Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục (Bản 2 cột)

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục (Bản 2 cột)

I.MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh hiểu được định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau, hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua đường thẳng, định nghĩa một đường thẳng là trục đối xứng của hình.

- Kĩ năng: Biết vẽ điểm đối xứng, đoạn thẳng đối xứng, chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng.

- Thái độ: Nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ

- Học sinh: Thước thẳng, com pa, phiếu học tập.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.Phương pháp vấn đáp.Phương pháp luyện tập thực hành.Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Tiết 10: Đối xứng trục (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn: 15.9.09
Ngày giảng:
Tiết 10. Đối xứng trục
I.mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh hiểu được định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau, hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua đường thẳng, định nghĩa một đường thẳng là trục đối xứng của hình. 
- Kĩ năng: Biết vẽ điểm đối xứng, đoạn thẳng đối xứng, chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng.
- Thái độ: Nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế
II.phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ
- Học sinh: Thước thẳng, com pa, phiếu học tập.
iii. các phương pháp dạy học:
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.Phương pháp vấn đáp.Phương pháp luyện tập thực hành.Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
iv. tiến trình lên lớp:	
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại đinh nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng?
HS: Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng đó.
3.Bài mới:	
Hoạt động 1.
1.Hai điểm đối xứng qua 1 đường thẳng
- Cho học sinh làm ?1
Giáo viên gợi ý cách vẽ (nếu học sinh không trả lời được):
+ Qua A vẽ AI d tại I
+ Vẽ IA’: IA’=IA & A, I, A’ thẳng hàng
Giáo viên giới thiệu: A’ là điểm đối xứng với A qua d; A là điểm đối xứng với A’ qua d,
A & A’ là 2 điểm đối xứng với nhau qua d 
- Vậy, hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua d khi nào?
?1 
* Định nghĩa (Sách giáo khoa - 84)
* Qui ước (Sách giáo khoa - 84).
Hoạt động 2.
2.Hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng 
- Yêu cầu học sinh làm ?2
Giáo viên giới thiệu: Hai đoạn thẳng AB & A’B’ gọi là 2đoạn thẳng đối xứng với nhau qua d.
Hai hình như thế gọi là đối xứng với nhau qua d, d là trục đối xứng
Giáo viên treo bảng phụ hình 53
- Hãy chỉ ra 2 đoạn thẳng, 2 đường thẳng, 2 góc, 2 tam giác nào đối xứng nhau qua d?
- Dự đoán về so sánh 2 đoạn thẳng (góc, tam giác) đx với nhau qua d?
Giáo viên treo bảng phụ hình 54 và giới thiệu: Hai hình H & H’ đối xứng với nhau qua d.
?2.
* ĐN(sgk - 85) 
d là trục đối xứng của 2 hình đó.
* Học sinh trả lời
-Hai đoạn thẳng AB & A’B’ đối xứng với nhau qua trục d;
-Hai đường thẳng AC & A’C’ đối xứng với nhau qua trục d;
-Hai & đới xứng với nhau qua trục d;
-Hai & đối xứng với nhau qua trục d.
* Lưu ý: Nếu 2 đoạn thẳng (góc, tam giác) đx với nhau qua 1 đường thẳng thì chúng bằng nhau.
Hoạt động 3.
3.Hình có trục đối xứng
- Yêu cầu học sinh làm?3
- Hình đx với cạnh AB qua AH?
- Hình đx với cạnh AC qua AH?
- Hình đx với cạnh BC qua AH?
- Điểm đx với mỗi điểm thuộc cạnh của tam giác ABC qua AH có đặc điểm gì?
(Cũng thuộc cạnh của tam giác ABC)
- Định nghĩa trục đối xứng của một hình?
Giáo viên giới thiệu định lí (SGK - 87).
HK là trục đối xứng của hình thang cân ABCD (Hình 57).
?3 
- Cạnh AB đx với AC qua AH.
- Cạnh AC đx với AB qua AH.
- Cạnh BC đx với CB qua AH.
AH là trục đx của 
* Định nghĩa(SGK - 86)
?4.a) Chữ A có 1 trục đối xứng
b) đều có 3 trục đối xứng
c) Đường tròn tâm O có vô số trục đối xứng
* Định lí (SGK-87):
4.Củng cố:
- Nhắc lại ĐN 2 điểm đx nhau qua 1 đường thẳng, 2 hình đx nhau qua 1 đt? trục đx của 1 hình?
-Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm trả lời BT 37(SGK - 87)
- HS nhắc lại.
BT 37(SGK - 87): Hình 59 a,b,c,d,e,g,i đều có trục đối xứng.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo SGK và vở ghi.
BTVN: 35, 36,38 (SGK – 87,88).
rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_tiet_10_doi_xung_truc_ban_2_cot.doc