GV: Hệ thống những kiến thức cơ bản trong chương bằng sơ đồ trên bảng phụ
Gợi mở hs nhớ lại các hình đã học; tính chất và dấu hiệu nhận biết của các hình.
HS: Nhắc lại các kiến thức.
Nắm mối quan hệ giữa các hình đã học.
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu hs làm bài tập 87 sgk.
(bảng phụ)
HS: Hoạt động theo nhóm điền vào phiếu học tập.
GV: Gọi đại diện các nhóm lên điền vào bảng phụ.
HS: Lên điền bảng phụ
GV: Tổ chức cả lớp nhận xét và chính xác kết quả.
HS: Nhận xét
GV: Yêu cầu hs làm bài tập 89 sgk.
HS: Đọc đề, vẽ hình nêu GT-KL của bài toán.
GV: Hướng dẫn hs chứng minh bài toán trên.
HS: Theo dõi và suy nghĩ trả lời
GV: Hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng khi nào?
HS: Trả lời
GV: Để cm A và M đối xứng nhau qua AB ta cần chứng minh điều gì?
HS: Ta chứng minh AB là đường trung trực của đoạn AM
Ngày soạn: 9/11/2010 Tiết 24: ÔN TẬP CHƯƠNG I A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau: 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết) 2. Kỹ năng: -Vận dụng kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình. 3. Thái độ: -Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS. B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, trực quan suy diễn. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên: Thước, bảng phụ, phấn màu. * Học sinh: trả lời các câu hỏi ôn tập. D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’) Lớp 8A: Tổng số: Vắng: Lớp 8B: Tổng số: Vắng: 2. Kiểm tra bài củ: (kết hợp ôn tập lí thuyết) 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (1’) nhằm hệ thống lại các kiến thức cơ bản trong chương I,tiết này các em ôn tập lại. b. Triển khai bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: I. Lý thuyết: Sơ đồ mối quan hệ giữa các hình. Hình bình hành Hình chữ nhật Hình thoi Hình vuông Hình thang Tứ giác Hình thang cân Hình thang vuông GV: Hệ thống những kiến thức cơ bản trong chương bằng sơ đồ trên bảng phụ Gợi mở hs nhớ lại các hình đã học; tính chất và dấu hiệu nhận biết của các hình. HS: Nhắc lại các kiến thức. Nắm mối quan hệ giữa các hình đã học. Hoạt động 2 GV: Yêu cầu hs làm bài tập 87 sgk. (bảng phụ) HS: Hoạt động theo nhóm điền vào phiếu học tập. GV: Gọi đại diện các nhóm lên điền vào bảng phụ. HS: Lên điền bảng phụ GV: Tổ chức cả lớp nhận xét và chính xác kết quả. HS: Nhận xét GV: Yêu cầu hs làm bài tập 89 sgk. HS: Đọc đề, vẽ hình nêu GT-KL của bài toán. GV: Hướng dẫn hs chứng minh bài toán trên. HS: Theo dõi và suy nghĩ trả lời GV: Hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng khi nào? HS: Trả lời GV: Để cm A và M đối xứng nhau qua AB ta cần chứng minh điều gì? HS: Ta chứng minh AB là đường trung trực của đoạn AM GV: Tứ giác AEMC là hình gì ? Vì sao? HS: Hình bình hành Vì .............. Gv: Tứ giác AEBM là hình gì? Vì sao? HS: Hình thoi Vì............... II. Bài tập Bài tập 87: (sgk) Các từ cần điền là: bình hành, hình thang. Bình hành, hình thang Vuông. Bài tập 89: (sgk) E A D B C M GT ABC vuông tại A; BC = 4 cm AM là trung tuyến DA = DB E đối xứng với M qua D KL a) E đx với M qua AB b) Các tứ giác AEMC, AEBM là hình gì? c) Tính chu vi tứ giác AEMB d) ABC có đk gì thì AEBM là hình vuông. Chứng minh: a)Chứng minh E đối xứng với M qua AB Ta có: DA=DB, MB=MC Suy ra: DM là đường trung trực của tam giác ABC Nên DM// AC Mặt khác ACAB Suy ra DMAB Do đó AB là đường trung trực của EM Vậy E đối xứng với M qua AB b)Ta có: DM=AC hay AC= 2DM Mà EM= 2DM nên AC=EM Hơn nữa, AC//EM Nên AEMC là hình bình hành. Ta lại có: DA=DB, DE=DM Nên AEBM là hình bình hành có ABEM Do vậy AEBM là hình thoi. 4. Củng cố: - Nhắc lại nội dung vừa ôn tập - GV củng cố kiến thức cho học sinh bằng các bài tập 87, 89 sgk. V. Dặn dò: - Về nhà xem lại nội dung ôn tập, học thuộc các định nghĩa, tính chất. - Làm các bài tập 88, 90 sgk. - Chuẩn bị giấy để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tài liệu đính kèm: