Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2007-2008

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2007-2008

Gv:ở lớp 7 các em đã được học và đã có được các kiến thức cơ bản về tam giác, tính chất cơ bản của tam giác, các trường hợp bằng nhau của tam giác, cách vẽ tam giác theo điều kiện cho trước

ở lớp 8, chương học đầu tiên của môn hình học là chương tứ giác. Trong chương học này, các em sẽ được học về tứ giác, các loại hình tứ giác và các tính chất của từng loại tứ giác.

Hoạt động 2: Định nghĩa

Gv:Treo bảng phụ có vẽ sẵn hình 1/SGK lên bảng và nêu vấn đề:

- Trong hình 1 mỗi hình a,b,c,d gồm có 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA

- Hình nào có 2 đoạn thẳng cùng nằm trên 1 đường thẳng?

Hs:Quan sát và trả lời

Gv:Hỏi tiếp

Các hình a, b, c đều được gọi là tứ giác, còn hình d không được gọi là tứ giác. Vậy theo em tứ giác là 1 hình như thế nào?

Hs:Quan sát- Suy nghĩ- Trả lời

Gv:Chốt lại vấn đề bằng cách

- Nêu định nghĩa trong SGK và cho Hs nhắc lại định nghĩa vài lần

- Giải thích rõ nội dung của định nghĩa

+Trong định nghĩa này, 4 đoạn thẳng liên tiếp AB, BC, CD, DA có điểm đầu của đoạn thẳng thứ nhất trùng với điểm cuối của đoạn thẳng thứ tư. Trong 4 đoạn thẳng của tứ giác ABCD không có bất cứ 2 đoạn thẳng nào cùng nằm trên 1 đường thẳng

+ Cách gọi tên tứ giác: Phải đọc hoặc viết theo thứ tự các đoạn thẳng liên tiếp nhau.

 

doc 189 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Chương I - Tứ giác
Tiết 1: Tứ giác
Ngày giảng
.
I.Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh nắm vững các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi. Các khái niệm: Hai đỉnh kề nhau, hai đỉnh đối nhau, hai cạnh đối nhau, hai cạnh kề nhau, điểm trong tứ giác, điểm ngoài tứ giác và tính chất của tứ giác. Tổng bốn góc của tứ giác bằng 3600.
-Kĩ năng: Học sinh tính được số đo của 1 góc khi biết 3 góc còn lại, vẽ được 1 tứ giác khi biết các số đo của 4 cạnh và 1 đường chéo (dựa trên cách vẽ tam giác khi biết các số đo của 3 cạnh)
-Thái độ : Học sinh suy luận ra được tổng 4 góc ngoài của một tứ giác bằng 3600
II.Chuẩn bị
 Thày: Bảng phụ+Com pa+Thước thẳng+thước đo góc
 Trò : Bảng nhỏ +Com pa+Thước thẳng+thước đo góc
III.Các hoạt động dạy và học: (45’)
 1.Tổ chức : (1’) Lớp 8B: /  
 2. Kiểm tra : (4’)
 -Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh và nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập cần thiết cho môn hình học
3. Bài mới :(35’)
 Các hoạt động của thầy và trò
Tg
 Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Gv:ở lớp 7 các em đã được học và đã có được các kiến thức cơ bản về tam giác, tính chất cơ bản của tam giác, các trường hợp bằng nhau của tam giác, cách vẽ tam giác theo điều kiện cho trước
ở lớp 8, chương học đầu tiên của môn hình học là chương tứ giác. Trong chương học này, các em sẽ được học về tứ giác, các loại hình tứ giác và các tính chất của từng loại tứ giác.
Hoạt động 2: Định nghĩa
Gv:Treo bảng phụ có vẽ sẵn hình 1/SGK lên bảng và nêu vấn đề:
- Trong hình 1 mỗi hình a,b,c,d gồm có 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA
- Hình nào có 2 đoạn thẳng cùng nằm trên 1 đường thẳng?
Hs:Quan sát và trả lời
Gv:Hỏi tiếp
Các hình a, b, c đều được gọi là tứ giác, còn hình d không được gọi là tứ giác. Vậy theo em tứ giác là 1 hình như thế nào?
Hs:Quan sát- Suy nghĩ- Trả lời
Gv:Chốt lại vấn đề bằng cách
- Nêu định nghĩa trong SGK và cho Hs nhắc lại định nghĩa vài lần
- Giải thích rõ nội dung của định nghĩa
+Trong định nghĩa này, 4 đoạn thẳng liên tiếp AB, BC, CD, DA có điểm đầu của đoạn thẳng thứ nhất trùng với điểm cuối của đoạn thẳng thứ tư. Trong 4 đoạn thẳng của tứ giác ABCD không có bất cứ 2 đoạn thẳng nào cùng nằm trên 1 đường thẳng
+ Cách gọi tên tứ giác: Phải đọc hoặc viết theo thứ tự các đoạn thẳng liên tiếp nhau.
+Các điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh của tứ giác, các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh của tứ giác
Tóm lại: Tên của tứ giác phải được đọc hoặc viết theo thứ tự của các đỉnh
Hs:Nghe – Hiểu
Gv:Nêu vấn đề để đi đến định nghĩa tứ giác lồi
- Các em hãy lấy mép thước kẻ lần lượt đặt trùng lên các cạnh của mỗi tứ giác ở hình a, b, c rồi quan sát xem
+ ở hình a luôn luôn có hiện tượng gì xảy ra?
+ ở hình b, c thì có hiện tượng gì xảy ra?
Hs:Làm theo yêu cầu của Gv và rút ra nhận xét
Gv:Chốt lại vấn đề bằng cách nêu định nghĩa về tứ giác lồi/SGK và cho Hs nhắc lại định nghĩa vài lần
- Bất cứ đường thẳng nào chứa 1 cạnh của hình a cũng không phân chia tứ giác thành 2 phần nằm ở 2 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng đó
- Trường hợp hình b và c thì không phải như vậy
- Do đó người ta phân chia tứ giác thành 2 loại: Tứ giác lồi (hình a) và tứ giác không phải là tứ giác lồi (hình b và c)
Ta có định nghĩa:
Hs:Nhắc lại định nghĩa vài lần
Gv:Lưu ý cho Hs
Chương trình toán phổ thông chỉ học về tứ giác lồi. Do đó từ nay trở đi, khi nói về tứ giác mà không chú thích gì cả thì ta phải hiểu đó là tứ giác lồi
Hs:Nghe – Hiểu
Gv:Vẽ hình 2/SGK và giải thích cho Hs về các khái niệm: Hai đỉnh kề nhau, hai đỉnh đối nhau, hai cạnh đối nhau, hai cạnh kề nhau, điểm trong tứ giác, điểm ngoài tứ giác, đường chéo
Hs:Nghe – Hiểu
Gv:Chốt lại vấn đề bằng cách đưa ra bảng phụ có ghi sẵn nội dung ?2/SGK
Hs:Thảo luận theo nhóm cùng bàn
Gv:Gọi đại diện 1 số nhóm lần lượt lên bảng điền
Hs:Các nhóm còn lại theo dõi nhận xét, bổ xung
Hoạt động 3: Tổng các góc của 1 tứ giác
Gv:Vẽ tứ giác ABCD lên bảng và nêu câu hỏi
 Không cần tính số đo mỗi góc hãy tính xem tổng 4 góc A + B + C + D = ?
Hs: Suy nghĩ – Trả lời
Gv:Gợi ý
a) Tổng 3 góc của 1 tam giác bằng ?
b) Muốn tính được tổng 4 góc của tứ giác ABCD mà không cần đo từng góc thì ta phải làm như thế nào?
c) Kết quả A + B + C + D = ?
Hs:Đại diện 1 nhóm nêu rõ cách làm và cho biết kết quả
Gv:Chốt lại vấn đề bằng cách chỉ trên hình và nói lại cách tính cho Hs rõ
Hoạt động 4: Luyện tập
Gv:Đưa ra bảng phụ có vẽ sẵn hình 5, hình 6 của bài 1/SGK
Hs:Đứng tại chỗ tính nhẩm số đo góc x trong từng hình vẽ
Gv:Lưu ý cho Hs
Chữ x trong cùng 1 hình có cùng 1 giá trị.
Hs: Trả lời. Hs khác nhận xét, bổ sung.
Gv:Chốt lại cách tính và ghi bảng kết quả của từng hình
Hs: Ghi bài.
1’
14’
10’
10’
1. Định nghĩaH.d
 H.c
H.b
H.a
Các hình a, b, c đều được gọi là tứ giác, còn hình d không được gọi là tứ giác.
+ Tứ giác ABCD trên hình a được gọi là tứ giác lồi
+ Định nghĩa tứ giác lồi SGK/65
+ Chú ý SGK/65
?2. Điền vào chỗ trống
.M
.P
.Q
.N
A
C
D
B
a) Hai đỉnh kề nhau: A và B, B và C, C và D, D và A
Hai đỉnh đối nhau: A và C, B và D
b) Đường chéo: AC, BD
c) Hai cạnh kề nhau: AB và BC, BC và CD, CD và DA, DA và AB
Hai cạnh đối nhau: AD và BC, AB và CD
d) Góc : A, B, C, D
Hai góc đối nhau: A và C, B và D
e) Điểm nằm trong tứ giác (điểm trong tứ giác) M, P. Điểm nằm ngoài tứ giác (điểm ngoài tứ giác) N, Q
2. Tổng các góc của một tứ giác
A
D
C
B
(
Hay: 
Định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
3. Luyện tập
Bài 1/66SGK
H5a: x = 3600 – (1100 + 1200 + 800)
 x = 500
H5b : x = 3600 – (900 + 900 + 900)
 x = 900
H5c : x = 3600 – (900 + 1200 + 750)
 x = 750
H6a: 
H6b: 10x = 3600  
 x = 360 
4.Củng cố:(3’) Nêu sự khác nhau giữa tứ giác lồi và tứ giác không phải là tứ giác lồi
5. Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
 - Làm bài 2; 3; 4/SGK
 + Để làm câu a của bài 3 hãy chú ý đến tính chất đường phân giác của tam giác cân.
 + Bài tập 4 (vẽ hình) phải dùng com pa và thước thẳng. Vẽ tam giác có 1 cạnh là đường chéo trước, rồi sau đó tìnm cách vẽ 2 cạnh còn lại.
------------------------------------------------------------
Tuần 
Tiết 2 - Hình thang
Ngày giảng
..
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh nắm vững các định nghĩa về hình thang, hình thang vuông. Các 
 khái niệm: Cạnh bên, cạnh đáy, đường cao của hình thang, tổng hai góc kề một cạnh bên bằng 1800 
- Kĩ năng: Học sinh nhận ra được các hình thang theo các dấu hiệu cho trước (hai đáy 
song song hoặc tổng hai góc kề một cạnh bên bằng 1800). Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông. Tính được các góc còn lại của hình thang khi cho biết hai góc đối diện. Vẽ phác được hình thang có hai đáy song song(bằng cách dùng eke trượt trên thước thẳng vẽ hai đường song song chứa hai đáy, sau đó vẽ hai đáy và các cạnh bên)
- Thái độ : Biết linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau (hai đáy nằm ngang, hai đáy không nằm ngang) và ở các dạng đặc biệt (hai cạnh bên song song, hai đáy bằng nhau)
II. Chuẩn bị
 Thày: Bảng phụ + Eke +Thước thẳng +Thước đo góc
 Trò : Bảng nhỏ + Eke +Thước thẳng + Thước đo góc
III.Các hoạt động dạy và học: (45’)
 1.Tổ chức : (1’): ....
 2. Kiểm tra : (5’)
 +HS1: Phát biểu định nghĩa về tứ giác lồi
 Phát biểu định lí về tổng 4 góc của một tứ giác
 + HS2: Em hiểu góc ngoài của tứ giác là góc như thế nào? Mỗi tứ giác có mấy góc ngoài? Trình bày cách tính tổng các góc ngoài của 1 tứ giác ở hình 7b bài 2/66SGK
3.Bài mới :(35’)
Các hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Gv:Tiết học trước chúng ta đã được học về tứ giác lồi mà từ nay trở đi ta gọi là tứ giác. Tính chất chung của tứ giác là:
- Tổng 4 góc trong của 1 tứ giác bằng 3600
- Tổng 4 góc ngoài của 1 tứ giác cũng bằng 3600
Từ tiết học này chúng ta đi vào học các loại tứ giác có hình dáng đặc biệt và nghiên cứu các tính chất riêng biệt của mỗi loại tứ giác đó. Tứ giác đầu tiên mà ta học đó là hình thang.
Hoạt động 2: Định nghĩa
Gv:Đưa hình ảnh 1 cái thang kèm theo câu hỏi:
- Một cái thang có nhiều bậc, mỗi bậc là 1 hình gì? (tứ giác)
- Hãy quan sát và cho biết các tứ giác trên hình cái thang giống nhau ở điểm nào? (có cạnh trên và cạnh dưới song song)
Hs: Quan sát – Suy nghĩ – Trả lời
Gv:Chốt lại vấn đề và hỏi tiếp
- Các tứ giác trên thang giống nhau ở chỗ mỗi tứ giác đều có 2 cạnh đối song song với nhau. Ta gọi các tứ giác đó là hình thang
- Vậy em nào có thể nêu định nghĩa về hình thang?
Hình thang là gì? Một tứ giác như thế nào thì được gọi là hình thang?
Hs: Suy nghĩ – Trả lời
Gv: Cho Hs đọc mục định nghĩa/ SGK và giới thiệu tên gọi các cạnh của hình thang
Gv: Nêu cách vẽ hình thang ABCD, phát biểu định nghĩa và nhắc lại tên gọi các cạnh trên hình vẽ
Bước 1: Vẽ AB // CD
Bước 2: Vẽ tiếp các cạnh AD, BC và chiều cao AH
Hs: Cùng vẽ hình thang ABCD vào vở
Gv:Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn nội dung ?1/SGK
Hs: Quan sát các hình a, b, c – Suy nghĩ (1 phút) rồi trả lời
Gv:Chốt lại vấn đề với 2 nội dung của ?1
Hs: Nghe – Hiểu và ghi bài
Gv: Giải thích
Vì khi đó cạnh có 2 góc kề là 1 cạnh bên, 2 cạnh đối còn lại là 2 cạnh song song với nhau và đó chính là 2 đáy của hình thang (đây là dấu hiệu nhận biết hình thang)
Hs: Nhắc lại tính chất và dấu hiệu này
Gv: Đưa ra tiếp bảng phụ được chia làm 2 phần có ghi nội dung của ?2/SGK đưới dạng bài toán 1, bài toán 2/ 70SGK
Hs: Làm bài theo 4 nhóm (2 nhóm làm bài toán 1 và 2 nhóm làm bài toán 2)
a) Ghi GT và KL của bài toán theo hình vẽ đã cho
b) Chứng minh các yêu cầu của đề ra
Gv: Gợi ý
Vẽ thêm đường chéo AC và chứng minh DABC = DCAD
Gv: Yêu cầu đại diện nhóm 1 và nhóm 3 mang bài lên gắn
Hs: Các nhóm nhận xét chéo nhau về
- Cách làm (đúng, sai) của mỗi bài
- Sự giống nhau trong cách chứng minh các bài toán
Gv:Chốt lại vấn đề bằng cách đưa ra bảng phụ có ghi sẵn lời giải mẫu để Hs quan sát
Gv:Cho Hs đọc phần nhận xét/ 70SGK
Gv: Dựa vào cách ghi GT, KL của 2 bài toán trên có thể phát biểu các nhận xét đó bằng cách khác nhau thế nào?
Hs: Suy nghĩ – Trả lời
 Hs khác nhận xét,bổ sung.
Gv:Chốt lại vấn đề và nêu các cách phát biểu khác
+ Nếu 1 tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song thì các cặp cạnh đối của tứ giác đó bằng nhau
+ Nếu 1 tứ giác có 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau thì cặp cạnh đối còn lại cũng song song và bằng nhau
Hoạt động 3: Hình thang vuông
Gv:Cho Hs đọc SGK và nêu định nghĩa hình thang vuông.
Hs: Thực hiện theo yêu cầu của Gv.
Gv: Vẽ hình thang vuông ABCD lên bảng.
Hs: Vẽ hình vào vở.
HS: Nêu định nghiã hình thang vuông.
Gv: Phát biểu định nghĩa hình thang vuông dưới dạng khác :
“Hình thang có cạnh bên vuông góc với đáy là hình thang vuông”.
Hs: Ghi bài.
Gv:Chốt định nghĩa hình thang vuông.
Hoạt động 4: Luyện tập
Gv:Đưa ra bảng phụ có vẽ sẵn hình 21 và yêu cầu của bài 7/SGK
Hs:Quan sát hình vẽ và làm bài.
Gv:Để làm được câu a và câu c  ... ủng cố: (4’)
 Gv: Khắc sâu cho học sinh kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện 
 tích toàn phần và thể tích của hình chóp tứ giác đều, hình chóp cụt đều
 5. Dặn dò: (1’)
 - Làm các câu hỏi ôn tập chương IV
 - Làm các bài 52; 55; 57/SGK
Tuần 34.
Tiết 67: Ôn tập chương IV
Ngày giảng: /4/2008
I.Mục tiêu 
- Kiến thức: Học sinh được hệ thống hoá các kiến thức về hình lăng trụ đứng và hình 
 chóp đều đã học trong chương
- Kỹ năng: Vận dụng các công thức đã học vào các dạng bài tập (nhận biết, tính toán...)
-Thái độ: Thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học với thực tế
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Bảng phụ 
 - Trò : Bảng nhỏ 
III. Các hoạt động dạy và học:(45’)
 1.Tổ chức:(1’)
 2. Kiểm tra: 
 Kết hợp khi ôn tập
 3. Bài mới:(39’)
Các hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Ôn tập phần lí thuyết
Gv:Đưa ra bảng phụ có vẽ sẵn hình vẽ phối cảnh của hình hộp chữ nhật và yêu cầu Hs
+ Hãy lấy ví dụ trên hình hộp chữ nhật
- Các đường thẳng song song
- Các đường thẳng cắt nhau
- Hai đường thẳng chéo nhau
- Đường thẳng song song với mặt phẳng ? Giải thích ?
- Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Giải thích ?
- Hai mặt phẳng song song với nhau ? Giải thích ?
Hs:Quan sát hình vẽ và trả lời lần lượt từng câu hỏi trên
Gv:Đưa ra tiếp hình vẽ phối cảnh của hình lập phương và hình lăng trụ đứng tam giác
Hs:Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi 2/125SGK
Gv:Yêu cầu Hs quan sát tiếp các hình 138; 139; 140/125SGK và trả lời câu hỏi 3/125SGK
Gv:Cho Hs ôn tập lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của lăng trụ đứng, hình chóp đều
Hs:Trả lời tại chỗ lần lượt từng công thức
Gv:Ghi bảng các công thức Hs nêu ra
Hoạt động 2: Luyện tập
Gv:Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn đề bài 51/SGK cùng với 4 hình vẽ của 4 câu a, b, c, d
Hs:Quan sát – Tìm hiểu đề bài
Gv:Yêu cầu Hs quan sát hình và thực hiện lần lượt từng câu
Hs:Quan sát – Suy nghĩ – Trả lời lần lượt từng câu
Gv:Gợi ý
- Diện tích tam giác đều cạnh a bằng 
- Diện tích lục giác đều bằng 6 lần diện tích tam giác đều cạnh a
- Diện tích hình thang cân ở đáy bằng 3 lần diện tích tam giác đều cạnh a
Gv: Ghi bảng lời giải từng câu sau khi đã sửa sai
Hs:Ghi bài vào vở
19’
20’
1. Ôn tập phần lí thuyết
Câu 1:
VD: 
+ AB//CD//D’C’//A’B’
+ AA’ cắt AB và AD cắt DC
+ AD và A’B’ chéo nhau
+ AB// mp(A’B’C’D’) vì AB//A’B’ mà A’B’ ẻ mp(A’B’C’D’)
+ AA’^ mp(ABCD) vì AA’ ^ 2 đường thẳng cắt nhau AD và ABẻ mp(ABCD)
+ mp(ADD’A’) // mp(BCC’B’) vì AD//BC AA’//BB’
+ mp(ADD’A’) ^ mp(ABCD) vì AA’ ẻ mp(ADD’A’) và AA’ ^ mp(ABCD) 
 Câu 2/125SGK
a) Hình lập phương có 6 mặt (là những hình vuông), 12 cạnh, 8 đỉnh
b) Hình hộp chữ nhật có 6 mặt (là những hình chữ nhật), 12 cạnh, 8 đỉnh
c) Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt 
(2 mặt đáy là hình tam giác, 3 mặt bên là hình chữ nhật), 9cạnh, 6 đỉnh
Câu 3/125SGK
Hình 138: Hình chóp tam giác đều
Hình 139: Hình chóp tứ giác đều
Hình 140: Hình chóp ngũ giác đều
Hình lăng trụ đứng – Hình chóp đều
* Hình lăng trụ đứng
 Sxq = 2P.h (P:nửa chu vi, h:chiều cao)
 Stp = Sxq + 2 Sđ
 V = S.h (S: diện tích đáy, h:chiều cao)
*Hình chóp đều
 Sxq = P.d (P:nửa chu vi, d:trung đoạn)
 Stp = Sxq + Sđ
 V = S.h (S:diện tích đáy, h:chiều cao)
2. Luyện tập
Bài 51/127SGK
a) Sxq = 4a.h
 Stp = 4ah + 2a2
 V = a2.h
b) Sxq = 3a.h
 Stp = 3ah + 2.
= 3ah + 
 = a.
 V = .h
c) Sxq = 6a.h
 Sđ = 6. = 3.
 Stp = 6ah + 3..2 
= 6ah + 
 V = 3.
d) Sxq = 5a.h
 Sđ = 3.
 Stp = 5ah + 3..2
 = 5ah +3. 
= a.
 V = 3..h
 4. Củng cố: (4’)
 Gv: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức vừa ôn
 5. Dặn dò: (1’)
 - Ôn kĩ phần lí thuyết
 - Xem lại các bài đã chữa
 - Tập phân tích hình và áp dụng đúng công thức tính diện tích, thể tích 
 các hình
Tuần 34.
Tiết 68: Ôn tập cuối năm
Ngày giảng: /4/2008
I.Mục tiêu 
- Kiến thức: Học sinh được hệ thống hoá các kiến thức về chương tứ giác, diện tích đa 
 giác
- Kỹ năng : Rèn kĩ năng tìm điều kiện để tứ giác là hình thoi, hình chữ nhật, hình 
 vuông, tính diện tích tam giác
-Thái độ: Có ý thức ôn tập nghiêm túc
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Bảng phụ 
 - Trò : Bảng nhỏ 
III. Các hoạt động dạy và học:(45’)
 1.Tổ chức:(1’)
 2. Kiểm tra: 
 Kết hợp khi ôn tập
 3. Bài mới:(39’)
Các hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập về tứ giác
Gv:Cho Hs làm bài tập 2/SGK
Hs1:Đọc to đề bài
Hs2:Lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL của bài
Hs:Còn lại cùng thực hiện vào vở
Gv:Gợi ý Hs cùng làm bài
Phải chứng minh EF = FG = GE
*EF = (t/c đường trung bình của DAOD)
* FG = (t/c đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của DCFB)
* GE = (t/c đường trung tuyến ứng với cạnh huyền)
Hs:Làm bài tại chỗ
Gv:Gọi 1Hs trình bày tại chỗ cách chứng minh
Hs:Còn lại theo dõi và cho nhận 
xét bổ xung
Gv:Chốt lại vấn đề và chữa bài cho Hs
Hoạt động2:Ôn tập về điều kiện để chứng minh 1 tứ giác là hình thoi, hình chữ nhật
Gv:Cho Hs làm tiếp bài 3/SGK
Hs1:Đọc to đề bài
Hs2:Lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL của bài
Hs:Còn lại cùng thực hiện vào vở
Gv:Cho Hs thảo luận theo nhóm để tìm ra điều kiện cho từng câu
a) BHCK là hình thoi khi nào?
b) BHCK là hình chữ nhật khi nào?
Hs:Đại diện vài nhóm trình bày tại chỗ
Gv:Chốt lại ý kiến các nhóm và ghi bảng phần lời giải
Hoạt động 3: Ôn tập về dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác và diện tích đa giác
Gv:Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 4/SBT
Hs1:Đọc to đề bài
Hs2:Lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL của bài
Hs:Còn lại cùng thực hiện vào vở
Gv:Cho Hs thảo luận theo nhóm cùng bàn để trả lời câu a
Hs: :Đại diện vài nhóm trình bày tại chỗ
Gv:Ghi bảng phần nhận biết
Gv:Hướng dẫn Hs cùng thực hiện tiếp câu b và c
* S DECH = 
* S BDEF = DE.
* S DEFH = 
* HE = 
14’
10’
15’
Bài 2/132SGK
 àABCD (AB//CD)
 AC ìBD = O
 DAOB đều
GT EA = EO
 FD = FO
 GB = GC
KL DEFG đều
 (EF = FG = GE)
C/m: 
Vì DAOB đều (GT) nên DCOD cũng đều 
OD = OC
Nhận thấy DAOD = DBOC (c.g.c)
AD = BC
Vì EF là đường trung bình của DAOD nên
 EF = (1)
CF là đường trung tuyến của tam giác đều COD nên CF ^ DO CFB = 900 
Trong tam giác vuông CFB có FG là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên
 FG = (2)
C/m tương tự ta cũng có GE = (3)
Từ (1), (2), (3) EF = FG = GE
Vậy: EFG là tam giác đều
Bài 3/132SGK
 DABC có BD ^ AC
 CE ^ AB
GT BD ì CH = H
 CK ^ AC = C
 BK ^ AB = B
 DABC phải có 
 điều kiện gì để 
KL àBHCK là
 a)Hình thoi
 b)Hình chữ nhật
Bài giải:
Theo (GT) nhận thấy àBHCK là hình bình hành có HK ìBC = M
a) àBHCK là hình thoi HM ^ BC
Vì HA ^ BC nên HM ^ BC A, H, M thẳng hàng DABC cân tại A
b) àBHCK là hình chữ nhậtBH ^ HC
Ta lại có BE ^ HC , CD ^ HB nên 
BH ^ HC H, D, E trùng nhau. Khi đó H, D, E cũng trùng với A. 
Vậy DABC là tam giác vuông tại A
Bài 4/152SBT
 DABC (AC > AB)
 AH ^ BC = H
 DA = DB
GT EA = EC
 FB = FC
 AH = 8cm
 HB = 4cm, HC = 6cm
 a) Xác định dạng của các tứ giác DECH, 
 BDEF, DEFH
KL b) Tính diện tích của các tứ giác 
 DECH, BDEF, DEFH
 c) Tính HE = ?
Bài giải:
a) àDECH là hình thang vì có DE//CH
 àBDEF là hình bình hành vì có DE//BF và DE = BF
 àDEFH là hình thang cân vì có DE//FH và DF = HE = AC
b) SDECH = 
 = = 22(cm2)
S BDEF = DE. = 5.4 = 20 (cm2)
S DEFH = 
 = = 12 (cm2)
c) AC2 = AH2 + HC2 (đ/lí Pi ta go)
 = 82 + 62 = 102
AC = 10 cm
Vậy: HE = = = 5 (cm)
 4. Củng cố: (4’)
 Gv: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức vừa ôn
 5. Dặn dò: (1’)
 - Ôn tiếp phần tam giác đồng dạng và hình lăng trụ đứng, hình chóp đều 
 - Xem lại các bài đã chữa trong giờ
 - Làm các bài 811/SGK
Tuần 34.
Tiết 69: Ôn tập cuối năm
Ngày giảng: /4/2008
I.Mục tiêu 
- Kiến thức: Học sinh được hệ thống hoá các kiến thức về tam giác đồng dạng và hình 
 lăng trụ đứng, hình chóp đều
- Kỹ năng : Rèn kĩ năng luyện tập các bài tập về tam giác đồng dạng và hình lăng trụ 
 đứng, hình chóp đều
-Thái độ: Thấy được sự liên hệ giữa các kiến thức đã học với thực tế
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Bảng phụ 
 - Trò : Bảng nhỏ 
III. Các hoạt động dạy và học:(45’)
 1.Tổ chức:(1’)
 2. Kiểm tra: 
 Kết hợp khi ôn tập
 3. Bài mới:(39’)
Các hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập về tam giác đồng dạng
Gv:Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập sau
Cho DABC , các đường cao BD, CE cắt nhau tại H. Đường vuông góc với AB tại B và đường vuông góc với AC tại C cắt nhau ở K. Gọi M là trung điểm của BC
a) C/m DADB ∽DAEC
b) C/m HE.HC = HD.HB
c) C/m H, M, K thằng hàng
Hs: Quan sát – Tìm hiểu đề bài sau đó vẽ hình, ghi GT, KL vào vở
Gv:Yêu cầu Hs trình bày tại chỗ lần lượt từng câu
Hs:Suy nghĩ – Trả lời tại chỗ
Gv:Chốt lại các ý kiến của Hs và ghi bảng phần chứng minh sau khi đã được sửa sai
Hoạt động 2: Ôn hình lăng trụ đứng và hình chóp đều
Gv:Cho Hs ôn lại phần lí thuyết qua các câu hỏi sau
1)Thế nào là lăng trụ đứng? Thế nào là lăng trụ đều?
Nêu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của lăng trụ đứng
2) Thế nào là hình chóp đều ?
Nêu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của chóp đều
Hs:Lần lượt trả lời tại chỗ các câu hỏi Gv đưa ra
Gv:Cho Hs làm bài tập 10/SGK
Hs:Làm bài theo nhóm cùng bàn
Gv:Gọi đại diện 3 nhóm trình bày cách tính tại chỗ, mỗi nhóm trình bày 1 câu
Hs:Các nhóm còn lại theo dõi và cho ý kiến nhận xét bổ xung
Gv:Chốt lại ý kiến các nhóm và chữa bài cho Hs
19’
20’
Bài 1: 
 DABC có BD ^ AC
 CE ^ AB
 BD ì CE = H
GT CK ^ AC, 
 BK ^ AB
 MB = MC
 a) C/m DADB ∽DAEC
KL b) C/m HE.HC = HD.HB
 c) C/m H, M, K thằng hàng
C/m:
a)Xét DADB và DAEC có (GT)
 chung . Vậy DADB ∽ DAEC (g.g)
b) Xét DHEB và DHDC có (GT)
 EHB = DHC (đối đỉnh)
 DHEB ∽ DHDC (g.g)
Do đó HE.HC = HD.HB
c) Tứ giác BHCK có BH//CK (cùng ^ AC)
 CH//KB (cùng ^ AB)
 Tứ giác BHCK là hình bình hành do đó HK và BC cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
Vậy: H, M, K thằng hàng
Bài 2: 
 Bài 10/133SGK
 h.h.c.n ABCD.A’B’C’D’
 AB = 12cm
GT AD = 16cm
 AA’ = 25cm
 a)C/m ACC’A’ 
 và BDD’B’
KL là những hình chữ nhật
 b)C/m AC’2 = AB2 + AD2 + AA’2
 c) Tính Stp và V của h.h.c.n
Bài giải:
a)Xét à ACC’A’ có AA’ // CC’ (cùng //DD’)
 AA’ = CC’ (cùng = DD’)
 ACC’A’ là hình bình hành
Có AA’ ^ mp (A’B’C’D’) AA’ ^ A’C’
 AA’C’ = 900 . Vậy ACC’A’ là h.c.n
C/m tương tự BDD’B’ là hình chữ nhật
b) Trong DACC’ () có 
 AC’2 = AC2 + CC’2 (đ/lí Pi ta go)
 = AC2 + AA’2 
Trong DABC () có 
 AC2 = AB2 + BC2 (đ/lí Pi ta go)
 = AB2 + AD2 
Vậy: AC’2 = AB2 + AD2 + AA’2
c) Sxq = 2(12 + 16) .25 = 1400 (cm2)
 Sđ = 12.16 = 192 (cm2)
 Stp = Sxq + 2 Sđ
 = 1400 + 2.192 = 1784 (cm2)
 V = 12.16.25 = 48000 (cm3)
 4. Củng cố: (4’)
 Gv: - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức vừa ôn
 - Khắc sâu cho học sinh các dạng bài tập cơ bản 
 5. Dặn dò: (1’)
 - Ôn lí thuyết chương III và chương IV
 - Xem lại các bài đã chữa trong giờ
 - Làm các bài 19/SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Hinh 8 da trinh sua.doc