I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tái hiện được các trường hợp đồng dạng của tam
- Trình bày được nội dung hai bài toán thực hành ( đo gián tiếp chiều cao của vật và khoảng cách giữa hai điểm ). Tóm tắt được các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp
2. Kĩ năng
- Giải bài toán về các trường hợp đồng dạng của tam giác.
- Vận dụng được kiến thức bài học vào giải các bài toán thực tế nhờ sử dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác.
3. Thái độ
- Tích cực tham gia bài học, áp dụng vào thực tế.
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và tính toán.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án, hình vẽ 54, 55 . Hình vẽ bài tập 42 sách giáo khoa.
- Com pa, thước thẳng.
2. Học sinh:
- Mang đầy đủ dụng cụ học tập.
- Tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
III. Phương pháp:
Ngày soạn : 14 / 03 / 2010 Ngày giảng : 17 / 03 / 2010 Tiết 50 : ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Tái hiện được các trường hợp đồng dạng của tam - Trình bày được nội dung hai bài toán thực hành ( đo gián tiếp chiều cao của vật và khoảng cách giữa hai điểm ). Tóm tắt được các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp 2. Kĩ năng - Giải bài toán về các trường hợp đồng dạng của tam giác. - Vận dụng được kiến thức bài học vào giải các bài toán thực tế nhờ sử dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác. 3. Thái độ - Tích cực tham gia bài học, áp dụng vào thực tế. - Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và tính toán. II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, hình vẽ 54, 55 . Hình vẽ bài tập 42 sách giáo khoa. - Com pa, thước thẳng. 2. Học sinh: - Mang đầy đủ dụng cụ học tập. - Tìm hiểu bài trước khi đến lớp. III. Phương pháp: - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp dạy học theo nhóm IV. Tổ chức giờ học Khởi động ( 3 phút ) Mục tiêu : - Phát hiện ra được vấn đề cần nghiên cứu trong bài học - Có ý thức, động cơ học tập. Cách tiến hành : ? Liệu có thể đo chiều cao của một cây mà không cần lên đến ngọn ® Từ đó dẫn dắt học sinh vào bài học. Hoạt động GV Hoạt động HS Ghi bảng Hoạt động 1 : Đo gián tiếp chiều cao của vật ( 17 phút ). Mục tiêu : - Khôi phục lại được các trường hợp đồng dạng của hai tam giác - Trình bày được nội dung bài toán thực hành đo gián tiếp chiều cao của vật. Tóm tắt được các bước tiến hành đo đạc và tính toán trường hợp này. Đồ dùng : - Com pa, thước thẳng. Hình vẽ 54 Cách tiến hành : - Yêu cầu tìm hiểu phần 1 sách giáo khoa trang 85. ?. Để đo chiều cao của cây ta ứng dụng gì của hai tam giác. ?. Để ứng dụng hai tam giác đồng dạng ta cần biết những dữ kiện gì. - Chỉ định học sinh trả lời và nhận xét . - Nhận xét, chuẩn kiến thức cho học sinh. - GV thông báo cho hs cách làm - Hướng dẫn các bước tiến hành đo chiều cao của cây như sách giáo khoa. - Hoạt động cá nhân đọc thông tin trả lời câu hỏi của giáo viên * Để đo chiều cao của cây ta ứng dụng hai tam giác đồng dạng *Để áp dụng hai tam giác đồng dạng ta cần biết các đoạn AC, AB, A’B. - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Theo dõi, sửa lỗi sai mắc phải. - Từng học sinh thực hiện vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 1. Đo gián tiếp chiều cao vật a. Tiến hành đo đạc. - Đặt cọc AC thẳng đứng trên đó có gắn thước ngắm quay được quanh một cái chốt của cọc. - Điều khiển thước ngắm sao cho hướng thước đi qua đỉnh C’ của cây (hoặc tháp), sau đó xác định giao điểm B của đường thẳng CC’ với AA’. - Đo khoảng cách BA và BA’. b. Tính chiều cao của cây. Ta có với tỉ số đồng dạng từ đó suy ra A’C’=K.AC áp dụng bằng số: AC = 1,50m; AB = 1,25m; A’B=4,2m Ta có: Hoạt động 2 : Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được ( 17 phút ). Mục tiêu : - Khôi phục lại được các trường hợp đồng dạng của hai tam giác Trình bày được nội dung bài toán thực hành đo gián tiếp khoảng cách giữa hai điểm . Tóm tắt được các bước tiến hành đo đạc và tính toán Đồ dùng : Hình vẽ bài tập 55 Cách tiến hành : - Yêu cầu tìm hiểu phần 1 sách giáo khoa trang 85. ?. Để đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được ta làm thế nào ?. Để ứng dụng được điều đó ta cần biết những dữ kiện gì. - Chỉ định học sinh trả lời và nhận xét . - Nhận xét, chuẩn kiến thức cho học sinh. - GV thông báo cho hs cách làm - Hướng dẫn các bước tiến hành đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được như sách giáo khoa. - Hoạt động cá nhân đọc thông tin trả lời câu hỏi của giáo viên - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Theo dõi, sửa lỗi sai mắc phải. - Từng học sinh thực hiện vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 2. Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được. a. Tiến hành đo đạc. - Chọn một khoảng đất bằng phẳng rồi vạch một đoạn BC và đo độ dài của nó (BC=a) - Dùng thước đo góc (giác kế), đo các góc: b. Tính khoảng cách AB. Vẽ trên giấy tam giác A’B’C’ với B’C’=a’, . Khi đó: Áp dụng : a = 100m, a’ = 4cm. Ta có: K= đo A’B’ ta được A’B’ = 4,3 cm, Vậy AB = 4,3.2500 = 10750(cm) = 107, 5 (m). Hoạt động 3 : Vận dụng - củng cố ( 5 phút ) Mục tiêu : - Giải bài toán về các trường hợp đồng dạng của tam giác. - Vận dụng được kiến thức bài học vào giải các bài toán thực tế nhờ sử dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác. Đồ dùng : Hình vẽ bài tập 42 sách giáo khoa. Cách tiến hành : - Yêu cầu làm bài tập 53 sách giáo khoa. - Chỉ định học sinh trả lời và nhận xét. - GV nhận xét lại cho học sinh. - Từng học sinh thực hiện vào vở - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Theo dõi, sửa lỗi sai mắc phải. Bài tập 53 a. BE = 4 m b. AC = 9,5 m V.Tổng kết, hướng dẫn học tập ở nhà. Tổng kết : - Giáo viên khái quát lại nội dung bài học - Đánh giá thái độ, tinh thần học tập của học sinh Hướng dẫn học tập ở nhà : - Làm lại bài tập đã chữa vào vở - Làm thêm bài tập 54, 55 sách giáo khoa - Chuẩn bị dụng cụ cho tiết thực hành.
Tài liệu đính kèm: