Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 59: Hình lăng trụ đứng (Bản đẹp)

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 59: Hình lăng trụ đứng (Bản đẹp)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

-Nhận biết được bằng trực quan các yếu tố của hình lăng trụ đứng .

-Xác định được số mặt, số đỉnh, số cạnh của hình lăng trụ đứng .

- Phát hiện ra hình hộp chữ nhật cũng là hình lăng trụ đứng.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình không gian, kỹ năng gấp hình và thao tác trên hình

- Chỉ ra được hình lăng trụ đứng trong tập hợp các hình không gian cho trước.

- Vận dụng kiến thức bài học giải được các bài tập trong sách giáo khoa, tính độ dài và chứng minh hình học.

3. Thái độ

- Tích cực tham gia bài học, áp dụng vào thực tế.

- Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và tính toán.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 59: Hình lăng trụ đứng (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sĩ số : 8a - 8b
Ngày soạn : 	
Ngày giảng : 
 Tiết 59 : HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
-Nhận biết được bằng trực quan các yếu tố của hình lăng trụ đứng .
-Xác định được số mặt, số đỉnh, số cạnh của hình lăng trụ đứng .
- Phát hiện ra hình hộp chữ nhật cũng là hình lăng trụ đứng.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình không gian, kỹ năng gấp hình và thao tác trên hình
- Chỉ ra được hình lăng trụ đứng trong tập hợp các hình không gian cho trước.
- Vận dụng kiến thức bài học giải được các bài tập trong sách giáo khoa, tính độ dài và chứng minh hình học.
3. Thái độ
- Tích cực tham gia bài học, áp dụng vào thực tế.
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và tính toán.
II. Đồ dùng dạy học 
1. Giáo viên: 
- Chuẩn bị giáo án, hình vẽ 93, 95, 96 sách giáo khoa.
- Mô hình một số dạng lăng trụ đứng.
- Com pa, thước thẳng.
2. Học sinh: 
- Mang đầy đủ dụng cụ học tập.
- Tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
III. Phương pháp: 
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp dạy học theo nhóm
IV. Tổ chức giờ học
Khởi động ( 5 phút )
Mục tiêu : - Phát hiện ra được vấn đề cần nghiên cứu trong bài học
 - Có ý thức, động cơ học tập.
Đồ dùng : Hình vẽ một số hình không gian.
Cách tiến hành : 
 ? Vẽ hình hộp chữ nhật. Các mặt của hình hộp chữ nhật có đặc điểm gì 
 ? Nếu mặt đáy của HHCN biến thành đa giác thì HHCN trở thành gì
® Từ đó dẫn dắt học sinh vào bài học.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu hình lăng trụ đứng ( 15 phút )
Mục tiêu : 
-Nhận biết được bằng trực quan các yếu tố của hình lăng trụ đứng .
-Xác định được số mặt, số đỉnh, số cạnh của hình lăng trụ đứng .
- Phát hiện ra hình hộp chữ nhật cũng là hình lăng trụ đứng.
Đồ dùng : - Hình vẽ 93 sách giáo khoa.
 - Compa, thước thẳng. 
 - Mô hình hình lăng trụ đứng
Cách tiến hành :
- GV yêu cầu hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin sách giáo khoa trang 95, kết hợp mô hình
? Chỉ ra các mặt, đỉnh, cạnh của hình lăng trụ đứng
- GV yêu cầu thực hiện ?1 sách giáo khoa trang 106.
- Chỉ định học sinh các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức thảo luận chung cả lớp.
- GV nhận xét lại cho học sinh. 
? HHCN, HLP có là hình lăng trụ đứng không.
- GV yêu cầu thực hiện ?1 sách giáo khoa trang 106
- HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin sgk trang 116.
- HS quan sát hình vẽ, mô hình trả lời câu hỏi.
- Hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận chung cả lớp về các đáp án.
- Theo dõi, sửa lỗi sai mắc phải 
- Hoạt động cá nhân trả lời
- Hoạt động nhóm nhỏ thực hiện yêu cầu của giáo viên.
1. Hình lăng trụ đứng.
A, B, C, D, A1, B1, C1, D1, là các đỉnh.
Các mặt ABA1B1, BCC1B1... là các mặt bên.
Các đoạn AA1, BB1, CC1, DD1 gọi là các cạnh bên.
Hai mặt ABCD, A1B1C1D1 là hai đáy. 
?1: - Hai mp chứa hai đáy của 1 lăng trụ đứng // với nhau.
- Các mặt bên thì vuông góc với 2 mặt phẳng đáy.
Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là các lăng trụ đứng.
?2: Đáy là hai mặt hình tam giác
Mặt bên là 3 hình chữ nhật
Cạnh bên là nơi tiếp giáp của các hình chữ nhật.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ví dụ ( 15 phút )
Mục tiêu : 
-Nhận biết được bằng trực quan các yếu tố của hình lăng trụ đứng .
-Xác định được số mặt, số đỉnh, số cạnh của hình lăng trụ đứng trong trường hợp cụ thể.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình không gian, kỹ năng gấp hình và thao tác trên hình
Đồ dùng : - Hình vẽ 95 sách giáo khoa.
 - Compa, thước thẳng. 
 - Mô hình hình lăng trụ đứng.
Cách tiến hành :
- Hướng dẫn thực hiện ví dụ sách giáo khoa
- Vấn đáp cùng học sinh vẽ hình lăng tụ đứng theo các bước
- Vẽ một mặt đáy
- Vẽ các cạnh bên
- Vẽ mặt đáy còn lại.
? Khi vẽ hình không gian cần chú ý gì
- Chỉ định học sinh trả lời, nhận xét sau đó chuẩn lại.
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thao tác vẽ theo hướng dẫn
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
2. Ví dụ: 
- Hai mặt đáy ABC và DEF là những tam giác bằng nhau 
- Các mặt bên ADEB, BEFC, CFDA là những hình chữ nhật.
- Độ dài cạnh bên được gọi là chiều cao.
*Chú ý - SGK
Hoạt động 3 : Vận dụng - củng cố ( 8 phút )
Mục tiêu : 
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình không gian, kỹ năng gấp hình và thao tác trên hình
- Chỉ ra được hình lăng trụ đứng trong tập hợp các hình không gian cho trước.
- Vận dụng kiến thức bài học giải được các bài tập trong sách giáo khoa, tính độ dài và chứng minh hình học.
Đồ dùng : 
- Hình vẽ 96
Cách tiến hành :
- GV yêu cầu thực hiện Bài 19 sách giáo khoa trang 108.
- Chỉ định học sinh các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức thảo luận chung cả lớp.
- GV nhận xét lại cho học sinh. 
- Hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận chung cả lớp về các đáp án.
- Theo dõi, sửa lỗi sai mắc phải và hoàn thiện lời giải.
Bài tập 19 - SGK
Hình
a.
b
c
d
Số cạnh của 1 đáy
3
4
6
5
Số mặt bên
3
4
6
5
Số đỉnh
6
8
12
10
Số cạnh bên
3
4
6
5
 V.Tổng kết, hướng dẫn học tập ở nhà.
 Tổng kết : - Giáo viên khái quát lại nội dung bài học
 - Đánh giá thái độ, tinh thần học tập của học sinh
 Hướng dẫn học tập ở nhà : - Làm lại bài tập đã chữa vào vở
 - Làm bài tập 20, 21, 22 sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_59_hinh_lang_tru_dung_ban_de.doc