1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- HS hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
b. Kỹ năng:
- HS biết vẽ một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
- Tiếp tục rèn luyện khả năng chứng minh hình học, biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, chứng minh các góc bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, vận dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song.
c. Thái độ:
- Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác, phát triển tư duy cho HS.
2. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ
HS: Thước thẳng, compa, giấy kẻ ô vuông , bảng nhóm.
3. Phương pháp:
Gợi mở vấn đáp , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định: (1)
Kiểm diện học sinh
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
4.2 Kiểm tra bài cũ (6)
§7 HÌNH BÌNH HÀNH Tiết:11 Ngày dạy:1 /10/2010 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - HS hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. b. Kỹ năng: - HS biết vẽ một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành. - Tiếp tục rèn luyện khả năng chứng minh hình học, biết vận dụng các tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, chứng minh các góc bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, vận dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành để chứng minh hai đường thẳng song song. c. Thái độ: - Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác, phát triển tư duy cho HS. 2. Chuẩn bị: GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ HS: Thước thẳng, compa, giấy kẻ ô vuông , bảng nhóm. 3. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định: (1’) Kiểm diện học sinh Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 4.2 Kiểm tra bài cũ (6’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HS1: - Nêu định nghĩa hình thang cân? Vẽ hình minh họa . HS1: - Nêu đúng định nghĩa - Vẽ hình minh họa đúng HS2: - Thế nào là hai hình đối xứng qua một đường thẳng d ? - Vẽ hình đối xứng của tam giác ABC qua đường thẳng d. GV: nhận xét cho điểm . HS2: - Nêu đúng định nghĩa hai hình đối xứng qua một đườngthẳng (5đ) EFD đối xứng với ABC qua d 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động 1: (6’) Nhận dạng hình bình hành GV:Cho HS làm ? 1 Xem hình 66 SGK, tìm xem tứ giác ABCD có gì đặc biệt? HS: AB//CD ; AD//BC GV:Tứ giác ABCD nêu trên là hình bình hành GV: Vậy hình bình hình là hình như thế nào? HS: Nêu định nghĩa SGK/T90. GV: Hình bình hành cũng là một dạng đặc biệt cuả hình thang - Hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song. -Hình bình hành là hình thang có hai đáy bằng nhau 1. Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có hai cạnh đối song song . ABCD là Hình bình hành Û Hoạt động 2: (13’) GV:Cho HS làm ? 2/SGK/90 HS: làm ? 2 GV: Hình bình hành có những tính chất gì? Em hãy thử phát hiện thêm các tính chất về cạnh, về góc, về đường chéo của hình bình hành. HS: * Trong hình bình hành: - Các cạnh đối bằng nhau. - Các góc đối bằng nhau. - Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. GV: Nhận xét ,đó chính là nội dung của định lý về tính chất hình bình hành. GV: Hường dẫn HS chứng minh 2.Tính chất: * Định lý: Trong hình bình hành a. Các cạnh đối bằng nhau b. Các góc đối bằng nhau c. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường . Chứng minh: a. Hình bình hành ABCD là hình thang có hai cạnh bên AD, BC song song nên AD = BC ; AB = CD b. Kẻ đường chéo AC DABC = DCDA (c–c–c) Þ Kẻ đường chéo BD DDAB = DBCD (c–c–c) Þ c. Gọi O là giao điểm hai đường chéo hình bình hành ABCD Xét DAOB và DCOD có: AB = CD (cạnh đối hình bình hành) ( so le trong) ( so le trong) Do đó: DAOB = DCOD ( c - g - c ) Suy ra : OA = OC ; OB = OD GT ABCD là hình bình hành AC cắt BD tại O KL a. AB = CD; AD = BC b. c. OA = OC ; OB = OD Chứng minh: SGK/91 Hoạt động 3: (8’) GV: Nhờ vào dấu hiệu gì để nhận biết một hình bình hành? HS: Dựa vào định nghĩa. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành GV: Còn có thể dựa vào dấu hiệu nào nửa không? HS: Trả lời GV: Đưa năm dấu hiệu nhận biết hình bình hành , nhắc lại , nhấn mạnh. 3. Dấu hiệu nhận biết: 1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành (theo định nghiã) 2. Tứ giác có cac cạnh đối bằng nhau là hình bình hành 3. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành 4. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm cuả mỗi đường là hình bình hành 5. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành. 4.4 Cũng cố và luyện tập: (6’) GV:Cho HS làm ?3 /SGK/92 HS: Quan sát hình 70 GV:Gọi HS đứng tại chổ trả lời HS: Chỉ ra các hình bình hành ?3 Hình a,b,d,e là hình bình hành Hình c không là hình bình hành GV: cho HS làm Bài tập 43/SGK/92 Hướng dẫn: Sử dụng dấu hiệu nhận biết để xác định. Bài tập 43/SGK/92 Tứ giác ABCD, EFGH, MNPQ là các hình bình hành 4.5 Hướng dẫn học ở nhà (5’) - Nắm vững định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành. - Làm các bài tập: 45, 46, 47/SGK/ 92 - Xem trước bài “Đối xứng tâm” * Hướng dẫn bài 45/T92 Chứng minh : Từ đó suy ra Chứng minh theo định nghĩa 5. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: