Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều - Nguyễn Thị Mai

Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều - Nguyễn Thị Mai

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Nắm được khái niệm về hai đường thẳng song song. Hiểu được các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.

2/ Kĩ năng: nhận biết đường thẳng song song với mp, hai mp song song, nhớ được và áp dụng được công thức tính diện tích trong hình hộp chữ nhật.

3/ Tư duy: Phát triển tư duy tưởng tượng.

4/ Thái độ: Yêu thích môn học.

II/ Chuẩn bị:

GV: - mô hình hình hộp chữ nhật, thước đo đoạn thẳng.

- thước kẻ, phấn màu, bảng kẻ ô vuông

- Tranh vẽ một số vật thể trong không gian.

HS: - Ôn tập cách tính diện tích xung quanh hhcn, thước kẻ, bút chì.

III/ Các PPDH cơ bản:

Vấn đáp, LT&TH,

IV/ Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

Cho hhcn ABCD.A’B’C’D’, hãy cho biết

- hhcn có mấy mặt? các mặt là hình gì? kể tên một số mặt?

- hhcn có mấy đỉnh, mấy cạnh

- AA’ và AB có cùng nằm trong một mp hay không? Có điểm chung hay không?

- AA’ và BB’ có cùng nằm trong một mp hay không? có điểm chung hay không?

3/ Bài mới:

 

doc 44 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều - Nguyễn Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/4/2009
Ngày giảng: 10/4/2009
CHƯƠNG IV: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG- HÌNH CHÓP ĐỀU
HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
Tiết 55- HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật. Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian.
2/ Kĩ năng: Xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật, chiều cao của hình hộp chữ nhật
3/ Tư duy: Phát triển tư duy tưởng tượng.
4/ Thái độ: Yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
GV: - mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật, thước đo đoạn thẳng.
thước kẻ, phấn màu, bảng kẻ ô vuông
Tranh vẽ một số vật thể trong không gian.
HS: - Thước kẻ, bút chì, giấy kẻ ô vuông
Mang các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
III/ Các PPDH cơ bản:
Vấn đáp, LT&TH, 
IV/ Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Giới thiệu bài mới: Chương IV chúng ta sẽ được học về hình lăng trụ đứng, hình chóp đều. Thông qua đó ta sẽ hiểu được một số khái niệm cơ bản của hình học không gian như: Điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian. Hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc...
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Hình hộp chữ nhật
- GV đưa ra mô hình hình hộp chữ nhật, giới thiệu một mặt của hình hộp chữ nhật, cạnh, đỉnh của hình hộp chữ nhật.
- Một hình hộp chữ nhật có mấy mặt, các mặt là những hình gì?
- Một hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh, mấy cạnh?
Y/c HS chỉ rõ mặt, đỉnh, cạnh của hình hộp chữ nhật.
- Giới thiệu: Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là hai mặt đối diện, có thể coi là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật, khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên.
- Đưa mô hình hình lập phương và hỏi:
-Hình lập phương có 6 mặt là hình gì? Tại sao hình lập phương là hình hộp chữ nhật?
- Hãy kể tên các vật có hình dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương?
- HS quan sát và trả lời
- Một hình hộp chữ nhật có 6 mặt, mỗi mặt đều là hình chữ nhật
- Một hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, có 12 cạnh
- Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.
- Vì hình vuông cũng là hình chữ nhật nên hình lập phương cũng là hình hộp chữ nhật.
- Bao diêm, hộp phấn, hộp bút... có dạng hình hộp chữ nhật.
*HĐ2:Mặt phẳng và đường thẳng
- GV hướng dẫn HS vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ trên bảng kẻ ô vuông.
Các bước:
+ Vẽ hình chữ nhật nhìn phối cảnh thành hình bình hành ABCD
+ Vẽ hình chữ nhật AA’D’D 
+ Vẽ CC’ song song và bằng DD’. Nối C’D’
+ Vẽ các nét khuất BB’ (song song và bằng AA’), A’B’, B’C’.
- Y/c HS thực hiện ?
- Đặt mô hình hình hộp chữ nhật y/c hs xác định hai đáy của hình hộp chữ nhật và chỉ ra chiều cao tương ứng.
- Cho HS thay đổi hai đáy và xác định chiều cao tương ứng
- Giới thiệu điểm, đoạn thẳng, một phần mặt phẳng ( như SGK)
Lưu ý: Trong không gian đường thẳng kéo dài vô tận về hai phía, mặt phẳng trải dài về mọi phía
- Hãy tìm hình ảnh của mặt phẳng, của đường thẳng?
- Chỉ vào hhcn ABCDA’B’C’D’ nói: Ta có đoạn thẳng AB nằm trong mặt ABCD, ta hình dung kéo dài AB về hai phía được đt AB, trải rộng mặt ABCD về mọi phía ta được mặt phẳng ABCD. đt AB đi qua hai điểm A và B của mặt phẳng ABCD thì mọi điểm của nó đều thuộc mp ABCD, ta nói đường thẳng AB nằm trong mp ABCD.
- Vẽ hình hộp chữ nhật trên gấy kẻ ô vuông theo các bước GV hướng dẫn
- HS quan sát và trả lời ?
-Các mặt của hhcn là ABCD, A’B’C’D’, ABB’A’, BCC’B’
- Các đỉnh của hhcn là A, B, C, D, A’,B’, C’, D’
- Các cạnh của hhcn là AB, BC, CD, DA, AA’, BB’...
- Có thể xác định hai đáy của hhcn là ABCD và A’B’C’D’ khi đó chiều cao tương ứng là AA’.
- Hình ảnh của mặt phẳng như trần nhà, sàn nhà, mặt tường, mặt bàn...
- Hình ảnh của đường thẳng như: đường mép bảng, đường giao nhau giữa hai bức tường
*HĐ3: Luyện tập
Bài tập 1: Kể tên những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ?
Bài tập 2: 
- HS thảo luận để trả lời câu hỏi
4/ Hướng dẫn về nhà:
Làm các bài tập 3,4 (SGK)
Bài tập 1, 3, 5 ( SBT)
Tập vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Ôn công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ( Toán 5)
Ngày soạn: 5/4/2009
Ngày giảng: 13/4/2009
Tiết 56- HÌNH HỘP CHỮ NHẬT ( tiếp)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Nắm được khái niệm về hai đường thẳng song song. Hiểu được các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
2/ Kĩ năng: nhận biết đường thẳng song song với mp, hai mp song song, nhớ được và áp dụng được công thức tính diện tích trong hình hộp chữ nhật.
3/ Tư duy: Phát triển tư duy tưởng tượng.
4/ Thái độ: Yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
GV: - mô hình hình hộp chữ nhật, thước đo đoạn thẳng.
thước kẻ, phấn màu, bảng kẻ ô vuông
Tranh vẽ một số vật thể trong không gian.
HS: - Ôn tập cách tính diện tích xung quanh hhcn, thước kẻ, bút chì.
III/ Các PPDH cơ bản:
Vấn đáp, LT&TH, 
IV/ Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Cho hhcn ABCD.A’B’C’D’, hãy cho biết
hhcn có mấy mặt? các mặt là hình gì? kể tên một số mặt?
hhcn có mấy đỉnh, mấy cạnh
AA’ và AB có cùng nằm trong một mp hay không? Có điểm chung hay không?
AA’ và BB’ có cùng nằm trong một mp hay không? có điểm chung hay không?
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ1: Hai đường thẳng song song trong không gian
- hhcn ABCD.A’B’C’D’có AA’ và BB’ cùng nằm trong một mp và không có điểm chung. Đường thẳng AA’ và BB’ là hai đường thẳng song song
-Vậy thế nào là hai đường thẳng song song trong không gian?
-đ/n này cũng giống như đ/n hai đt song song trong hình phẳng.
-Hãy chỉ ra vài cặp đường thẳng song song khác.
-Hai đt D’C’ và CC’ là hai đt thế nào? Hai đt đó cùng thuộc mp nào?
-Hai đt AD và D’C’ có điểm chung không? Có song song không? Vì sao?
-GV giới thiệu AD và D’C’ là hai đường thẳng chéo nhau.
-Vậy với hai đt a, b phân biệt trong không gian có thể xảy ra những vị trí tương đối nào?
-Hãy chỉ ra vài cặp đt chéo nhau trên hình hộp chữ nhật
-GV giới thiệu: Trong không gian, hai đt phân biệt cùng song song với một đt thứ ba thì song song với nhau ( giống như trong hình phẳng)
a // b; b // c thì a // c
Hãy cm AD // B’C’
-Nêu đ/n đt song song trong không gian
+ Cùng nằm trong một mp
+ Không có điểm chung
-Nêu một vài cặp đt song song như: AB//CD, BC//AD, AA’//DD’...
-Hai đt D’C’ và CC’ là hai đt cắt nhau, chúng cùng thuộc mp DCC’D’.
-Hai đt AD và D’C’ không có điểm chung, nhưng chúng không song song vì không cùng thuộc một mp.
-Với hai đt a, b phân biệt trong không gian có thể xảy ra những vị trí tương đối là:
a // b; a cắt b, a và b chéo nhau.
-Lấy VD về hai đt chéo nhau
-cm AD // B’C’
có AD // BC ( cạnh đối hcn)
BC // B’C’
suy ra AD // B’C’ ( cùng song song với BC)
*HĐ2: Đường thẳng song song với mp. Hai mp song song
a/ Đường thẳng song song với mp
-Y/c HS làm ?2
GV nói: AB không nằm trong mp ( A’B’C’B’)
AB // A’B’ 
A’B’ là một đt của mp A’B’C’D’
ta nói AB // mp A’B’C’D’
Kí hiệu: AB // mp(A’B’C’D’)
-Tìm trên hhcn ABCD.A’B’C’D’ các đt // với mp(A’B’C’D’), các đt // với mp(ABB’A’)
-Tìm trong lớp học hình ảnh của đt song song với mp?
-Lưu ý HS: Nếu một đt song song với một mp thì chúng không có điểm chung.
b/ Hai mp song song
-Trên hhcn ABCD.A’B’C’D’. Xét hai mp (ABCD) và (A’B’C’D’), nêu vị trí tương đối của các cặp đt
AB và AD, A’B’ và A’D’; AB và A’B’; AD và A’D’
-Giới thiệu hai mp (ABCD) và (A’B’C’D’) là hai mp song song.
Hãy chỉ ra hai mp song song khác của hhcn?
-Lấy VD về hai mp song song trong thực tế?
-Lưu ý: Hai mp song song thì không có điểm chung
-Y/C hs đọc nhận xét
-Lấy VD về hai mp cắt nhau?
-Quan sát hhcn và trả lời:
AB // A’B’
AB không nằm trong mp (A’B’C’D’)
-Nghe và ghi chép:
-Tìm các đt // mp(A’B’C’D’) và mp(ABB’A’)
-Lấy VD trong thực tế
Nêu vị trí của các cặp đt
AB cắt AD; A’B’ cắt A’D’; AB // A’B’; AD //A’D’
-Lấy VD về hai mp song song trong thực tế
-Đọc nội dung nhận xét.
*HĐ3: Luyện tập
-Làm bài tập 5/SGK
Treo bảng phụ vẽ hình 80 yêu cầu HS dùng phấn màu tô đậm những cạnh song song và bằng nhau.
-Làm bài tập 7/SGK
HS đọc nd bài tập
Diện tích cần quét vôi bao gồm những diện tích nào? Hãy tính cụ thể?
-Làm bài tập 5-SGK
-1HS lên bảng thực hiện
HS khác tô vào SGK bằng bút màu
-HS thảo luận nhóm bài 7
-Diện tích cần quét vôi gồm diện tích trần nhà và diện tích bốn bức tường trừ diện tích cửa 
Diện tích trần nhà: 4,5.3,7= 16,65 (m2)
Diện tích bôn bức tường trừ cửa:
(4,5+ 3,7).2,3- 5,8 = 43,4 (m2)
Diện tích cần quét vôi là 
16,65 + 43,4 = 60,05 (m2)
*HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà:
Nắm vững ba vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt trong không gian.
-đt // mp, mp // mp. Lấy VD trong thực tế để minh hoạ. Làm bài tập SGK
-Đọc trước nội dung bài 3
Ngày soạn: 10/4/2009
Ngay giảng: 18/4/2009
Tiết 57- THỂ TÍCH CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mp, hai mp vuông góc với nhau. Nắm được công thức tính thể tích của hhcn
2/ Kĩ năng: nhận biết đường thẳng vuông góc với mp, hai mp vuông góc, nhớ được và áp dụng được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
3/ Tư duy: Phát triển tư duy tưởng tượng.
4/ Thái độ: Yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
GV: - mô hình hình hộp chữ nhật, thước đo đoạn thẳng.
thước kẻ, phấn màu, bảng kẻ ô vuông
Tranh vẽ một số vật thể trong không gian.
HS: - Ôn tập cách tính thể tích của hhcn, thước kẻ, bút chì.
III/ Các PPDH cơ bản:
Vấn đáp, LT&TH, 
IV/ Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Cho hhcn ABCD.A’B’C’D’, hãy cho biết
HS1:Hai đt phân biệt trong không gian có những vị trí tương đối nào? Lấy VD trên hhcn?
Trên hhcn hãy ctỏ các mệnh đề sau là sai?
a/ Nếu một đt cắt một trong hai đt song song thì cũng cắt đt kia.
b/ Hai đt song song khi chúng không có điểm chung.
HS2: Lấy VD về đt // mp trên hhcn và trên thực tế. Lấy VD về hai mp song song trên hhcn và trên thực tế.
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ1: Đường thẳng vuông góc với mp, hai mp vuông góc.
a/ Đt vuông góc với mp
Quan sát hình nhảy cao ở sân tập thể dục- SGK ta có hai cọc thẳng đứng vuông góc với mặt sân, đó là hình ảnh đt vuông góc với mp
-Y/C hs làm ?1- Chiếu hình 84 lên bảng
GV hỏi thêm:
-AD và AB là hai đt có vị trí tương đối thế nào? Cùng thuộc mp nào?
Giới thiệu: Khi đt A’A vuông góc với hai đt cắt nhau AD và AB của mp (ABCD) ta nói đt A’A vuông góc với mp (ABCD) tại A và kí hiệu:
-GV sử dụng mô hình để hs quan sát và rút ra nhận xét
Lấy một miếng bìa cứng hcn gấp lại theo đường Ox sao cho Oa trùng với Ob, vậy đều là hai góc vuông
Đặt miếng bìa đã gấp đó lên mặt bàn rồi yêu cầu hs quan sát và trả lời:
-Nhận xét gì về vị trí của đt Ox với mặt bàn?
-GV dùng ê ke đưa một cạnh góc vuông sát với Ox. Nhận xét gì về cạnh góc vuông thứ hai của êke?
-Vậy Ox ... ũ: 
Viết CT tính thể tích của hình chóp đều. Chữa bài 67-SBT
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Luyện tập
-Tổ chức cho HS làm bài 47-SGK
Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thực hành gấp, dán các miếng bìa ở hình 134
- Bài 46- SGK
GV đưa đề bài và hình vẽ 
SH = 35cm, HM = 12cm
a/ Tính diện tích đáy và thể tích hình chóp
b/ Tính độ dài cạnh bên SM
-Tổ chức cho HS làm bài 49a,c
Nửa lớp làm phần a/ nửa lớp làm phần c/
c/ 480( cm2)
-Làm bài 50-SGK
Tính diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều
Diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều bằng tổng diện tích các mặt xung quanh
-Các mặt xq của hình chóp cụt là hình gì?Tính diện tích một mặt?
-Tính diện tích xq của hình chóp cụt?
-Làm bài 47-SGK theo nhóm
Kết quả: Miếng 4 khi gấp và dán chập hai tam giác vào thì được các mặt bên của hình chóp tam giác đều
Các miếng 1, 2, 3 không gấp được một hình chóp đều.
a/ Diện tích đáy của hình chóp lục giác đều là: 
b/ SM = 37 (cm) dựa vào đlí pitago trong tam giác vuông SHM
Trung đoạn SK
KP = 1/2PQ= 6cm
SK 
Sxq 
Sd =
Stp 
-HS hoạt động nhóm làm bài 49
a/ 120 (cm2) 
-Các mặt xq của hình chóp cụt là hình thang cân
Diện tích một hình thang cân là:
Diện tích xq của hình chóp cụt là:
10,5.4=42 (cm2)
*HĐ2: Hướng dẫn học ở nhà:
-Trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập chương IV
-Làm các bài tập 52,55,57-SGK
Ngày soạn: 27/4/2009
Ngày giảng: / 5 /2009
Tiết 67- Ôn tập chương IV
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: -Học sinh được hệ thống hoá các kiến thức về hình lăng trụ đứng và hình chóp đều đã học trong chương. 
2/ Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào các dạng bài tập ( nhận biết, tính toán...) 
3/ Tư duy: Phát triển tư duy tưởng tượng, thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học với thực tế
4/ Thái độ: Yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
GV: - Hình vẽ phối cảnh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác, hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều
Bảng tổng kết hình lăng trụ, hình hộp, hình chóp đều
Thước thẳng, phấn màu, bút dạ, bảng phụ
HS: - Làm các câu hỏi ôn tập chương và các bài tập
- Thước kẻ, bút chì, bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các PPDH cơ bản:
Vấn đáp, LT&TH, Hợp tác nhóm
IV/ Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
(Trong phần ôn tập lí thuyết)
3/ Bài mới:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Ôn tập lí thuyết:
GV đưa ra hình vẽ phối cảnh của hình hộp chữ nhật.
Sau đó GV đặt câu hỏi:
-Hãy lấy ví dụ trên hình hộp chữ nhật.
+Các đường thẳng song song .
+ Các đường thẳng cắt nhau.
+ Hai đường thẳng chéo nhau.
+ Đường thẳng song song với mặt phẳng, giải thích.
+ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, giải thích
+ Hai mặt phẳng song song với nhau, giải thích.
+ Hai mặt thẳng vuông góc với nhau, giải thích. 
-GV nêu câu hỏi 1 trang 125,126 SGK.
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 SGK.
GV đưa tiếp hình vẽ phối cảnh của hình lập phương và hình lăng trụ đứng tam giác để HS quan sát.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 
Tiếp theo GV cho HS ôn tập, khái niệm và các công thức 
HS quan sát hình vẽ phối cảnh hình hộp chữ nhật, trả lời câu hỏi.
Ví dụ: 
+ AB // DC // D’C’// A’B’
+ AA’ cắt AB; AD cắt DC
AD và A’B’ chéo nhau
+ AB // mp ( A’B’C’D’) vì AB // A’B’ mà A’B’ mp ( A’B’C’D’)
+ AA’ mp ( ABCD) vì AA’ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AD và AB thuộc mặt phẳng ( ABCD)
+ mp (ADD’A’) // mp ( BCC’B’) vì AD// BC: AA’ // BB’
+ mp ( ADD’A’) mp( ABCD) vì AA’ mp ( ADD’A’) và AA’ mp (ABCD)
-HS lấy ví dụ trong thực tế. Ví dụ:
+ Hai cạnh đối diện của bảng đen song song với nhau.
+ Đường thẳng đứng ở góc nhà cắt đường thẳng mép trần.
+ Mặt phẳng trần song song với mặt phẳng nền nhà...
-HS trả lời câu hỏi 2.
a/ Hình lập phương có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh. Các mặt là những hình vuông.
b/Hình hộp chữ nhât có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh. Các mặt đều là hình chữ nhật.
c/ Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh. Hai mặt đáy là hình tam giác. 3 mặt bên là hình chữ nhật. 
-HS gọi tên các hình chóp lần lượt là hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều, hình chóp ngũ giác đều. 
HS lên bảng điền các công thức.
HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG, HÌNH CHÓP ĐỀU
Hình
Sxq
Stp
V
 Lăng trụ đứng
Sxq = 2p.h
p: nửa chu vi đáy
h : chiều cao
Stp= 
Sxq+ 2Sd
V= S.h
S: diện tích đáy
h: chiều cao
Chóp đều 
Sxq= p.d
p: nửa chu vi đáy
d : trung đoạn 
Stp=Sxq +Sd
V=
S : diện tích đáy
h: chiều cao
*HĐ2: Giải bài tập
Bài 51 trang 127 SGK.
GV chia lớp làm 3 nhóm 
Các nhóm dãy 1 làm câu a,b.
” ” ” 2 ” ” c.
” ” ” 3 ” ” d,e
Đề bài đưa lên bảng phụ hoặc màn hình có kèm theo hình vẽ của 5 câu.
e/Cạnh của hình thoi đáy là:
AB = 
Sxq = 4.5.a.h = 20ah
Sd = 
Stp = 20ah + 2.24a2 = 20ah + 48a2 =4a(5h +12a)
V = 24a2 .h
HS hoạt động theo nhóm.
Dãy 1.
a/ Sxq = 4ah
 Stp = 4ah + 2a
 = 2a (2h +a)
 V = ah.
b/ Sxq = 3a.h
Stp = 3ah + 2.
V = 
d/ Sxq =5ah
Sd = 
Stp = 5ah + 2.
V= 
c/ Sxq = 6ah
Sd = 
Stp = 6ah + 
V = 
Bài 57- SGK
BC = 10cm; AO = 20cm
HS giải bài tập, một HS lên bảng làm
Diện tích đáy của hình chóp là:
Sd = 
V = 
HĐ3: Hướng dẫn học ở nhà:
-Ôn lại các kiến thức đã hệ thống 
-Làm các bài tập SGK
Ngày soạn: 27/4/2009
Ngày giảng: / 5/2009
Tiết 68- Ôn tập cuối năm
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: -Học sinh được hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của chương trình: Tứ giác, diện tích đa giác, tam giác đồng dạng, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều.
2/ Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào các dạng bài tập 
3/ Tư duy: Phát triển tư duy tưởng tượng, quy lạ về quen, thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học với thực tế
4/ Thái độ: Yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
GV: - Bảng phụ, thước thẳng
HS: - Thước kẻ, bút chì, bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các PPDH cơ bản:
Vấn đáp, LT&TH, Hợp tác nhóm
IV/ Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
(Trong phần ôn tập lí thuyết)
3/ Bài mới:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Ôn tập lí thuyết:
-Ôn tập về chương tứ giác, diện tích đa giác
-Dựa vào hình vẽ minh hoạ mối quan hệ bao hàm giữa các hình đã học dưới đây, hãy điền vào chỗ trống ở các câu dưới đây để có một mệnh đề đúng
-ViÕt c«ng thøc tÝnh diÖn tÝch h×nh ch÷ nhËt, h×nh b×nh hµnh, h×nh tam gi¸c, h×nh thang, h×nh thoi ? 
-
Ôn tập về chương tam giác đồng dạng
-Nêu các trường hợp đồng dạng của hai tam giác? Tính chất đường phân giác của tam giác, đlí Talét trong tam giác,...
- Nêu các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, hình chóp cụt đều.
-Quan sát hình và điền vào chỗ trống (...)
a, Tập hợp các hình chữ nhật là tập hợp con của tập hợp các hình.........................................
b, Tập hợp các hình thoi là tập hợp con của tập hợp các hình................................................
c, Giao của tập hợp các hình chữ nhật và tập hợp các hình thoi là tập hợp.............................
- Viết CT tính diện tích các hình đã học
HS nêu lại các trường hợp đồng dạng của hai tam giác, tính chất đường phân giác của tam giác, đlí Ta lét trong tam giác
-Hs nêu lại các CT đã học
*HĐ2: Hướng dân giải bài tập
-Bài 4-SGK
Treo bảng phụ ghi nội dung bài 4
-Tứ giác MENK là hình gì?
-Để hình chữ nhật MENK trở thành hình thoi cần có điều kiện gì của hbh ABCD?
Bài 3-SGK
-Bài 6- SGK
-HS đọc nội dung bài 4-SGK
Vẽ hình vào vở
-HS làm bài tập
a/ Tứ giác MENK là hình bình hành vì có các cặp cạnh đối song song.
Để hbh MENK là hình thoi thì 
mà MM // AD, EK // AB nên AB , suy ra hbh ABCD là hình chữ nhật.
b/ AD =1/2 DC 
c/ ABCD là hình chữ nhật có AD =1/2 DC
Bài 3-SGK
-BHCK là hình bình hành. Gọi M là giao điểm của hai đường chéo BC và HK.
a/ BHCK là hình thoi 
Vì HA BC nên HM BC A,H,M thẳng hàng tam giác ABC cân ở A.
b/ BHCK là hình chữ nhật BH HC. Ta lại có BE HC, CDBH nên BH HC H,D,E, trùng nhau. Khi đó H, D,E cũng trùng với A. Vậy tam giác ABC là tam giác vuông ở A.
Bài 2-SGK
-Tam giác ABO đều nên tam giác CDO đều. Suy ra OD = OC 
- EF là đường trung bình của tam giác AOD nên (1)
- CF là đường trung tuyến của tam giác đều CDO nên CF DO nghĩa là 
- Trong tam giác vuông CFB, FG là đường đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên 
FG = ½ BC (2)
Chứng minh tt, ta cũng có:
EG = ½ BC (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra EF = FG = EG nên tam giác AFG là tam giác đều .
-Bài 6-SGK
Kẻ ME // AK (E thuộc BC) ta có
ME là đường trung bình của tam giác AKC nên EC=KE= 2BK. Ta có
BC = BK+KE+EC= 5BK suy ra 
( Hai tam giác ABK và ABC có trung đường cao hạ từ A) 
HĐ3 : Hướng dẫn học về nhà : 
Học lại lí thuyết đã ôn tập 
Xem lại các bài tập đã chữa
Làm các bài tập 7,8,9,10,11-SGK 
Ngày soạn: 27/4/2009
Ngày giảng: / 5 /2009
Tiết 69- Ôn tập cuối năm (Tiếp)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Tiếp tục hướng dẫn học sinh giải các bài tập về tính chất đường phân giác của tam giác, tam giác đồng dạng, hình chóp đều.
2/ Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào các dạng bài tập 
3/ Tư duy: Phát triển tư duy tưởng tượng, quy lạ về quen, thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học với thực tế
4/ Thái độ: Yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
GV: - Bảng phụ, thước thẳng
HS: - Thước kẻ, bút chì, bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các PPDH cơ bản:
Vấn đáp, LT&TH, Hợp tác nhóm
IV/ Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
(Trong phần ôn tập lí thuyết)
3/ Bài mới:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Hướng dân giải bài tập
-Bài 7- SGK
Bài 7-SGK
AK là đường phân giác của tam giác ABC nên 
Vì MD // AK nên tam giác ABK đồng dạng với tam giác DBM và tam giác ECM đồng dạng với tam giác ACK. Do đó 
Từ (1) và (2) ta có 
Do BM =CM (GT) nên BD = CE. 
Bài 8-SGK
Ta có: 
-Bài 9- SGK
-Bài 10- SGK
-Bài 11- SGK:
Bài 9-SGK
a/ C/m tam giác ABD đồng dạng với tam giác ACB ( g.g) 
b/ Có AB2 = AC .AD suy ra 
Nên tam giác ABD đồng dạng với tam giác ACB ( c.g.c) suy ra góc ABD = góc ACB 
Bài 10- SGK
a/ Cmr mỗi tứ giác ACC’A’, BDD’B’ là hbh có một góc vuông
b/ Trong tam giác vuông ACC’ 
AC’2 = AC2 + CC’2 = AC2 + AA’2
Trong tam giác ABC:
AC2 = AB2 + BC2 = AB2 + AD2
do đó: AC’2 = AB2 + AD2 + AA’2
c/ Stp = 1784cm2 ; V = 4800cm3
Bài 11- SGK
a/SO2=SD2–OD2=242-
V = 
b/ Gọi H là trung điểm của CD
SH2=SD2–DH2=242-
Sxq = 
Stp = 872 + 400 = 1272 (cm2)
HĐ2 : Hướng dẫn học về nhà : 
Học lại lí thuyết đã ôn tập 
Xem lại các bài tập đã chữa
Ngày soạn: 3/5/2009
Ngày giảng: /5/2009
Tiết 70: Trả bài kiểm tra học kì II
(Phần Hình học)
I/ Mục tiêu:
Nhận xét đánh giá nhận biết của học sinh qua bài làm kiểm tra học kì
Rút kinh nghiệm những sai sót học sinh thường mắc phải khi thực hành giải toán, chứng minh hình học.
II/ Chuẩn bị:
Đề kiểm tra, đáp án
III/ Các PPDH:
Vấn đáp, LT&TH
IV/ Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định:
2/ Chữa bài kiểm tra:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_lop_8_chuong_iv_hinh_lang_tru_dung_hinh.doc