Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 13: Đối xứng tâm - Nguyễn Thị Thưởng

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 13: Đối xứng tâm - Nguyễn Thị Thưởng

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- HS hiểu các định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm. Hai hình đối xứng nhau một điểm, hình có tâm đối xứng.

- HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng.

b. Kỹ năng:

- HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm.

- HS biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.

c. Thái độ:

- HS biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.

2 . Trọng tâm

Nắm vững hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng

3. Chuẩn bị:

GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ

HS: Thước thẳng, com pa, giấy kẻ ô vuông.

4. Tiến trình:

4.1 Ổn định.

Kiểm diện học sinh

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh

4.2 Kiểm tra miệng:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 13: Đối xứng tâm - Nguyễn Thị Thưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§8 ĐỐI XỨNG TÂM
Tiết: 13 
Ngày dạy:8/10/2010
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- HS hiểu các định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm. Hai hình đối xứng nhau một điểm, hình có tâm đối xứng.
- HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
b. Kỹ năng:
- HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm.
- HS biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.
c. Thái độ:
- HS biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.
2 . Trọng tâm
Nắm vững hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng
3. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ
HS: Thước thẳng, com pa, giấy kẻ ô vuông.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định.
Kiểm diện học sinh
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
4.2 Kiểm tra miệng:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
GV:Nêu yêu cầu kiểm tra
Sửa bài tập 49/SGK/93
HS1: Sữa bài 49(a)/SGK/ 93(10điểm)	
HS 2: Sữa bài 49(b)/SGK/93(10điểm)
Bài tập 49/SGK/93
a)Tứ giác ABCD có AB=CD; AD=BC
Nên là hình bình hành
Tứ giác AICK có AK//IC và AK = IC
Nên là hình bình hành. Do đó AI//CD 
 b) Chứng minh DM = MN =NB DDCN có IC=ID và IM//CN
HS: Nhận xét bài làm của bạn
GV:Kiểm tra lại và ghi điểm
 Suy ra: DM=MN (1) 
 DBAM có BK=KA và KN//AM
 Suy ra: MN=NB (2) 
 Từ (1) và (2) suy ra DM = MN =NB
4.3 Bài mới
Hoạt động 1: 
GV: Yêu cầu HS thực hiện ? 1 /SGK
HS: Thực hiện ?1
GV:A/ là điểm đối xứng của A qua O, A là điểm đối xứng của A/ qua O, A và A/ là hai điểm đối xứng nhau qua O.
GV: Vậy thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua O? 
HS: Phát biểu
GV: Nêu quy ước 
1.Hai điểm đối xứng qua một điểm:
? 1 /SGK
Định nghĩa:
Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó
*Quy ước:
Điểm đối xứng của điểm O qua điểm O cũng là điểm O
Hoạt động 2:
2 .Hai hình đối xứng nhau qua một điểm:
GV: Yêu cầu HS thực hiện ? 2 SGK
GV: Vẽ trên bảng đoạn thẳng AB và điểm O, yêu cầu HS :
- Vẽ điểm A/ đối xứng với A qua O
- Vẽ B/ đối xứng với B qua O
- Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB
và vẽ C/ đối xứng với C qua O.
? 2 
Hai đoạn thẳng AB và A/B/ là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua O .
Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó.
GV: Hai đoạn thẳng AB và A/ B/ là hai đoạn đối xứng nhau qua O .
Vậy thế nào là hai hình đối xứng nhau qua O?
HS: Đọc định nghĩa SGK/T94
* Định nghĩa: 
Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại.
GV: Vẽ hình 77/SGK, giới thiệu với HS:Quan sát hình và trả lời
Điểm đối xứng qua O cuả A, B, C là A’, B’, C’
-Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng với nhau qua tâm O
Hình 77/SGK 
-Hai đường thẳng AC và A’C’ đối xứng với nhau qua tâm O
-Hai tam giác ABC và A’B’C’ đối xứng với nhau qua tâm O.
GV:Em có nhận xét gì về hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm?
HS:Trả lời
Người ta chứng minh được rằng : Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác ) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau .
Hoạt động 3
3. Hình có tâm đối xứng
GV: Ở hình bình hành ABCD, hãy tìm hình đối xứng của cạnh AB, AD qua tâm O?
HS: Hình đối xứng với cạnh AB qua tâm O là cạnh CD, hình đối xứng với cạnh AD qua tâm O là cạnh CB.
GV:Giới thiệu O là tâm đối xứng của
a.Định nghĩa:
Điểm O gọi là tâm đối xứng cuả hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng 
hình bình hành và nêu tổng quát.
thuộc hình H .Ta nói rằng hình H có tâm đối xứng
GV: Yêu cầu HS đọc định lý /SGK/95
b. Định lý:
Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.
GV:Cho HS làm ? 4 /SGK/95
HS:Trả lời miệng: 
? 4 /SGK/95 
Các chữ cái khác có tâm đối xứng là: H, I, O, X, Z.
4.4 Cũng cố và luyện tập:
- Hai điểm như thế nào gọi là đối xứng nhau qua tâm O?
- Hai hình như thế nào gọi là đối xứng nhau qua một điểm?
- Thế nào là tâm đối xứng của một hình?	
+ Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
+ Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại.
+ Điểm O gọi là tâm đối xứng cuả hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H .Ta nói rằng hình H có tâm đối xứng
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà .
- Đối với bài học ở tiết này:
+ Nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng qua tâm, hai hình đối xứng qua 
 một tâm, hình có tâm đối xứng.
+ Bài tập về nhà: 50, 52, 53, 56/SGK/96 và bài 92, 93/SBT/70
-Hướng dẫn: Bài 53
Ta chứng minh tứ giác MDAE là hình bình hành. Mà ED là đường chéo và IE=ID. Nên IAM đpcm
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+ xem kĩ các bài tập 52,54,56 /SGK
5. Rút kinh nhgiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_13_doi_xung_tam_nguyen_thi_t.doc