Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 19: Luyện tập - Huỳnh Kim Huê

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 19: Luyện tập - Huỳnh Kim Huê

 1. MỤC TIÊU:

 a. Kiến thức:

- Củng cố cho học sinh tính chất các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước, định lý về đường thẳng song song cách đều.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích đề toán, tìm một đường thẳng cố định, điểm di động và tính chất không đổi của điểm, từ đó tìm ra điểm di động trên đường nào .

- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.

c. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, chính xác trong thực hành giải toán.

 2. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên: Thước kẻ có chia khoảng, compa, êke, phấn màu.

b. Học sinh:

- Ôn tập các tập hợp điểm đã học.

- Thước kẻ có chia khoảng, compa, êke, bảng nhóm.

 3. PHƯƠNG PHÁP: Phối hợp nhiều phương pháp.

- Đàm thoại gợi mở, vấn đáp.

- Phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Thảo luận hợp tác nhóm nhỏ.

 4. TIẾN TRÌNH:

4.1 Ổn định tổ chức:

Điểm danh: (Học sinh vắng)

v Lớp 8A3 :

v Lớp 8A4:

v Lớp 8A5:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 19: Luyện tập - Huỳnh Kim Huê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10
Tiết PPCT: 19
Ngày dạy : // 2009.
 LUYỆN TẬP
ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MỘT
ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC 
 1. MỤC TIÊU:
 a. Kiến thức:
Củng cố cho học sinh tính chất các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước, định lý về đường thẳng song song cách đều.
b. Kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích đề toán, tìm một đường thẳng cố định, điểm di động và tính chất không đổi của điểm, từ đó tìm ra điểm di động trên đường nào .
Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.
c. Thái độ: 
Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, chính xác trong thực hành giải toán.
 2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Thước kẻ có chia khoảng, compa, êke, phấn màu.
b. Học sinh:
Ôn tập các tập hợp điểm đã học.
Thước kẻ có chia khoảng, compa, êke, bảng nhóm.
 3. PHƯƠNG PHÁP: Phối hợp nhiều phương pháp.
Đàm thoại gợi mở, vấn đáp.
Phát hiện và giải quyết vấn đề.
Thảo luận hợp tác nhóm nhỏ.
 4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức:
Điểm danh: (Học sinh vắng)
Lớp 8A3 :	
Lớp 8A4:	
Lớp 8A5: 	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
4.2: Sửa bài tập cũ
HS 1: (HS khá )
Phát biểu định lí về đường thẳng song song cách đều
Sửa bài tập 67/SGK/T102
HS nhận xét bài làm của bạn.
GV nhận xét cho điểm HS.
4.3 Luyện tập 
1. Bài 70 (SGK/T103)
Gọi một HS đọc đề bài, cho biết GT, KL
GT 
 AOy, BOx , OA = 2cm
 AC = CB
KL C nằm trên đường nào khi B di chuyển trên tia Ox?
GV: Hướng dẫn HS kẻ đường phụ 
CH Ox
GV : Em hãy cho biết những đường thẳng nào cố định ?
HS : Đường thẳng cố địnhlà Ox, Oy.
- Điểm nào di động? (Điểm B)
* HS làm bài theo hoạt độngnhóm
 (Thời gian 7 phút)
* Các nhóm trình bày lời giải
* GV sửa bài của vài nhóm.
GV : Còn có cách chứng minh nào khác nửa không?
HS: Nối CO 
∆ vuông AOB có AC = CB (gt)
 CO là trung tuyến ứng với cạnh huyền OC = AC =( T/c tam giác vuông)
Có OA cố định
 C chuyển động trên tia Em thuộc 
 Đường trung trực của đoạn OA.
2. Bài 71: (SGK/T103)
Gọi một HS đọc đề bài và cho biết GT,KL của bài toán
GT ∆ ABC ; 900
M BC 
MD AB, ME AC
 OD = OE 
KL a) A, O, M thẳng hàng
b) Khi M chuyển động trên BC thì O di cuyển trên đường nào?
c) M ở vị trí nào thì AM nhỏ nhất?
* GV yêu cầu một HS chứng minh miệng câu a)
b) Khi M di chuyển trên cạnh BC thì O di chuyển trên đường nào?
* GV gợi ý HS sử dụng hai cách chứng minh của bài tập nêu trên. 
c) Điểm M ở vị trí nào trên cạnh BC thì AM có độ dài nhỏ nhất ?
4.4. Bài học kinh nghiệm :
GV: Từ bài 70, 71/SGK/103 đã giải ở trên. Muốn tìm tập hợp các điểm ta căn cứ vào những điều kiện nào?
I. Sửa bài tập cũ:
* Phát biểu đúng định lí (3đ)
Bài 67(SGK/102) (7đ)
GT AC = CD = DE
 CC/// DD/// EB
KL AC/= C/D/ = D/B
Chứng minh:
Xét ∆ ADD/ có 
AC = CD (gt)
 CC/ // DD/ (gt)
Suy ra: AC/ = C/D/ (1)
( Định lý đường trung bình tam giác)
Xét hình thang CC/BE có
CD = DE (gt)
DD/// CC/// EB (gt)
Suy ra: C/D/ = D/B (2)
( định lý về đường trung bình của hình thang)
Từ (1) và (2) AC/ = CD/ = D/B
II. Luyện tập:
1. Bài 70 (SGK/T103)
Chứng minh:
Kẻ CH Ox
Xét ∆ AOB có 
AC = CB (gt)
CH // OA ( Cùng vuông góc với Ox)
Suy ra: CH là đường trung bình ∆AOB
 CH = (cm)
* Nếu BO C E
( E là trung điểm của OA)
Vậy khi B chuyển động trên tia Ox thì C chuyển động trên tia Em // Ox cách Ox một khoảng bằng 1cm.
2. Bài 71: (SGK/T103)
Chứng minh:
a) Xét tứ giác AEMD có:
 900 (gt) 
 Tứ giác AEMD là hình chữ nhật
( Tứ giác có ba góc vuông)
Mà có O là trung điểm đường chéo DE
Nên O cũng là trung điểm đường chéo AM ( T/c hình chữ nhật) 
Suy ra: A, O, M thẳng hàng.
b) Kẻ AHBC , OK BC 
 OK là đường trung bình của ∆ AMH
 OK = (không đổi)
* Nếu M B 
 O P ( P là trung điểm AC)
* Nếu M C 
 O Q ( Q là trung điểm AC)
Vậy: Khi M chuyển động trên BC thì O chuyển động trên đường trung bình PQ của ∆ ABC.
c) Nếu MH thì AMAH , khi đó AM có độ dài nhỏ nhất .
( Vì đường vuông góc ngắn hơn mọi đường xiên)
III. Bài học kinh nghiệm :
 Muốn tìm tập hợp điểm ta cần căn cứ vào: 
Chọn đoạn thẳng ( đường thẳng) cố định.
 Tìm khoảng cách của điểm phải tìm với đưòng thẳng cố định là không đổi.
Kết luận tập hợp điểm.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 A. Lý thuyết:
Xem và giải lại các bài đã sửa.
Ôn lại định nghĩa, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình chữ nhật, tính chất của tam giác cân.
 B. Bài tập:
Làm bài tập : 66, 69; 72 /SGK/T103
Và bài 127, 128, 129 /SBT/T 73- 74 (Dành cho HS khá, giỏi ).
 C. Chuẩn bị:
Đọc trước bài “hình thoi” 
Mang theo thước kẻ, êke, cmpa, bảng nhóm. 
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm:
* Tồn tại:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_19_luyen_tap_huynh_kim_hue.doc