Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Nguyễn Thị Hồng Quyên

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Nguyễn Thị Hồng Quyên

I. Mục tiêu

- Định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, là hình thang vuông

- Biết cách vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết cách tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông

- Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang

- Linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau (hai đáy nằm ngang hay không nằm ngang) và ở các dạng đặc biệt (hai cạnh bên song song, hai đáy bằng nhau)

II. Chuẩn bị

Giáo án, SGK, bảng phụ

 

doc 107 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Nguyễn Thị Hồng Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/08/2007
 Chương I. Tứ giác
 Tiết 1. Tứ giác
I. Mục tiêu
- Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi
- Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi
- Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tế đơn giản
II. Chuẩn bị
Giáo án, SGK, bảng phụ
III. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: Nêu tính chất tổng ba góc trong một tam giác
Đặt vấn đề: Tổng các góc trong một tam giác bằng 1800 vậy tổng các góc trong một tứ giác thì sao? Đó là một phần của bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu
1. Định nghĩa
Hoạt động 2. Định nghĩa
GV: Treo bảng phụ hình 1, 2 sgk
HS: Quan sát
GV: Giới thiệu H: 1a, b, c đều gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng, mỗi hình đó được gọi là một tứ giác
? Vậy H. 2 có phải là một tứ giác không?
Vì sao? (Không vì BC, CD cùng nằm trên một đường thẳng)
Vậy thế nào là một tứ giác?
HS: Trả lời
GV: Nhấn mạnh
+) Bốn đoạn thẳng khép kín
+) Bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng
GV: Giới thiệu đỉnh, cạnh của tứ giác
Hoạt động 3. Học sinh thực hiện ?1
HS: Đọc nội dung ? 1 sgk
GV: Tứ giác hình 1a gọi là tứ giác lồi
Vậy thế nào là một tứ giác lồi?
HS: Trả lời như sgk
GV: Giới thiệu quy ước và ghi bảng
Hoạt động 4. ?2 sgk
GV: Ghi bảng phụ nội dung ?2
HS: Quan sát thực hiện
Định nghĩa: Tứ giác là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên cùng một đường thẳng
Tứ giác ABCD còn được gọi tên là ABCD, CDAB, BACD, ..., các điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh, Các đoạn AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh.
?1 sgk. ở hình 1 b, c có một cạnh mà tứ giác nằm trong cả hai nữa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh đó
- Hình 1 a tứ giác luôn nằm trong một nữa mặt phẳng có bờ chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác
Định nghĩa: Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nữa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tam giác
Quy ước: Khi nói đến tứ giác mà không giải thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi.
?2 sgk
a) Hai đỉnh kề nhau: A và B; B và C; C và D; D và A. Hai đỉnh đối nhau A và C; Bvà D
b) Đường chéo AC và BD
c) Hai cạnh kề nhau: AB và BC; BC và CD; CD và DA; DA và AB
d) Góc: ; Hai góc đối nhau: Â và ; và 
e) Điểm nằm trong tứ giác; M; P
Điểm nằm ngoài tứ giác: N
2. Tổng các góc của một tứ giác
Hoạt đọng 5. Tổng các góc trong một tứ giác
GV: Cho học sinh đọc nội dung ?3 sgk
HS: Đọc và thực hiện ?3
GV: Muốn tính tổng các góc trong một tứ giác H: 4 ta làm như thế nào?
Từ kết quả của ?3 hãy phát biểu thành định lý về tổng các góc trong một tứ giác
HS: Phát biểu
?3 sgk. a) có 
b)Xét có (1)
Xét có (2)
Kết hợp (1) và (2) ta có:
Định lý: tổng các góc trong một tứ giác bằng 3600
Hoạt động 6. Củng cố: - Giáo viên hệ thống lại bài học
 - làm bài tập 1 H: a; Bài tập 2 sgk
Hoạt động 7: Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học
 - làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk và sbt
 - Xem trước bài mới tiết sau học
Ngày soạn: 29/08/2007
 Tiết 2. Hình thang
I. Mục tiêu
- Định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, là hình thang vuông
- Biết cách vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết cách tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông
- Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang
- Linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau (hai đáy nằm ngang hay không nằm ngang) và ở các dạng đặc biệt (hai cạnh bên song song, hai đáy bằng nhau) 
II. Chuẩn bị
Giáo án, SGK, bảng phụ
III. Nội dung 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: 1) Thế nào là tứ giác, tính chất tổng các góc của một tứ giác?
2) Làm bài tập 1b sgk
1. Định nghĩa
Hoạt động 2. Định nghĩa
GV: Treo bảng phụ H: 13 và giới thiệu
HS: Quan sát hình vẽ, nhận xét vị trí hai cạnh đối AB và CD của tứ giác ABCD
GV: Giới thiệu định nghĩa hình thang bằng cách nêu câu hỏi
? vậy tứ giác có điều kiện gì thì trở thành hình thang.
GV: Treo bảng phụ H: 15 yêu cầu học sinh thực hiện ?1 sgk
HS: Quan sát và thực hiện
GV: Cho học sinh khác nhận xét
HS: Thực hiện ?2
GV: ?2 a Yêu cầu chứng minh điều gì (đoạn thẳng bằng nhau)
? Để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau ta cần chứng minh điều gì? và làm như thế nào?
Nhận xét: Hình thang có hai cạnh bên song song
? câu yêu cầu chứng minh điều gì? để chứng minh đựơc điều đó ta làm như thế nào?
Có nhận xét gì về hình thang trên
Nhận xét: Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau
? Từ ?2 em có nhận xét gì
Định nghĩa: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song
?1 sgk
a) Tứ giác ABCD, EFGH là hình thang
Tứ giác EMKN không là hình thang
b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau (chúng là hai góc trong cùng phía tạo bởi hai đường thẳng song song với một cát tuyến)
?2. a) Nối A với C (B với D)
Vì AD//BC 
Mặt khác AB//DC (Đáy hình thang)
 (c.g.c)
AD = BC, AB = CD
b)Vì AB = CD (slt) 
 (c.g.c)
 do đó AD//BC
Nhận xét: sgk
2. Hình thang vuông
Hoạt động 3. Hình thang vuông
GV: Cho học sinh quan sát H: 18 sgk
? Hình thang ABCD (AB//CD) ở hình 18 có gì đặc biệt (Â = 900)
Ta gọi hình thang đó là hình thang vuông
Định nghĩa: Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông
Hoạt động 4. Củng cố
GV: Cho học sinh làm bài tập 6, 7 sgk
GV: Treo bảng phụ H; 20, 21
HS: Quan sát thảo luận nhóm và thực hiện
GV: Kiểm tra nhóm
Bài tập
6) Tứ giác ABCD, MI là hình thang
Tứ giác EFGH không là hình thang
7) a) x = 1000; y = 1400
 b) x = 700 ; y = 500
 c) x = 900; y = 1150
Hoạt động 5: Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học
 - làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk và sb
 - Xem trước bài mới tiết sau học
Ngày soạn: 02/09/2007
 Tiết 3. Hình thang cân
I. Mục tiêu
- Nắm được định nghĩa các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình thang cân
- Biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa và tính chất của hình thang cân trong toán và chứng minh, biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân
- Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học
II. Chuẩn bị
Giáo án, SGK, bảng phụ
III. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: Nêu định nghĩa hình thang, hình thang vuông
Làm bài tập 9 sgk
GT
Tứ giác ABCD (AB = BC)
AC là phân giác Â
KL
ABCD là hình thang
Chứng minh
Ta có AB = BC (gt) cân
 (1) mà Â1 = Â2 (2)
Từ (1) và (2) (slt)
Suy ra BC//AD hay ABCD là hình thang.
1. Định nghĩa
Hoạt động 2. Định nghĩa hình thang
GV: Treo bảng phụ hình 23 ở bảng
HS: Quan sát
? ở hình 23 có gì đặc biệt
GV: Khẳng định: Hình thang ở hình 23 gọi là hình thang cân
?Hình như thế nào gọi là hình thang cân
GV: Chốt lại: Hình thang ABCD là hình thang cân khi và cỉ khi AB//CD và hoặc và ngược lại
GV: Treo bảng phụ nội dung ?2 sgk
HS: Quan sát hình 24 và thảo luận và trả lời
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau
Chsu ý: Nếu ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) thì và 
?2 sgk. a) Các hình ABCD, KINM, PGSI là hình thang cân
b) Số đo các góc còn lại:
c) Hai góc đối của hình thang có tổng số đo bằng 1800
2. Tính chất
Hoạt động 3. Tính chất
GV: Cho học sinh đo độ dài hai cạnh bên của hình thang cân và nêu nhận xét (bằng nhau) và suy ra đó là nội dung của định lý 1 sgk
?có nhận xét gì về tam giác OCD
Có nhận xét gì về Â2 và 
Nếu AD//BC thì như thế nào?
HS: trả lời nhanh
GV: Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng
a) Trong hình thang cân ha cạnh bên bằng nhau
b) Hình thang có hai canh bên bằng nhau là hình thang cân
HS: Quan sát hình vẽ
Căn cứ vào định lý 1 có những đoạn hẳg nào bằng nhau (AC = BC)
Dự đoán xem có nhứng đoạn thẳng nào bằng nhau nữa (AC = BD)
Hãy chứng minh dự đoán
HS: Cho biết nội dung định lý 2 và ghi gt, kl từ đó tìm cách chứng minh
GT
ABCD là hình thang cân (AB//CD
KL
AD = BC
Chứng minh:
TH1: AD cắt BC tại O (AB < DC) Ta có: cân
OD = OC (1)
(ABCD là hình thang cân) 
OAB cân tại O suy ra OA = OB (2)
Từ (1) và (2) suy ra AD = BC (đpcm)
TH2: AD//BC AD = BC (hình thang có hai cạnh bên sông thì hai cạnh bên bằng nhau)
a) đúng
b) sai (ví dụ ở hình bên)
Định lý 2. sgk
GT
ABCD là hình thang cân (AB//CD)
KL
AC = BD
c/m: và có CD là cạnh chung.
 (đ/n hình hang cân)
AD = BC (cạnh bên) (c.g.c)
AC = BD
3. Dấu hiệu nhận biết hình thang cân
Hoạt động 4. Dấu hiệu nhận biết hình thang cân
GV: Yêu cầu học sinh trả lời ?3
HS: Vẽ đường tròn tâm C và D có cùng bán kính (đe lớn để cắt m) cắt tại hai điểm A và B 
?từ ?3 em có nhân xét gì?
? Qua bài này để nhận biết mọt tứ giác là hình thang cân ta dựa vào những yếu tố nào
HS: Nhắc lại nội dung định lý 2, 3
GV: Đó chính là dấu hiệu nhận biết các hình thang cân
Định lý 3. hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân
Dấu hiệu nhận biết hình thang cân (sgk)
Hoạt động 5. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại bài học
Học sinh làm bài tập 11 sgk. AB = 2cm; DC = 4cm; AD = BC = cm
Hoạt động 6: Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học
 - làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk và sbt
 - Xem trước bài mới tiết sau học
Ngày soạn:2/9/2007
Tiết 4. Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về hình thang, hình thang cân
- Rèn luyện kỷ năng chứng minh một tứ giác là hình thang
II. Chuẩn bị
Giáo án, SGK, bảng phụ
III. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: 1) Nêu định nghĩa, tính chất hình thang cân
2) Nêu dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thang cân
Hoạt động 2. Bài tập 16 sgk
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài toán và vẽ hình
HS; Vẽ hình ghi gt - kl của bài toán
Để chứng minh EDCB là hình thang cân có ED = EB ta cần chứng minh điều gì?
Hãy chứng minh 
Để chứng minh EB = ED ta cần chứng minh gì? (tam giác EBD cân)
Để chứng minh tam giác EBD cân ta cần chứng minh gì ()
Bài 16 sgk
GT
ABC (AB = AC) BD, CE là các phân giác ở B và C
KL
BEDC là hình thang cân có ED = EB
Chứng minh:
Ta cần chứng minh BEDC là hình thang có 
ED = EB. Thật vậy ABD = ACE (g.c.g)
Suy ra AD = AE suy ra ADE cân tại E
. Ta cần chứng mnh 
ta có: 
Vậy (slt)
Mà (BD là tia phân giác của góc B)
 cân tại E EB = ED (đpcm)
Hoạt động 3. Làm bài tập 18
Để chứng minh tam giác BDE cân ta cần chứng minh gì?
? Chứng minh hai tam giác bằng nhau ta cần chứng minh điều gì?
Dựa vào kết qua câu b hãy suy ra chứng minh câu c
Bài 18 sgk
GT
ABCD có AB//CD, AC = BD
KL
a) BDE cân
b) ACD = BDC
c) ABCD là hình thang cân
Chứng minh:
a) ta cần chứng minh BE = BD. Ta có BACE là hình thang có EB//CA BACE có BE = AC
mà BD = AC (gt) nên BE = BD EDB cân
b) AC//BE (đồng vi) mà BED cân tại B ACD = BDC (c.g.c)
c) ACD = BDC 
Vậy ABCD là hình thang cân
Hạt động 4. Bài tập 29 sbt
HS: Đọc bài toán vẽ  ...  động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: Làm bài tập 22 (sgk)
1. Công thức tính diện tích xung quanh
Hoạt động 2. Công thức tính diện tích xung quanh
GV: Đưa mô hình (hình ở bài cũ) 100 và yêu cầu học sinh ?1 (sgk)
HS: Lên bảng thực hiện ?1
GV: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích các mặt bên
? Hãy tính chu vi đáy của hình lăng trụ đứng trên
? Từ phân tích trên muốn tính diện tích xung quanh ta làm thế nào?
?1 (sgk)
- Độ dài các cạnh của hai đáy là: 2,7cm, 1,5cm, 2cm
- Diện tích của mỗi hình là: 8,1cm2; 4,5cm2; 6cm2
- Tổng diện tích của ba hình là:
8,1 + 4,5 + 6 = 18,6 (cm2)
(= 3.2,7 + 3.1,5 + 3.2 = 18, 6)
Sxq = 2.ph
(P là nữa chu vi đáy, h là chiều cao)
Diện tích toàn phần bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy
2. Ví dụ
Hoạt động 3. Ví dụ
Tính diện tích toàn phân của lăng trụ đứng bên
ABC vuôngtại A. ta có (cm)
Sxq = (3 + 4 + 5).9 = 108 (cm2)
S2đáy = 2..3.4 = 12 (cm2)
Stoàn phần = 108 + 12 = 120 (cm2)
Hoạt động 4. Củng cố: Làm bài tập 23 (sgk)
a) Sxq = 70 (cm2); Stoàn phần = 94 (cm2)
b) Sxq = 25 + 5 (cm2); Stoàn phần = 31 + 5 (cm2)
Hoạt động 5: Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học
 - làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk và sbt
 - Xem trước bài mới tiết sau học
Tiết 61. Thể tích của hình lăng trụ đứng
I. Mục tiêu
- Hình dung và nhớ được công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng
- Biết vận dung công thức vào việc tính toán
- Củng cố lại các khái niệm song song và vuông góc giữa đường thẳng, mặt phẳng
II. Chuẩn bị
Giáo án, SGK, bảng phụ
III. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: Viết công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
Làm bài tập 24 (sgk)
1. Công thức tính thể tích
Hoạt động 2. Công thức tính thể tích
? Nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
GV: Treo bảng phụ H: 106
HS: Quan sát và thực hiện ?1 theo yêu cầu
V = a.b.c hay V = Sđáy.h
?1 (sgk)
- V lăng trụ đứng tam giác bằng V hình chữ nhật nên V = (5.4).7 = Sđáy.h
Vậy V = Sđáy.h (h là chiều cao)
2. Ví dụ
Hoạt động 3. Ví dụ
GV: Treo bảng phụ H: 107
HS: Quan sát
? Muốn tính thể tích hình lăng trụ đứng ngũ giác H: 107 ta làm thế nào?
(Tính thể tích hình hộp chữ nhật và thể tích lăng trụ đứng tam giác)
? Vậy hãy tính thể tích hình hộp chữ nhật và thể tích lăng trụ đứng tam giác
? Thể tích lăng trụ đứng ngũ giác là bao nhiêu
Thể tích hình hộp chữ nhật là: 
V1 = 4.5.7 = 140 (cm3)
Thể tích lăng trụ đứng tam giác là:
V2 = .(2.5.7) = 356 (cm3)
Thể tích lăng trụ đứng ngũ giác là:
V = V1 + V2 = 175 (cm3)
Hoạt động 4. Củng cố: Làm bài tập 27 (sgk)
b = 2; 55; h = 4; 3. h1 = 2
Sđáy = 5; 5; V = 40; 70
Hoạt động 4: Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học
 - làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk và sb
 - Xem trước bài mới tiết sau học
Tiết 62. Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức về tính diện tích xung quanh, thể tích của hình lăng trụ đứng.
- Rèn luyện kỷ năng tính Sxung quanh, Stoàn phần và thể tích của lăng trụ đứng
II. Chuẩn bị
Giáo án, SGK, bảng phụ
III. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: Viết công thức tính Sxq và V của hình lăng trụ đứng
Hoạt động 2. Tổ chức luyện tập
HS: Một em thực hiện ở bảng câu a
Một em làm câu b
? Muốn tính khối lượng của một vật ta làm như thế nào?
Bài tập 32 (sgk)
a)
b) Thể tích hình cầu
V = S.h = .4.10.8 = 160 (cm3) = 0,16 (cm3)
c) Khối lượng của lưỡi cầu:
m = D.V = 7,874.0,16 = 1,26 (kg)
GV: Treo bảng phụ H: 113
HS: Quan sát và đọc bài toán
HS: Thảo luận và trả lời
Bài 33(sgk)
a) các cạnh song song với AD là:
BC, EH, FG
b) Các cạnh song song với AB là: EF
c) Các cạnh song song với mp(EFGH) là:
AB, BC, CD, AD
d) Các đường thẳng song song với mp(DCGH) là: AE, BF.
ÍiH: Thảo luận bài 34
HS1: Thực hiện câu a
HS2: Thực hiện câu b
Bài 34 (sgk)
a) V = S.h = 28.8 = 224 (cm3)
b) V = S.h = 12.9 = 108 (cm3)
GV: Treo bảng phụ H: 115
HS:" Quan sát và thực hiện bài tập 35 (sgk)
? Hãy vẽ toàn bộ hình của hình lăng trụ cho ở H: 115
Bài 35 (sgk)
Ta có
 SABCD = SABC + SACD 
= .3.8 + .4.8 = 28 (cm3)
V = 28.10 = 280 (cm3)
Hoạt động 3: Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học
 - làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk và sbt
 - Xem trước bài mới tiết sau học
Tiết 63. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
I. Mục tiêu
- Học sinh có khái niệm về hình chóp đều (đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, chiều cao)
- Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy
- Vẽ hình chóp tam giác đều theo 4 bước
- Củng cố khái niệm vuông góc đã học ở các tiết trước
II. Chuẩn bị
Giáo án, SGK, bảng phụ
III. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: Viết công thức tính Sxq và V của hình lăng trụ đứng
? Muốn tính diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng ta làm thế nào?
1. Hình chóp
Hoạt động 2. Hình chóp
GV: Treo bảng phụ H: 116 kết hợp giới thiệu mô hình hình chóp
HS: Đọc thông tin sgk
GV: Theo giỏi
Hình chóp SABCD có đỉnh là S, đáy là tứ giác ABCD nên ta gọi là hình chóp tứ giác
2. Hình chóp đều
Hoạt động 3. Hình chóp đều
GV: Treo bảng phụH: 117
HS: Quan sát
GV: Giới thiệu hình chóp đều
? Hình như thế nào gọi là hình chóp đều?
HS: Thực hiện ? (sgk)
SAB, SBC, SCD, SAD là những tam giác cân bằng nhau
SABCD là hình chóp tứ giác đều
- Hình chóp đều là hình chóp có mặt đáy là một đa giác đều, các
 mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh
- Đường cao vẽ từ đỉnh S của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó
? (sgk)
3. Hình chóp cụt đều
Hoạt động 4. Hình chóp cụt đều
GV: Treo bảng phụ H: 119 kết hợp mô hình giới thiệu hình chóp cụt đều
Hình MNQR, BCDE là hình chóp cụt đều
Hoạt động 5. Củng cố: Làm bài tập 36 (sgk)
Hoạt động 6: Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học
 - làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk và sbt
 - Xem trước bài mới tiết sau học
Tiết 64. Diện tích xung quanh của hình chóp đều
I. Mục tiêu
- Nắm được cách tính diện tích xung quanh của hình chóp đều
- Biết áp dung công thức tính toán đối với các hình cụ thể
- Củng cố các khái niệm hình học cơ bản ở các tiết trước
- Hoàn thiện dần các kỷ năng cắt, gấp hình đã biết
- Quan sát hình theo nhiều cách nhìn khác nhau
II. Chuẩn bị
Giáo án, SGK, bảng phụ
III. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: Làm bài tập 39 (sgk)
1. Công thức tính diện tích xung quanh
Hoạt động 2. Công thức tính diện tích xung quanh
GV: Treo bảng phụ H: 123 ở bảng và đưa mô hình H: 123 (sgk)
HS: Thực hiện vẽ, cắt, gấp bìa
HS: Thực hiện ? sgk ở bảng
GV: Vậy diện tích xung quanh của hình chóp đều được tính như thế nào?
? 1( sgk)
a) là 4
b) Smỗi mặt là: 12 (cm2)
c) Sđáy là: 16 (cm2)
d) Tổng Scác mặt bên là: 48 (cm2)
Sxq = P.d (P: Nữa chu vi đáy, d là trung đoạn của hình chóp đều)
Stoàn phàn = Sxq + Sđáy
2. Ví dụ
Hoạt động 3. Ví dụ
GV: Cho học sinh đọc VD sgk
? Để tính diện tích xung quanh của hình cóp đều ta làm như thế nào?
? Có cách tính nào khác nữa không
Giải
SABCD là hình chóp đều
Sxq = P.d 
= (cm2)
Hoặc: Sxq = 3.SABC 
 = 
Hoạt động 4. Củng cố: Bài tập 40 9sgk)
Sđáy = 90 (cm2); Pđáy = 120 (cm); d = (cm); 
Sxq = P.d = 120.20 = 2400 (cm2); Stoàn phần = Sxq + Sđáy = 2400 + 90 = 2490 (cm2)
Hoạt động 5: Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học
 - làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk và sbt
 - Xem trước bài mới tiết sau học
Tiết 65. Thể tích của hình chóp
I. Mục tiêu
- Hình dung và nhớ được công thức tính thể tích hình chóp đều
- Biết vận dụng vào việc tính thể tích hình chóp đều
II. Chuẩn bị
Giáo án, SGK, bảng phụ
III. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: Viết công thức tính Sxq và Stp của hình chóp đều
1. Công thức tính thể tích
Hoạt động 2. Công thức tính thể tích
GV: Đưa mô hình hình chóp đều và hình lăng trụ đứng có các đáy là hai đa giác đều chồng khít lên nhau, rồi đổ nước vào hình hóp đều (đầy), sau đó đổ nước sang hình lăng trụ, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét
Vchóp = Vlăng trụ = S.h
Vậy V = S.h 
(S là diện tích đáy, h là chiều cao)
2. Ví dụ
Hoạt động 3. Ví dụ
HS: Đọc ví dụ sgk
? Muốn tính thể tích của hình chóp tam giác đều ta làm thế nào? (Tính diện tích đáy)
? Muốn tính diện tích đáy ta làm thế nào?
HS: Thực hiện
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ? (sgk)
? Để thực hiện ? trên ta làm theo mấy bước
Tính thể tích của một hình chóp tam giác đều, biết chiều cao của hình chóp là 6 cm bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác bằng 6 cm và 
Giải
- Cạnh của tam giác đáy: a = R. = 6 (cm)
- Diện tích tam giác đáy:
 (cm)
- Thể tích của hình chóp: V = S.h 93,42 (cm3)
? (sgk)
B1: Vẽ đáy
B2: Vẽ đường cao
B3: Vẽ các cạnh bên
Chú ý: (sgk)
Hoạt động 4. Củng cố: Làm bài tập 44, 45 (sgk)
Hoạt động 5: Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học
 - làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk (46 - 48) và sbt
 - Xem trước bài mới tiết sau học
Tiết 66. Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức về tính Sxq, Stp, V của hình chóp đều
- Rèn luyện các kỷ năng trên
II. Chuẩn bị
Giáo án, SGK, bảng phụ
III. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: Làm bài tập 48a (sgk)
a) Stoàn phần = 68,3 (cm2); b) Stoàn phần = 165,42 (cm2)
Hoạt động 2. Tổ chức luyện tập
HS: Quan sát hình vẽ, thảo luận và trả lời
GV: Treo bảng phụ H: 135
HS: Quan sát, thực hiện ba em làm ba câu
Bài 47 (sgk)
Miếng 4
Bài 49 (sgk)
a) Sxq = P.d = .6.4.10 = 120 (cm2)
b) Sxq = P.d = 7,5.4.9,5 = 142,5 (cm2)
c) Sxq = P.d = .16.4.15 = 480 (cm2)
Vì trung đoạn d = 15 (cm)
GV: Treo bảng phụ H: 136, 137 (sgk)
HS: Quan sát
GV: Yêu cầu học sinh tính thể tích hình 136
Tính diện tích xung quanh hình 137 (sgk)
HS: Lên bảng thực hiện
GV: Quan sát và bổ sung (nếu cần)
Bài 50 (sgk)
a) OA = 12 cm
BC = 6,5 cm
V = .6,5.12 = 169 (cm3)
b) Gọi diện tích mối mặt bên là S ta có: 
Sxq = 4.S. Mà S = 10,5
Vậy Sxq = 4.10,5 = 42 (cm2)
Hoạt động3. Làm bài tập ở sbt và hệ thống lại bài học
Hoạt động 4: Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học
 - làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk và sbt
 - Xem trước bài mới tiết sau học
Tiết 67. Ôn tập chương IV
I. Mục tiêu
- Hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương IV
- Rèn luyện các kỷ năng giải các bài tập trên
II. Chuẩn bị
Giáo án, SGK, bảng phụ
III. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: 
Hoạt động 4: Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học
 - làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk và sb
 - Xem trước bài mới tiết sau học
Tiết 
I. Mục tiêu
II. Chuẩn bị
Giáo án, SGK, bảng phụ
III. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài củ: 
Hoạt động 4: Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học
 - làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk và sb
 - Xem trước bài mới tiết sau học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_nguyen_thi_hong_quyen.doc