Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 18: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 18: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu:

-Kiến thức: Nhận biết khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, định lí về các đường thẳng song song cách đều, tính chất các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước.

-Kĩ năng: Biết vận dụng định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.Biết chứng tỏ một điểm nằm trên 1 đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.

-Thái độ: Vận dụng kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.

II.Chuẩn bị:

-Giáo viên:Compa; êke.

-Học sinh:Compa; êke.

III.Tiến trình dạy học:

 1.Dạy học bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 18: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT:18	ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC.
I.Mục tiêu:
-Kiến thức: Nhận biết khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, định lí về các đường thẳng song song cách đều, tính chất các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước.
-Kĩ năng: Biết vận dụng định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.Biết chứng tỏ một điểm nằm trên 1 đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
-Thái độ: Vận dụng kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.
II.Chuẩn bị:
-Giáo viên:Compa; êke.
-Học sinh:Compa; êke.
III.Tiến trình dạy học:
	1.Dạy học bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Nội dung.
1.Khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song:
H:GV yêu cầu HS đọc ? 1
GV vẽ hình lên bảng.
H:a//b tính BK theo h ?
H:ABKH là hình gì ? tại sao?
H:Độ dài BK=?
TT:AHb, AH = h nên A cách đường thẳng b một khoảng cách bằng h.
TT:BKb, BK = h nên B cách đường thẳng b một khoảng cách bằng h.
H:Vậy mọi điểm thuộc đường thẳng a có tính chất gì ?
TT:Có a // b , AHb nên AHa. Vậy mọi điểm thuộc đường thẳng b cách đường thẳng a một khoảng bằng h. Ta nói h là khoảng cách giữa hai đường song song a và b.
H:Thế nào là khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song ?
2.Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước:
H:GV cho HS đọc ? 2
GV vẽ hình ra bảng phụ.
GV dùng phấn màu nối AM.
H:AMKH là hình gì? Vì sao ?
H:Tại sao M thuộc đường thẳng a ?
TT:Tương tự các em hãy cm M’thuộc a’
GV cho HS đọc tính chất.
GV yêu cầu HS đọc ? 3 (trên bảng phụ số lượng đỉnh A tăng ở cả 2 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng BC)
H:Các đỉnh A có tính chất gì?
H:Vậy các đỉnh A nằm trên đường thẳng nào ?
GV cho HS vẽ hai đường thẳng cần tìm.
GV cho HS phát biểu nhận xét.
TT:Bất kì điểm nào thuộc hai đường thẳng a và a’ cũng cách b một khoảng bằng h. Ngược lại điểm nào cách đường thẳng b một khoảng bằng h cũng thuộc đường thẳng a hoặc a’.
3.Đường thẳng song song cách đều:
GV đưa hình 96 a giới thiệu các đường song song cách đều.
GV lưu ý kí hiệu trên hình thỏa 2 điều kiện:
+ a//b//c//d
+ AB=BC=CD
H:GV yêu cầu HS làm ? 4
Hãy nêu GT,KL của bài toán.
Gợi ý: vận dụng định lí đường trung bình của hình thang.
Từ bài tập trên , ta rút ra định lí nào ?
H:Hãy tìm hình ảnh các đường thẳng song song cách đều trong thực tế ?
Lưu ý HS: Các định lí về đường trung bình của tam giác, hình thang là các trường hợp đặc biệt của định lí về các đường thẳng song song cách đều.
HS đọc ? 1
HS vẽ hình vào vở.
Suy nghĩ
TL:ABKH là hình bình hành. Vì có các cạnh song song và có một góc vuông.
TL:AH = BK = h
TL:Cách đường thẳng b một khoảng cách bằng h.
HS phát biểu định nghĩa
HS đọc ? 2
HS vẽ hình vào vở.
TL:AMKH là hình chữ nhật
TL:AM // b nên 
M thuộc đường thẳng a (theo tiên đề Ơclít)
TH
HS đọc tính chất.
HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
TL:Cách đường thẳng b một khoảng 2 cm nằm trên đường thẳng song song BC và cách BC một khoảng bằng 2 cm.
HS đọc nhận xét.
HS vẽ hình vào vở.
HS vẽ hình 96 b
HS trả lời .
Cả lớp suy nghĩ 
HS lên trình bày chứng minh.
HS phát biểu định lí
TL:HS lấy ví dụ.
1.Khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song:
Tứ giác ABKH có:
AB//HK(gt)
AH//BK(cùng vuông góc b)
Nên ABKH là hình bình hành.
Có: 
Do đó ABKH là hình chữ nhật 
Vậy AH=BK=h.
Định nghĩa: (sgk).
2.Tính chất của các điểm cách đều 1 đường thẳng cho trước:
?2
Tính chất: (sgk).
?3
Nhận xét: (sgk).
3.Đường thẳng song song cách đều:
a,b,c,d là các đường thẳng song song cách đều.
?4
hình thang AEGC có:
AB=BC(gt)
AE//BF//CG(gt)
Do đó EF=FG
Tương tự FG=GH.
Bài 68 trang 102:
Kẻ AH và CK cùng vuông góc với đường thẳng d.
(ch_gn)
AH=CK=2 cm
Do đó C cách d 1 khoảng không đổi 2 cm nên C thuộc m(m // d và cách d 1 khoảng bằng 2cm)
	3.Hướng dẫn HS học ở nhà:
	-Học và nắm vững các định lí đường thẳng song song cách đều.
	- Bài tập về nhà: bài 67, 69 trang 102_103.(SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_18_duong_thang_song_song_voi.doc