I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Nắm được định nghĩa về tứ giác và tính chất tổng các góc của tứ giác.
2. Kỹ năng : Biết nhận dạng tứ giác, cách viết kí hiệu. Biết vận dụng tính chất của tứ giác để tính góc của nó.
3. Thái độ : Thấy được các hình tứ giác trong thực tế.
II. Chuẩn bị :
GV : Sgk, giáo án, phấn, thước kẻ, thước đo góc, bảng phụ.
HS : Chuẩn bị bài trước ở nhà, thước thẳng.
III. Nội dung :
Tuần 1 Tiết 1 Ngày dạy : Chương 1 : TỨ GIÁC 1. TỨ GIÁC I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Nắm được định nghĩa về tứ giác và tính chất tổng các góc của tứ giác. 2. Kỹ năng : Biết nhận dạng tứ giác, cách viết kí hiệu. Biết vận dụng tính chất của tứ giác để tính góc của nó. 3. Thái độ : Thấy được các hình tứ giác trong thực tế. II. Chuẩn bị : GV : Sgk, giáo án, phấn, thước kẻ, thước đo góc, bảng phụ. HS : Chuẩn bị bài trước ở nhà, thước thẳng. III. Nội dung : TG Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh Nội dung 1’ 35’ 10’ 10. 10’ 13’ 1’ 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Dạy bài mới : Giới thiệu bài mới :Các em đã học qua về tam giác, tiếp theo các em sẽ được học về một dạng hình mới là tứ giác CHoạt động 1 : Phát biểu định nghĩa về tứ giác : Treo bảng phụ gồm hình 1 và hình 2 Hỏi :Các hình trên có đặc điểm chung là gì ? Hỏi :Giữa hình 1 và hình 2 có đặc điểm gì khác nhau ? Hỏi :Hình 1 là tứ giác, hình 2 không là tứ giác Hỏi :Vậy tứ giác ABCD là hình ntn ? Dán bảng phụ, ghi thêm “(sgk)” CHoạt động 2 : Phát biểu định nghĩa về tứ giác lồi: Viết tên tứ giác phải theo thứ tự các đỉnh kề nhau. Có thể viết BCDA, CDAB, DABC, nhưng không nên viết ABDC Các điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh. Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh Đặt câu hỏi ?1 Tứ giác như trên gọi là tứ giác lồi Vậy tứ giác lồi là tứ giác ntn? Dán bảng phụ có ghi nội dung ĐN tứ giác lồiï, ghi thêm “(sgk)” Từ nay, khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi Dán bảng phụ và cho từng học sinh lên bảng làm bài ?2 CHoạt động 3 : Phát biểu tính chất của tứ giác:: Các em đã học qua về tính chất tổng ba góc của tam giác. Vậy tổng ba góc của tam giác bằng bao nhiêu độ ? Thế thì tổng các góc của tứ giác bằng bao nhiêu độ ta sẽ xét tính chất tiếp theo Hãy làm bài tập ?3 ( gọi hs lên bảng ) Các em rút ra được tính chất gì ? 4. Củng cố : Nhắc lại định nghĩa và tính chất của tứ giác ? Hãy làm bài 1 trang 66 ( dán bảng phụ và chia nhóm ) 5. Dặn dò : Làm bài 2, 3 trang 66, 67 -HS trả lời các câu hỏi của GV. -Gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA Hình 1 thì bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. Là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng Không cần ghi, ghi chú “(sgk)” HS hoàn thành ?1 trong SGK TL :Tứ giác ABCD ở hình 1a TL:Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác Không cần ghi, ghi chú “(sgk)” HS hoàn thành ?2 trong SGK Lên bảng điền vào chổ trống TL : tổng ba góc trong một tam giác bằng 180o Xét ABC : A1+B+C1=180o Xét ADC : A2+D+C2=180o (A1+A2)+B+D+(C1+C2)= 180o + 180o A+B+C+D=360o Tổng các góc của một tứ giác bằng 360o Nhắc lại định nghĩa và tính chất x=50o, 90o, 115o, 75o, 100o, 36o 1. Định nghĩa : Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác 2. Tính chất : Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600. A+B+C+D=360o
Tài liệu đính kèm: