I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức :
+ Hệ thống các kiến thức cơ bản của chương III và IV về tam giác đồng dạng và hình lăng trụ đứng, hình chóp đều.
+ Luyện tập các bài tập về các loại tứ giác , tam giác đồng dạng, hình lăng trụ đứng, hình chóp (câu hỏi tìm điều kiện, chứng minh, tính toán).
- Kỹ năng: Thấy được sự liên hệ giữa các kiến thức đã học với thực tế.
- Tư duy, thái độ: Góp phần rèn luyện tư duy cho HS.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: + Bảng hệ thống kiến thức về định lí Ta lét, tam giác đồng dạng, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều viết sẵn trên bảng phụ.
+ Ghi sẵn đề bài và hình vẽ của một số bài tập. Bài giải mẫu.
+ Thước kẻ, com pa, phấn màu.
- HS : + Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập cuối năm (GV cho) và các bài tập ôn cuối năm.
+ Thước kẻ, compa, ê ke.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tuần 36 Ngày soạn: 20/04/2012 Tiết 69 Ngày dạy:24/04/2012 ÔN TẬP CUỐI NĂM I. MỤC TIÊU: - Kiến thức : + Hệ thống các kiến thức cơ bản của chương III và IV về tam giác đồng dạng và hình lăng trụ đứng, hình chóp đều. + Luyện tập các bài tập về các loại tứ giác , tam giác đồng dạng, hình lăng trụ đứng, hình chóp (câu hỏi tìm điều kiện, chứng minh, tính toán). - Kỹ năng: Thấy được sự liên hệ giữa các kiến thức đã học với thực tế. - Tư duy, thái độ: Góp phần rèn luyện tư duy cho HS. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV: + Bảng hệ thống kiến thức về định lí Ta lét, tam giác đồng dạng, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều viết sẵn trên bảng phụ. + Ghi sẵn đề bài và hình vẽ của một số bài tập. Bài giải mẫu. + Thước kẻ, com pa, phấn màu. - HS : + Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập cuối năm (GV cho) và các bài tập ôn cuối năm. + Thước kẻ, compa, ê ke. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ (10’) - Yêu cầu Hs nhắc lại các kiến thức: 1. Định lí Talét trong tam giác. 2. Định lí đảo của định lí TaLet 3. Hệ quả của định lí TaLet 4. Tính chất đường phân giác của tam giác. 5. Các cách chứng minh hai tam giác đồng dạng 6. Các cách chứng minh hai tam giác vuông đồng dạng 7. Tỷ số 2 đường cao , tỷ số diện tích của hai tam giác đồng dạng. - Gv nhận xét, chốt lại. - Hs nhắc lại. - 1 Hs trả lời. - 1 Hs trả lời. - 1 Hs trả lời. - 1 Hs trả lời. - 1 Hs trả lời. - 1 Hs trả lời. - 1 Hs trả lời. - Lắng nghe. 1. Định lí Talét: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ . 2. Định lí Talét đảo: Nếu một đường thăng cắt hai cạnh của một tam giác và định ra trên hai cạnh này những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thăng đó song song với cạnh còn lại . 3. Hệ quả của định lí Talét: Nếu một đường thăng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh của tam giác đã cho. 4. Tính chất đường phân giác trong tam giác :Trong tam giác , đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với 2 cạnh kề hai đoạn ấy. 5. Các cách chứng minh hai tam giác đồng dạng : Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới đồng dạng với tam giác đã cho Nếu ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng .(cạnh – cạnh – cạnh) Nếu hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với 2 cạnh của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau , thì hai tam giác đó đồng dạng (cạnh – góc – cạnh) Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau .(góc – góc). 6. Các cách chứng minh hai tam giác vuông đồng dạng : Tam giác vuông này có một góc nhọn bằng góc nhọn của tam giác vuông kia(g-g) Tam giác vuông này có hai cạnh góc vuông tỉ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia. (Cạnh - góc - cạnh). 7.Tỷ số 2 đường cao , tỷ số diện tích của hai tam giác đồng dạng : - Tỉ số hai đường cao tương ứng của hai tam giác đồng dạng bằng tỷ số đồng dạng - Tỷ số diện tích của hai tam giác đồng dạng bằng bình phương tỷ số đồng dạng = k2 Hoạt động 2: Làm bài tập (30’) - Cho Hs làm bài tập. Bài 1: Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 8cm , BC = 6cm .Vẽ đường cao AH của ADB . a) Tính DB b) Chứng minh:ADH~ADB c) Chứng minh AD2= DH.DB d) Chứng minh:AHB~BCD. - Gv hướng dẫn cho Hs. - Gv mời 1 Hs lên bảng làm. - Nhận xét, chốt lại. - Sang bài tập 2. Bài 2 : Cho ABC vuông ở A , có AB = 6cm , AC = 8cm. Vẽ đường cao AH . a) Tính BC b) Chứng minh ABC ~AHB c) Chứng minh AB2 = BH.BC .Tính BH , HC d) Vẽ phân giác AK của góc A ( K BC) .Tính KB. - Gv hướng dẫn. - Yêu cầu 1 Hs lên giải. - Nhận xét, chốt lại. - Hs làm bài tập. - Lắng nghe. - 1 Hs lên bảng làm. -Lắng nghe. - Hs ghi đề bài. - Lắng nghe. - 1 Hs lên giải. - Lắng nghe. Bài 1: A B H D C a) Áp dụng đ/lí Pitago cho vuông ABD ta có: b) Xét ADH vàADB có: là góc chung Vậy ADH ~BDA (g.g) c) Vì ADH ~BDA nên: d) Xét AHB và BCD có: là góc chung Vậy AHB ~ BCD (g.g) A B H K C Bài 2: a) Áp dụng đ/lí Pitago cho vuông ABC ta có: =36 + 64 = 100 b) Xét ABC vàAHB có: là góc chung Vậy ABC ~HBA (g.g) c) Vì ABC ~HBA nên: d) Vì AK là đường phân giác của góc A nên: Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (5’) * Củng cố: - Nhắc lại các cách chứng minh hai tam giác đồng dạng. * Dặn dò: - Về xem lại các bài tập đã làm. - Xem tiếp các kiến thức của chương IV phần hình học, tiết sau ôn tập tiếp. - Hs nhắc lại. - Lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: