A. Mục tiêu:
v Kiến thức: Hiểu, ghi nhớ định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hinh thang, hình thang vuông.
v Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình, cách sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang.
v Thái độ: Giáo dục tính thẩm mĩ trong cách vẽ hình.
B Chuẩn bị:
HS Dụng cụ học tập.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài củ: Cho tứ giác ABCD có Â = 1100, góc D = 700, góc C = 500. Tính góc B = ?.
3. Giới thiệu bi mới
CHƯƠNG I TỨ GIÁC Tiết 1 TỨ GIÁC Mục tiêu : Kiến thức: Hiểu, ghi nhớ định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi. Kĩ năng: Vận dụng được định lí về tổng các góc của một tứ giác. Thái độ: Vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn. Chuẩn bị : Giáo viên : Tranh vẽ các hình 1 a, b, c; hình 2, thước thẳng, thước đo góc. Học sinh : Thước đo độ dài, thước đo góc. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định và tổ chức lớp 2 Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Định nghĩa: -Treo hình vẽ 1 lên bảng -Giới thiệu h1 là các hình tứ giác, h2 không phải là tứ giác. Vậy tứ giác là hình như thế nào? GV nhấn mạnh 2 ý: - Gồm 4 đoạn thẳng khép kín. - Bất kì 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. -GV giới thiệu đỉnh, cạnh của tứ giác. -GV cho HS làm ?1. *Hình 1a là 1 tứ giác lồi. Thế nào là tứ giác lồi? -GV giới thiệu qui ước: Khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi. -GV cho HS làm ?2 Qua ?2 HS hiểu được hai đỉnh kề nhau, đối nhau, góc, điểm nằm trong, nằm ngoài tứ giác. 2 Tổng các góc của một tứ giác -GV gọi HS nhắc lại định lý về tổng 3 góc của một tam giác. -GV gọi HS làm ?3. (HD cho HS kẻ thêm đường chéo AC) Phát biểu định lý về tổng các góc của tứ giác? Củng cố: Bài 1/66 (SGK) GV kiểm tra bài làm của các nhóm, nhận xét, ghi điểm. Bài 2/66 (SGK) GV giới thiệu cho HS hiểu góc ngoài của tứ giác, hướng dẫn HS tính góc ngoài của tứ giác dựa vào tính chất của hai góc kề bù. Từ câu b suy ra được điều gì về t/c 4 góc ngoài của tam giác? HS quan sát. HS trả lời HS : Hình 1c có cạnh AD mà tứ giác nằm trong cả hai nửa mp có bờ là đường thẳng chứa cạnh AD. Hình 1b tương tự có cạnh BC. Hình 1a là tứ giác luôn nằm trong một nửa mp có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác. HS phát biểu định nghĩa tứ giác lồi. HS làm ?2 trả lời tại chỗ với hình vẽ đã ghi trên bảng phụ. HS : tổng 3 góc của một tam giác bằng 1800. HS trình bày HS làm bài tập theo nhóm. a/ x = 500; b/ x = 900; c/ x = 1150; d/x = 750. HS giải 1) Định nghĩa: ( SGK, trang 64) Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một mặt phẳng có bờ là đường thẳng bất kỳ cạnh nào của tứ giác. 2) Tổng các góc của một tứ giác Định lí : Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 HS tổng 4 góc ngoài của tứ giác bằng 3600.. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1. Bài vừa học: Học thuộc định nghĩa, tính chất tứ giác. Làm bài tập 3, 4/67 SGK; 8, 9 SBT . 2. Bài sắp học: Hình thang. * Bài tập ra thêm : Cho tứ giác ABCD , biết AB = AD, góc B = 900,  = 600, góc D = 1350. a/ Tính góc C và chứng minh BD = BC. b/ Từ A kẻ AE ^ CD. Tính các góc của tam giác AEC. * RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:Tiết 2 HÌNH THANG A. Mục tiêu: Kiến thức: Hiểu, ghi nhớ định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hinh thang, hình thang vuông. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình, cách sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang. Thái độ: Giáo dục tính thẩm mĩ trong cách vẽ hình. B Chuẩn bị: HS Dụng cụ học tập. C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài củ: Cho tứ giác ABCD có  = 1100, góc D = 700, góc C = 500. Tính góc B = ?. 3. Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 1)Định nghĩa: -GV giới thiệu hình thang từ tứ giác ABCD (H.13). -Vậy hình thang là gì? GV: HD-HS hình thành đn hình thang và giới thiệu các yếu liên quan đến hình thang. -GV cho HS làm ?1. GV: Lưu ý HS các dấu hiệu nhận biết hai đường thắng song song. GV cho HS làm ?2 để c/m nhận xét trong SGK -Lưu ý HS nội dung nhận xét này. 2) Hình thang vuông: D C B A H F G E GV cho HS xem 2 hình thang vẽ sẵn trên bảng phụ Dựa vào hình vẽ có thể kiểm tra 2 tứ giác trên là hình thang? Bằng trực quan. Bằng êke. Có nhận xét gì thêm về tứ giác ABCD ? Trên cơ sở nhận xét đó của HS, GV hình thành cho HS định nghĩa hình thang vuông. Củng cố: -GV: Yeu cầu HS hồn thành các bài: Bài 7 (SGK) Bài 8 (SGK) GV chấm điểm vài bài Cho HS xem bài giải hoàn chỉnh.ï HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Bài vừa học: -Học theo vở và SGK. -Làm bài tập 9, 10 /71 SGK. Làm thêm bài tập 16, 17, 19, 20 SBT. 2. Bài sắp học Hình thang cân -Hình thang cân là gì? hình thang cân có gì đặc biệt ? HS quan sát hình vẽ trên bảng. HS nêu định nghĩa hình thang. HS làm bài tập ?1. HS làm ?2. HS ghi nhận xét. HS vẽ hình thang vuông vào vở. HS làm bài tập miệng bài7 (SGK). HS làm trên phiếu học tập. 1)Định nghĩa: Hình thang là tứ giác có hai cạnh song song Nhận xét: - Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau. - Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên sông song và bằng nhau. 2) Hình thang vuông: Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông *RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: Tiết 3 HÌNH THANG CÂN Mục tiêu: Kiến thức: Nắm chắc định nghĩa, các tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân. Biết vận dụng định nghĩa, các tính chất hình thang cân trong việc nhận dạng và chứng minh các bài tập có liên quan. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích giả thiết, kết luận của một định lí. Kĩ năng trình bày lời giải của một bài toán. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong lập luận và chứng minh. Chuẩn bị: Mô hình hình thang cân. Hoạt động dạy học: 1. Oån định tổ chức lớp: 2.Kiểm tra bài đã học: Làm bài 9 SGK. Hỏi thêm cho góc ABC bằng góc DCB. So sánh AC và BD. Nhận xét gì về hai góc BAD và CDA. 3. Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 1.Định nghĩa: -GV: Giới thiệu hình thang cân qua hình vẽ (H.23). Vậy hình thang cân được định nghĩa như thế nào? -GV: Nhấn mạnh định nghĩa hình thang cân. Củng cố định nghĩa: -GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài ?2 2.Tính chất: GV: Hình thang cân có những tính chất gì? + Hai cạnh bên của hình thang cân thế nào? GV: Luyện HS kĩ năng diễn đạt lời. Rút ra kết luận. GV: một hình thang có hai cạnh bên bằng nhau có phải là hình thang cân không ? Gv: Trong hình thang cân, liệu rằng hai đường chéo có bằng nhau không? Hãy chứng minh điều đó. 3)Dấu hiệu nhận biết: -GV cho HS làm ?3 Vẽ các điểm A, B thuộc đường thẳng m sao cho hình thang ABCD có hai đường chéo AC = BD. Đo 2 góc A và góc B. từ đó rút ra kết luận. *GV: Vậy khi nào thì một tứ giác là một hình thang cân? GV : Nhấn mạnh các dấu hiệu nhận biết hình thang cân. -Củng cố kiến thức: GV: Giới thiệu bài tập. GV:(Có thể gợi ý.) GV: Muốn CM góc ACD bằng góc BDC ta phải CM điều gì ? Muốn CM: ED = EC ta phải CM tam giác EDC như thế nào ? GV cho HS nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình thang cân. Gv nhấn mạnh: hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau chưa chắc là hình thang cân. Đây không phải là một dấu hiệu nhận biết hình thang cân. HS: Quan sát hình vẽ. HS : Định nghĩa hình thang cân. HS : Ghi nhớ định nghĩa. . HS làm bài theo nhóm. HS: HS: Trình bày chứng minh hai cạnh bên trong hình thang cân bằng nhau. HS: ghi nhớ nội dung định lí 1. HS cho 1 phản ví dụ để chứng tỏ lập luận của mình. HS :trong hình thang cân 2 đường chéo bằng nhau. HS chứng minh bằng cách xét hai tam giác bằng nhau. HS làm ?3 Kết luận: Hình thang có 2 đường chéo bằng nhau thì hinh thang đó cân. HS nêu các dấu hiệu, Gv nhận xét. Kết luận. HS: Ghi nhớ các dấu hiệu nhận biết hình thang cân. *Ta phải C/m: DACD = DBDC $ DC chung; AD = BC; ÐADC = ÐBCD $ * D EDC cân $ ÐEDC = ÐECD (cmt) HS trả lời. 1.Định nghĩa: (SGK, trang 72) Tứ giác ABCD là hình thang cân Hoặc 2.Tính chất: Định lí 1: GT: ABCD là hình thang cân(AB//CD) KL: AD=BC Định lí 2 GT: ABCD là hình thang cân(AB//CD) KL: AC=BD * Vẽ hình thể hiện các tính chất của hình thang cân. 3)Dấu hiệu nhận biết: a/ Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân b/ Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. BÀI TẬP: Cho hình thang cân ABCD (AB // CD). Chứng minh: a/ góc ACD bằng góc BDC. A B D C E b/ Gọi E là giao điểm của hai đường chéo. Cm: ED = EC. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Bài vừa học: Học thuộc định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân. Làm bài tập 11,12, 13, 15 SGK. 2. Bài sắp học: Luyện tập. Làm thêm bài tập 30, 31, 32 SBT. *RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: Tiết 4 LUYỆN TẬP A. Mục tiêu : Kiến thức: Học sinh biết vận dụng các tính chất của hình thang cân để giải một số bài tập tổng hợp. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thao tác, phân tích và tổng hợp để giải quyết các bài tập. Thái độ: Giáo dục HS mối liên hệ biện chứng của sự vật: Hình thang cân với tam giác cân, hai góc ở đáy của hình thang cân với 2 đường chéo. B. Chuẩn bị : Học sinh : Làm các bài tập GV đã cho về nhà. C. Hoạt động dạy học : 1. Oån định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài tập yêu cầu hoàn thành ở nhà : 3. Giới thiệu bài tiếp theo: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG GV: Yêu cầu HS nhăc lại các kiến thức đã học về hình thang cân. GV: giới thiệu các bài tập luyện tập. Bài 1: -(Gợi ý) Muốn chứng minh ABCD là hình thang cân ta phải c/m thoả mãn một trong 2 điều kiện: AC = BD hoặc ÐADC = ÐBCD. -GV chỉ rõ cho HS thấy đây là BT c/m định lí 3 về dấu hiệu nhận biết hình thang cân. -GV có thể vẽ cách khác để c/m câu trên? -Với bài này cần vẽ thêm hình như thế nào ? GV: Giáo dục HS qua các cách giải. Bài 2: -GV yêu cầu HS làm, sau đó chấm vở bài tập của 3 HS, sửa sai và củng cố cho HS dấu hiệu nhận biết hình thang cân. -GV:phân tích bài toán đi lên để HS dể hiểu. BCDE là hình thang cân h BC // DE, ÐB = ÐC(gt) h ÐB = ÐE1 = (1800- Â)/2 h DAED cân ... hình vuông. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh. Thái độ: Giáo dục HS cách trình bày 1 bài toán chứng minh. B. Chuẩn bị : C. Hoạt động dạy học : 1.Oån định tổ chức lớp: 2.Kiểm tra bài yêu cầu làm ở nhà: 3.Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Định nghĩa: GV : Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hình vẽ 104 SGK. GV: Chúng ta thường gọi ABCD là hình gì? GV: Vậy hình vuông được định nghĩa như thế nào? GV: (lưu ý HS định nghĩa) GV: Có thể định nghĩa hình vuông theo cách khác ? Tính chất: GV: Từ định nghĩa ta có kết luận gì giữa hình vuông và hình chữ nhật ? hình vuông và hình thoi ? GV:Vậy hình vuông có những tính chất gì ? GV: Yêu cầu HS vẽ hình thể hiện các tính chất. GV: Em hãy nêu tính chất về đường chéo của hình vuông? 3.Dấu hiệu nhận biết hình vuông: GV: Dựa vào định nghĩa hình vuông và các tính chất vừa phát hiện thêm hãy nêu những dấu hiệu nhận biết hình vuông ? GV: Lưu ý luyện HS kĩ năng diễn đạt lời qua trình bày chứng minh của HS. GV: Yêu cầu HS làm ?2 GV:Tại sao hình b không phải là hình vuông ? HS: Tứ giác ABCD hình 104 có AB=BC=CD=DA và các góc đều bằng nhau, bằng 900. HS: hình vuông HS (định nghĩa hình vuông theo nhận xét từ hình vẽ. HS: () HS: Hình vuông là hcn có 4 cạnh bằng nhau. Hình vuông là hình thoi có 4 góc bằng nhau HS: () HS : Hvuông có tất cả cả t/c của hcn và hhoi. HS: (vẽ hình thể hiện các tính chất của hình vuông) HS: Hai đường chéo của hình vuông: a. Cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Bằng nhau. Vuông góc với nhau. Là đường phân giác của các góc. nhận biết. HS suy nghĩ từng nhóm, từ đó trả lời các dấu hiệu HS: (Phát biểu và chứng minh từng dấu hiệu nhận biết). HS: () HS: Hoạt động theo nhóm. HS trả lời: a, c, d là hình vuông vì: a: hcn có 2 cạnh kề bằng nhau. c: hcn có 2 đường chéo vuông góc, hoặc hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau. d: hình thoi có 1 góc vuông. Hình b chỉ là hình thoi. Định nghĩa: H. 104. Tứ giác ABCD có: Ta nói: ABCD là hình vuông. Tính chất: -Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi -Hình vẽ thể hiện các tính chất của hình vuông: 450 A B C D Dấu hiệu nhận biết hình vuông: (SGK, trang 107) Nhận xét: Một tứ giác vừa là hcn, vữa là hình thoi thì tứ giác đó là hình vuông. ?2. N M P Q O (Hình 105, SGK) B A C D O Các tứ giác là hình vuông: H.a H.c U R S T H.d HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.Bài vừa học: - Học thuộc định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình vuông. - Làm bài tập 82, 84/108 - 109 SGK. Làm thêm bài tập: 150, 152, 154 SBT 2. Bài sắp học: Luyện tập. Tiết 22 LUYỆN TẬP A. Mục tiêu : Kiến thức: Giúp HS củng cố những tính chất hình chữ nhật, dấu hiệu nhận biết hình thoi và hình vuông. Kĩ năng:Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng nhận biết 1 tứ giác là hình thoi, hình vuông. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tư duy logic, phân tích, tổng hợp. Chuẩn bị : Bảng phụ. C. Hoạt động dạy học : 1. Oån định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : HS1: Làm bài tập 83. HS2: Cho hình vuông ABCD , AE = BF = CG = DH. Chứng minh EFGH là hình vuông. 3. Giới thiệu tiết tiếp theo: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Bài 1: (84/109 SGK) GV: Yêu cầu HS nêu lại định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết của hình thang. GV: Em hãy dự đoán AEDF là hình gì ? GV: Yêu cầu HS giải thích. Phối hợp kiểm tra. GV: Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì AEDF là hình thoi? GV: Nếu Â= 1v thì AEDF là hình gì ? GV: Với Â= 1v . Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì AEDF là hình vuông? GV: -Yêu cầu vẽ hình sau mỗi trường hợp. -Lưu ý HS kĩ năng lập luận và trình bày. Bài 2: (85/109 SGK) GV: GT – b-tập. GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài tập. Có thể hướng dẫn: Để c/m EMFN là hình vuông X EMFN là hcn ; ME = MF X EMFN là hcn; X ME // FN; EN // MF; góc M bằng 900 X CM: EBFD hbh ; AECF hbh HS: HS dự đoán AEDF là hbh. HS: Tứ giác AEDF có AF//DE (gt) và AE//DF(gt) nên AEDF là hình bình hành(d.h.n.b) HS: * Để hbh AEDF trở thành hình thoi thì AD phải là phân giác của  Do đo nếu D là giao điểm của tia phân giác của  với cạnh BC thì AEDF là hình thoi. HS: Â= 1v thì hình bình hành AEDF có 1 góc vuông nên AEDF trở thành hình chữ nhật (d.h.n.b). HS: Kết hợp 2 đk: AD là phân giác Â;  = 1v thì AEDF là hình vuông. . HS: Đọc, tìm hiểu nội dung bài tập. HS: Có thể hoạt động theo nhóm, đôi bạn. a/ Ta có: AE = DF (vì = ½ AB = ½ DC ; ABCD là hình chữ nhật) mà AE // DF (gt-h.c.n ABCD) mặt khác  = 900 AEFD là hình vuông (d.h.n.b). b/ xét tứ giác EBFD có: EB = DF (gt) EB // DF (gt) EBFD hbh (d.h.n.b). DE // BF. Tương tự: AF // EC EMFN là hbh Mặt khác: ME = MF(t/c hình vuông AEFD); ME ^ MF (vì ADEF hình vuông) Nên EMFN là hình vuông(d.h.n.b). C B A D E F Bài 1: (84/109 SGK) GT: , D BC; DE//AB; DF//AC a) Tứ giác AEDF là hình gì ? Vì sao? . b) Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì AEDF là hình thoi ? c) Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác AEDF là hình gì ? . A B C D E F M N Bài 2: (85/109 SGK) GT :. a) Tứ giác ADFE là hình gì ? Vì sao ? b) Tứ giác EMFN là hình gì ? Vì sao ? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1. Bài vừa học: Xem lại các bài tập đã giải. Làm bài tập 86 SGK.Làm thêm bài tập 152, 153, 155 SBT. 2. Bài sắp học: Oân tập chương I. *RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: Tiết 23 & 24 ÔN TẬP CHƯƠNG I A. Mục tiêu : Kiến thức: Hệ thống hoá các thức về tứ giác đã học trong chương về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết. Vận dụng các kiến thức trên để giải bài tập dạng tính toá, chứng minh, nhận biết hình, điều kiện của hình. Kĩ năng:Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, rèn luyện tư duy cho HS. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tư duy logic, phân tích, tổng hợp. B. Chuẩn bị : Bảng vẽ sơ đồ nhận biết tứ giác. C. Hoạt động dạy học : 1 Oån định tổ chức lớp: 2. Giới thiệu tiêt tiếp theo: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 1/ Oân tập lý thuyết: GV : HD- HS hoàn thành sơ đồ nhận biết các hình. GV yêu cầu: HS điền theo chiều mũi tên dấu hiệu nhận biết các tứ giác. 2/ Bài tập: GV: Giới thiệu bài tập . GV: Yêu cầu HS hoàn rhành bài. E A C M B D Bài 2: (89/111 SGK) GV cho HS hoạt động nhóm. Gv hướng dẫn cho HS về nhà giải. GV : Làm thế nào để chứng minh điểm E đối xứng với điểm M qua AB ? GV : Chu vi của một tứ giác được tính như thế nào ? HS : HS : tìm hiểu nội dung bài HS : (có thể hoạt động theo nhóm, đôi bạn) a/ Ta có : EF ; FG là đường trung bình của ; CDB nên HG // AC; EF // AC HG = ½ AC; EF = ½ AC HG // EF; HG = EF. Do đó EFGH là hình bình hành. Để EFGH là hcn phải có thêm đk: EH ^ EF. Hay AC ^ BD (vì EH // BD; EF // AC) Vậy đk 2 đường chéo của ABCD vuông góc với nhau. b), c) HS giải tương tự HS:c/m EM ^ AB và kết hợp đk D là trung điểm của EM từ đó suy ra đ.p.c.m. HS: tổng độ dài các cạnh. HS: Về nhà hoàn thành BT. 1/ Oân tập lý thuyết: Sơ đồ nhận biết các hình. 450 O 2/ Bài tập: D A B C E F G H Bài 1: (88/111 SGK) GT: a/.. b/ A a A C’ B a A C’ C a A C’ M a A C’ D a A C’ E a A C’ Bài 2: (89/111 SGK) HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:1. Bài vừa học: a. Xem lại lý thuyết. b. Xem lại các bài tập đã giải. 2. Chuẩn bị ôn tập kỹ, giấy, thước kẻ, compa, êke làm bài kiểm tra chương 1. Tiết 25 : KIỂM TRA (1 TIẾT ) A. Mục tiêu : Kiến thức: Qua kiểm tra đánh giá mức độ nắm kiến thức của tất cả các đối tượng HS. Kĩ năng: Có thể phân loại đối tượng, để có kế hoạch bổ sung, điều chỉnh phương pháp dạy cho hợp lí hơn. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, thẩm mỹ khi trình bày bài. B. Chuẩn bị : GV: đề kiểm tra. HS: Chuẩn bị giấy làm bài, thước, compa, êke. Đề kiểm tra: I/ Phần trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng khoanh tròn Hình thoi có hai đường chéo bằng 6 cm và 8cm thì cạnh bằng: a/ 10 cm b/ 12,5 cm c/ 5 cm d/ 7 cm Hình vuông có đường chéo bằng 2 dm thì cạnh hình vuông bằng: a/ 3/2 dm b/ 1 dm c/ dm d/ 2 dm Điền vào chỗ . Để được một câu đúng: a/ Hình chữ nhật ABCD là hình vuông khi: .. b/ Hình thoi ABCD là hình vuông khi c/ Tứ giác ACBD là hình bình hành khi.. d/ Hình bình hành ABCD là hình thoi khi. Đánh dấu chéo vào ô thích hợp STT MỆNH ĐỀ ĐÚNG SAI 1 Tứ giác lồi ABCD có 4 góc đều là góc nhọn 2 ABCD có tổng góc A và góc D bằng 1800 thì ABCD là hình thang 3 Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành 4 Hình thoi có một đường chéo là phân giác của một góc là hình vuông 5 Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật. 6 Tam giác đều là hình có tâm đối xứng. II/ Phần tự luận: 1/Cho tam giác ABC cân tại A,phân giác AM, gọi I là trung điểm AC, K là điểm đối xứng của M qua I. a/ Chứng minh AK// MC b/ Tứ giác AMCK là hình gì? Vì sao? c/ Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AKCM là hình vuông. ====================================== Đáp án và biểu điểm: Phần trắc nghiệm: (4 điểm) 1/ c 2/ c 3/ a) AB=BC b) góc A = 900 c) AB = CD, AB // CD d) AB = AD 4/ 1 S 2 Đ 3 Đ 4 S 5 S 6 S Phần tự luận: (6 diểm) Bài 1) (4 điểm) GT,KL và hình vẽ: (0.5 điểm) a) (1.5 điểm) Ta có: AI = IC ; MI = IK => AK. Cm AMCK là hbh =>AK // MC b) (1.0 điểm) Tam giác ABC cân, Am là phân giác nên AM cũng là đường cao. =>AM BC => góc AMC=900 AKCM là hbh có góc AMC=900 nên AKCM là hcn c) (1 điểm) AKCM là hình vuông AM = MC Mà MC = ½ BC => AM = 1/2 BC Nên tam giác ABC vuông Vậy khi tam giác ABC vuông cân thì AKCM là hình vuông. Ma trận đề kiểm tra: Kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL *RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: