điểm A’ đối xứng với điểm A qua O ?
Tương tự ?1.
Vẽ lên bảng đoạn AB và một điểm O, y/c 1 HS lên bảng thực hiện lần lượt các yêu cầu của ?2. Dưới lớp tự vẽ vào vở.
Qua ?2 em có nhận xét gì về hai đoạn thẳng AB và A’B’?
A’ đối xứng với A qua O; B’ đối xứng với B qua O; C bất kỳ thuộc AB thì C’ đối xứng với C qua O cũng thuộc A’B’
Nghĩa là mỗi điểm thuộc A’B’ đều đối xứng với một điểm thuộc AB và ngược lại.
Giới thiệu: Hai đoạn thẳng AB và A’B’ trên hình vẽ được gọi là hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua O.
Vậy khi nào hai hình được gọi là đối xứng với nhau qua điểm O ? à Định nghĩa.
Y/c Hs đọc lại định nghĩa ( tr94 – SGK ) và giới thiệu điểm 0 là tâm đối xứng của hai hình đó.
Vậy dựa vào đâu để khẳng định hai hình đối xứng với nhau qua một điểm O?
Xét xem mỗi điểm thuộc hình này có đối xứng với mỗi điểm thuộc hình kia qua O hay không.
 Treo bảng phụ vẽ hình 77 SGK – 94 và giới thiệu hai đoạn thẳng; hai đường thẳng; hai góc; hai tma giác đối xứng với nhau qua điểm O.
Giải thích vì sao mỗi cặp hình đó đối xứng với nhau qua O?
Giải thích dựa vào định nghĩa.
Em có nhận xét gì về hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm ?
Chúng bằng nhau.
Khẳng định người ta đã c/m được nhận xét trên là đúng.
Các em hãy quan sát hình 78 cho biết hình H và H’ có quan hệ gì?
Hình H và H’ đối xứng với nhau qua tâm 0 .
Nếu quay hình H quanh O một góc 1800 thì hai hình trùng nhau.
Hoạt động 3 : Hình có tâm đối xứng (15’)
Y/c Hs nghiên cứu ?3.
?3 cho biết gì? Yêu cầu gì?
Cho HBH ABCD; O là giao điểm của hai đường chéo. Yêu cầu .
Đường chéo của HBH có tính chất gì?
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Từ đó hãy trả lời ?3 ?
 Trả lời ?3. 
 Lấy điểm M ∈ cạnh AB
Vẽ điểm đx với M qua O? (M’ thuộc CD)
Giới thiệu : Điểm O gọi là tâm đx của hbh ABCD.
Khi nào thì điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình H?
Trả lời như sgk.
y/c hs đọc định nghĩa sgk - tr 95 
Từ kết quả của ?3. Hãy cho biết tâm đối xứng của hình bình hành là điểm nào?
Giao điểm của hai đường chéo.
- Giới thiệu định lý sgk và yêu cầu Hs đọc định lý.
- Y/c hs thực hiện ?4 
(HD: Chữ cái nào khi quay ngược xuống (quay 1 góc 1800) vẫn là chính nó)
- Y/c Hs về nhà tìm tiếp.
1, Hai điểm đối xứng qua một điểm 
? 1 . sgk - 93
 Trả lời:
 A O A’
 Cách vẽ: 
- Vẽ tia AO.
- Trên tia đối của tia OA lấy A’ sao cho OA’ = OA.
* Định nghĩa :sgk – 93.
M và M’ O là trung điểm
đối xứng ú của đoạn thẳng
với nhau MM’
qua O
* Quy ước : sgk - 93
2. Hai hình đối xứng qua một điểm :
 A C B
 O
 B/ C/ A/
- Hai đoạn thẳng AB và A’B’ trên hình vẽ gọi là hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua điểm O.
* Định nghĩa ( sgk - 94)
Điểm O được gọi là tâm đối xứng của hai hình.
* Nhận xét: sgk - 94
3. Hình có tâm đối xứng:
?3 sgk – 95
Giải:
 A M B
 D M’ C
Hình đối xứng với AB qua O là CD. . Hình đối xứng với BC qua O là DA. Hình đối xứng với CD qua O là AB. Hình đối xứng với cạnh DA qua O là cạnh BC.
- Điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD.
* Định nghĩa: sgk – 95
* Định lý: sgk – 95.
?4. sgk – 95
 Giải:
Các chữ H; X; O; Z  có tâm đối xứng.
III – Hướng dẫn về nhà (2 phút )
Nắm vững định nghĩa hai điểm đx qua một điểm . Hai hình đối xứng qua một điểm , hình có tâm đx .
So sánh phép đối xứng tâm với phép đx trục
BTVN : 50;51;52; 53 tr96 - sgk
 92;93;94 SBT tr70
 HD bài 52: C/m hai tam giác EAB và tam giác BCF bằng nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_7_den_14_ban_3_cot.doc