A. Mục tiêu:
Kiến thức Kỷ năng
Giúp học sinh:
-Nắm được hình ảnh các yếu tố của hinh hộp chữ nhật
-Làm quen với khái niệm điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian
Giúp học sinh có kỷ năng:
-Xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của hình chữ nhật
Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt; Tính độc lập
Tiết 57 Ngày Soạn: 3/4/05 §1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT A. Mục tiêu: Kiến thức Kỷ năng Giúp học sinh: -Nắm được hình ảnh các yếu tố của hinh hộp chữ nhật -Làm quen với khái niệm điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian Giúp học sinh có kỷ năng: -Xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của hình chữ nhật Thái độ *Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: -Phân tích, so sánh, tổng quát hoá *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: -Tính linh hoạt; Tính độc lập B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: Giáo viên Học sinh Mô hình hình hộp chữ nhật, thước Sgk, dụng cụ học tập D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ: III.Bài mới: (35') Giáo viên Học sinh Từ trước đến nay chúng ta làm quen và nghiên cứu các hình nằm trong mặt phẳng, chương này chúng ta làm quen với một số hình trong không gian, các hình rất thật mà chúng ta thường gặp trong đời sống. Lắng nghe, quan sát, tưởng tượng, suy nghĩ HĐ1: Hình hộp chữ nhật (20') GV: Cho học sinh quan sát mô hình hình hộp chữ nhật HS: Quan sát GV: Giới thiệu hình ảnh mặt, đỉnh, cạnh của hình hộp chữ nhật HS: Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ GV: Hình hộp chữ nhật được tạo bởi bao nhiêu mặt ? Gồm bao nhiêu cạnh ? Bao nhiêu đỉnh ? HS: Tạo bởi 6 mặt. Gồm 12 cạnh. Gồm 8 đỉnh. GV: Lấy ví dụ về hình ảnh hình hộp chữ hộp nhật trong thực tế ? HS: Bao diêm, bể nước, hộp phấn GV: Trong hình hộp chữ nhật các mặt nào là mặt đáy, các mặt nào là mặt bên ? HS: Hai mặt đối diện là hai mặt đáy, các mặt còn lại là mặt bên GV: Hình lập phương là hình hộp như thế nào ? HS: Có 6 mặt là hình vuông 1) Hình hộp chữ nhật *Hình hộp chữ nhật là hình được tạo bởi 6 mặt là những hình chữ nhật và các điểm trong của hình chữ nhật. *Hai mặt đối diện là hai mặt không có cạnh chung và được gọi là hai mặt đáy, các mặt còn lại là các mặt bên. *Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông. HĐ2: Mặt phẳng và đường thẳng (15') GV: Quan sát hinh hộp chữ nhật hình 71a sgk/96 HS: Quan sát GV: Kể tên các mặt, các đỉnh, các cạnh của hình hộp ? HS: Các mặt: ABCD; A'B'C'D'; AA'D'D; DD'C'C; CC'B'B; BB'A'A HS: Các đỉnh: A; B; C; D; A'; B'; C'; D' HS: Các cạnh: AB, BC. GV: Giới thiệu hình ảnh mặt phẳng, đường thẳng thuộc mặt phẳng HS: Quan sát, ghi nhớ GV: Nếu ta coi hai mặt ABCD và A'B'C'D' là hai mặt đáy thì AA' là chiều cao của hình hộp. 2) Mặt phẳng và đường thẳng *Hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' gồm: +Các đỉnh: A, B +Các cạnh: AB, CD +Các mặt: ABCD, A'B'C'D' *Mỗi mặt là một phần của mặt phẳng *Đường thằng đi qua hai điểm của mặt phẳng thì nó nằm trọn trong mặt phẳng đó. IV. Củng cố: (7') Giáo viên Học sinh Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1 sgk/96 Cho học sinh quan sát mô hình khai triển hình hộp chữ nhật Thực hiện theo nhóm 2 học sinh V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(2') Về nhà thực hiện bài tập: 2, 3, 4 sgk/97
Tài liệu đính kèm: