Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu:

-Ôn tập các kiến thức về tứ giác và diện tích đa giác đã học.

-Vận dụng các kiến thức trên để giải bài toán chứng minh, nhận biết hình, tính diện tích của một đa giác.

-Thấy được mối quan hệ giữa các hình đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.

II.Chuẩn bị:

-Giáo viên:Thước.

-Học sinh:Thước; giấy nháp.

III.Tiến trình dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT:31	ÔN TẬP HỌC KÌ I.
I.Mục tiêu:
-Ôn tập các kiến thức về tứ giác và diện tích đa giác đã học.
-Vận dụng các kiến thức trên để giải bài toán chứng minh, nhận biết hình, tính diện tích của một đa giác.
-Thấy được mối quan hệ giữa các hình đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.
II.Chuẩn bị:
-Giáo viên:Thước.
-Học sinh:Thước; giấy nháp.
III.Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy, trò.
Nội dung.
1.Oân tập lí thuyết:
Các câu sau đúng hay sai ?
1)Hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành
2)Hình thang có 2 cạnh bên song song là hình bình hành
3)Tứ giác có 2 cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
4)Hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau là hình bình hành
5)Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc là hình thoi.
6)Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc và bằng nhau là hình thoi.
7)Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
8)Tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi là hình vuông.
9)Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc nhau tại trung điểm mỗi đường là hình thoi.
10)Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau.
11)Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau là hình vuông.
12)Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc nhau là hình vuông.
2.Bài tập:
Cho hình bình hành ABCD.E là trung điểm , F là trung điểm CD.
a) Tứ giác DEBF là hình gì ? vì sao ?
b) Chứng minh: AC,BD,EF đồng qui.
c) Gọi M=DEAC ; N=BFAC.
Chứng minh : AM=MN=NC
Tứ giác DEBF là hình gì ? theo dấu hiệu nào ?
(hình bình hành do có 2 cạnh đối song song và bằng nhau)
GV cho HS nối AC,BD,EF.
GV hướng dẫn chứng minh 3 đường đồng qui:
Gọi O là trung điểm của DB.
ABCD là hình bình hành thì 2 đường chéo AC,BD như thế nào ?
DEBF là hình bình hành thì 2 đường chéo DB,EF như thế nào ?
GV cho HS lên bảng trình bày và chốt lại cách chứng minh.
Gợi ý câu c:
Để chứng minh AM=MN=NC, ta cần chứng minh: AM=MN và MN=NC.
Hãy vận dụng định lí đường trung bình để chứng minh AM=MN ?
GV cho HS lên bảng trình bày và chốt lại các kiến thức đã vận dụng.
1.Oân tập lí thuyết:
1) Đ 7) Đ
2) Đ 8) Đ
3) S 9) Đ
4) S 10) Đ
5) S 11) S
6) S 12) Đ
2.Bài tập:
a)DEBF là hình bình hành.
Tứ giác DEBF có:
BE//FD ( do AB//CD )
BE=DF=AB(do E,F là trung điểm AB,CD)
Vậy DEBF là hình bình hành(tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau)
b) Gọi O là trung điểm của DB.
ABCD là hình bình hànhAC,BD đồng qui tại trung điểm O của DB.(1)
DEBF là hình bình hànhDB và EF đồng qui tại trung điểm O của BD (2)
Từ (1) và (2) AC,BD,EF đồng qui tại điểm O
c) tam giác ABN có:
AE=EB(gt)
ME//NB
Do đó AM=MN
Tương tự MN=NC
Vậy AM=MN=NC
	Hướng dẫn HS học ở nhà:
_Xem lại định nghĩa, tính chất,dấu hiệu nhận biết các hình.
_Bài tập về nhà:Cho vuông tại A, trung tuyến AM. Gọi D là trung điểm của AB, E là điểm đối xứng với M qua D.
a)Tứ giác AEMC,AEBM là hình gì ? vì sao ?
b)tam giác vuông ABC có điều kiện gì thì AEBM là hình vuông ?
_ Chuẩn bị thi HKI gồm cả đại số và hình học, thời gian 90 phút.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_31_on_tap_hoc_ky_i_chuan_kie.doc