I. MỤC TIÊU :
* Kiến thức:
HS biết cách đo diện tích đa giác trên thực tế trên cơ sở tính chất diện tích đa giác, định lí về diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông, diện tích tam giác vuông .
* Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng sử dụng thước ngắm để xác định điểm nằm trên đường thẳng, sử dụng giác kế đo góc trên mặt đất, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất.
Biết áp dụng kiến thức về tính chất diện tích đa giác, định lí về diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông, diện tích tam giác vuông để giải quyết bài toán xác định diện tích của một đám đất trên thực tế.
* Thái độ:
HS có ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỷ luật trong hoạt động tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
Ngày soạn:27/11/2010. Tiết: 29. THỰC HÀNH ĐO DIỆN TÍCH ĐA GIÁC I. MỤC TIÊU : * Kiến thức: - HS biết cách đo diện tích đa giác trên thực tế trên cơ sở tính chất diện tích đa giác, định lí về diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông, diện tích tam giác vuông . * Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng sử dụng thước ngắm để xác định điểm nằm trên đường thẳng, sử dụng giác kế đo góc trên mặt đất, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất. - Biết áp dụng kiến thức về tính chất diện tích đa giác, định lí về diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông, diện tích tam giác vuông để giải quyết bài toán xác định diện tích của một đám đất trên thực tế. * Thái độ: HS có ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỷ luật trong hoạt động tập thể. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: - Địa điểm thực hành cho các nhóm (sân trường)-Dùng dây kẻ 2 khu đất trên sân trường. - Các thước ngắm và giác kế để các nhóm thực hành (liên hệ với phòng đồ dùng dạy học) - Mẫu báo cáo thực hành của các nhóm. * Học sinh: - Chia lớp ra thành 6 nhóm thực hành mỗi nhóm cần chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành của nhóm gồm : + 1 thước ngắm, 3 sợi dây dài khoảng 10 - 15m + 1 thước cuộn đo độ dài (loại 5m hoặc 10m), 3 cọc ngắn, mỗi cọc dài 0,3m + Giấy, bút, thước kẻ, thước đo độ, êke + Máy tính bỏ túi. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Ổn định lớp : * Kiểm tra bài cũ : ( 5’) Câu hỏi Đáp án Câu hỏi 1: Hãy đo kích thước và tính diện tích hình chữ nhật ABCD như hình vẽ sau. (có mẫu vật1 kèm theo) ( hình 1) Hai học sinh bước lên trên thực hành đo và ghi kết quả vào mẫu vật. HS1: (thực hiện trên mẫu vật 1) Đo: AB = AD = Diện tích hình chữ nhật ABCD là: SABCD = Câu hỏi 2: Hãy đo độ dài hai cạnh góc vuông của tam gíc vuông ABC như hình vẽ sau (có mẫu vật 2 kèm theo) ( hình 2 ) HS 2: (thực hiện trên mẫu vật 2) Đo: AB = AC = Diện tích tam gíc vuông ABC là: SABC = GV: Phát các mẫu vật cho các nhóm thực hiện. GV: Nhận xét, bổ sung và ghi điểm cho hai HS trên. Trong bài thực hành trên ta đã sử dụng các công thức tính: 1) Diện tích hình chữ nhật: S = a.b (a, b là kích thước) 2) Diện tích tam giác vuông: S = (a, b là độ dài 2 cạnh góc vuông) Trong bài truớc ta còn biết diện tích hình vuông S = a2 (a là độ dài cạnh hình vuông) - Các nhóm thực hiện đo và tính diện tích các đa giác - Các nhóm nhận xét kết quả của hai HS dược kiểm tra trên. * Bài mới: – Giới thiệu bài:(2’) Ta đã biết tính chất về diện tích đa giác đặc biệt là chú ý đến hai tính chất: “Hai tam gíc bằng nhau thì có diện tích bằng nhau” và tính chất “Nếu một đa giác được chia thành những đa giác không có điểm chung trong thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó”. Hôm nay ta áp dụng các tính chất này và các công thức tính diện tích các đa giác đã biết tiến hành đo và tính diện tích khu vườn, bồ hoa, trong khu vực trường ta. Ở đây ta tiến hành một khu đất hình một đa giác mà thầy đã chẩn bị sau đây. – Tiến trình bài thực hành: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 10’ 20’ Hoạt động 1: Đo và tính diện tích đa giác. GV: Tất cả các nhóm trong lớp tiến hành đo khu đất có hình dạng là đa giác sau. (hình dạng khu đất được mô tả trên sân trường) Phát vấn tìm phương án giải quyết vấn đề. GV: Hãy áp dụng các tính chất về diện tích đa giác nêu cách xác định diện tích đa giác. Trước tiên hãy quan sát, đánh giá hình dạng của khu đất, đưa ra cách đo và tính diện tích đơn giảng và chính xác nhất. GV: cho HS nêu cách để kiểm tra lại các khẳng định trên. Nếu HS chưa tìm ra cách thì GV có thể hướng dẫn thêm. Chia khu đất hình đa giác trên thành những khu đất nhỏ hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông không có điểm chung trong-Từ đó HS có thể đưa ra cách xác định như bên. GV: ngoài cách trên hãy tìm một vài cách khác? Hướng dẫn: Tạo ra khu đất hình chữ nhật chứa khu đất trên (cách làm như bên) Như vậy theo hai phương án trên ta tiến hành thục hiện như sau: Cho HS thực hiện theo nhóm – Hoạt động theo góc. GV chuẩn bị hai theo hình dạng là đa gíc trên(hai hình bằng nhau) Theo phương án 1: (trên hình 1) - Dùng dây và êkê xác định vị trí điểm H sao CH BC. -Đo kích thước khu đất hình chữ nhật ABDE, đo độ dài các cạnh góc vuông hai hai khu đất hình tam giác vuông HBC và HCD. - Tính diện tích khu đất hình chữ nhật và diện tích hai khu đất hình tam giác vuông. - Tính tổng diện tích các khu đất tạo thành. Theo phương án 2: (trên hình 2) Xác định hai điểm M, N để AMNE là hình chữ nhật. -Đo kích thước khu đất hình chữ nhật AMNE, đo độ dài các cạnh góc vuông hai hai khu đất hình tam giác vuông MBC và MCD. - Tính diện tích khu đất hình chữ nhật và diện tích hai khu đất hình tam giác vuông. - Tính tổng diện tích các khu đất tạo thành. GV: Các nhóm: 1, 3, 5 thực hành theo cách thứ nhất. Các nhóm: 2, 4, 6 thực hành theo cách thứ hai: GV cho HS đổi vị trí: - Nhóm 1, 3, 5 thực hành trên hình 2-Theo phương án 2 - Nhóm 2, 4, 6 thực hành trên hình 1-Theo phương án 1 GV nhận xét bổ sung: Cả lớp lắùng nghe các công việc của giáo viên giao. HS: Các cạnh AB và DE song song và bằng nhau, góc A và E bằng 900. HS: Dùng thước đo độ dài AB và DE, dùng êke kiểm tra góc A, E có vuông không, hoặc thước đo góc đo số đo hai góc A, E . HS: Do đó có thể kí hiệu đa giác trên như hình vẽ và thực hiện chia đa giác ABCDE thành những hình đã biết tính diện tích ( hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông) như hình vẽ: HS: Khi đó: SABCDE = SABDE + SBCH + SCDH. Trong đó: ABDE là hình chữ nhật BCH và CDH là các tam giác vuông. HS2: Qua C kẻ đường thẳng song song với AE, trên đường thẳng này chọn các điểm M, N sao cho: M, B, A thẳng hàng; N, D, E cũng thẳng hàng. Khi đó: SABCDE = SAMNE – (SBCM + SCDN). Nhiệm vụ cụ thể: - Nhóm 1, 3, 5 mỗi nhóm cử 2 HS để kéo dây BD và xác định vị trí điểm H. - Nhóm 2, 4, 6 mỗi nhóm cử 2 HS dựng đuờng thẳng qua C và song song với AE và xác định hai điểm M, N trên đó. - Nhóm 1 đo diện và tính tích hình chữ nhật ABDE, nhóm 3 đo và tính diện tích tam giác vuông HBC, nhóm 5 đo và tính diện tích tam giác vuông HCD và tiến hành quay vòng theo kim đồng hồ. - Tương tự nhóm 2 đo diện và tính tích hình chữ nhật ABNE, nhóm 4 đo và tính diện tích tam giác vuông MBC, nhóm 6 đo và tính diện tích tam giác vuông NCD và tiến hành quay vòng theo kim đồng hồ. - Tập trung theo nhóm tính toán kết quả. Thực hành đo đạt và tính diện tích một khu đất hình dạng một đa giác sau theo hai cách. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN: Theo phương án 1: - Dùng dây và êkê xác định vị trí điểm H sao CH BC. -Đo kích thước khu đất hình chữ nhật ABDE, đo độ dài các cạnh góc vuông hai hai khu đất hình tam giác vuông HBC và HCD. - Tính diện tích khu đất hình chữ nhật và diện tích hai khu đất hình tam giác vuông. - Tính tổng diện tích các khu đất tạo thành ta được diện tích khu đất cần tìm. Theo phương án 2: Dựng hình chữ nhật AMNE sao cho MN qua C. -Đo kích thước khu đất hình chữ nhật AMNE, đo độ dài các cạnh góc vuông của hai khu đất hình tam giác vuông MBC và MCD. - Tính diện tích khu đất hình chữ nhật và diện tích hai khu đất hình tam giác vuông. - Tính tổng diện tích các khu đất tạo thành ta được diện tích khu đất cần tìm. 10’ Hoạt động 2: Câu hỏi 1 dành cho các nhóm.. GV: So sánh diện tích tam giác CBD với tổng diện tích hai tam giác HBC và HCD? Giải thích? GV: Tìm hệ thức liên hệ giữa diện tích tam giác BCD với độ dài hai cạnh CH, BC? GV hướng dẫn:tính tích CH.BC và so sánh kết quả diện tích tam giác BCD. Câu hỏi 2 dành cho các nhóm. Tính diện tích tứ giác AMCE (HS cho biết tứ giác này là hình gì) và so sánh với tích: (AE + MC).AM. GV: Rút ra công thức. 1) 2) Hai công thức này ta sẽ tìm hiểu rõ bản chất ở những tiết học sau. HS: SBCD = SHBC + SHCD. Vì tam giác BCD được chia thành hai tam giác HBC và HCD không có điểm chung trong. HS: Dựa vào kết quả đo được để tìm hệ thức. * Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học sau: (3’) - xem lại các công thức tính diện tích các đa giác được học. - Ôn lại hệ thống kiến thức đã học ở chương I, chuẩn bị tiết sau “ôn tập học kì I”. - Làm các bài tập trong đề cương ôn tập học kì I. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: .. .. ..
Tài liệu đính kèm: