1) Mục Tiêu :
a) Kiến thức: Hiểu góc là gì ? Góc bẹt là gì ? hiểu điểm nằm trong góc.
b) Kĩ năng: Biết vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc. Nhận biết điểm nằm trong góc .
c) Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận.
2) Chuẩn bị :
a) Giáo viên: Thước thẳng, compa, phấn màu, bảng phụ.
b) Học sinh: Thước thẳng. Chuẩn bị bài ở nhà.
3) Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề. Hỏi_đáp
4) Tiến trình :
4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh
4.2) Kiểm tra bài cũ:
Tiết PPCT: 17 GÓC Ngày dạy: 1) Mục Tiêu : a) Kiến thức: Hiểu góc là gì ? Góc bẹt là gì ? hiểu điểm nằm trong góc. b) Kĩ năng: Biết vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc. Nhận biết điểm nằm trong góc . c) Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận. 2) Chuẩn bị : a) Giáo viên: Thước thẳng, compa, phấn màu, bảng phụ. b) Học sinh: Thước thẳng. Chuẩn bị bài ở nhà. 3) Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề. Hỏi_đáp 4) Tiến trình : 4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh 4.2) Kiểm tra bài cũ: 1) Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a ? 2) Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau ? Vẽ đường thẳng aa’, lấy điểm O aa’, chỉ rõ hai nửa mặt phẳng có bờ chung là aa’? 3) Vẽ tia Ox; Oy Trên hình vừa vẽ có những tia nào? Các tia đó có đặc điểm gì ? GV đánh giá cho điểm HS. GV Hai tia chung gốc tạo thành một hình, hình đó gọi là góc. HS trả lời và vẽ hình Tia Oa và Oa’ đối nhau, chung gốc O. Tia Ox và Oy chung gốc O. 4.3) Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học GV giới thiệu góc, đỉnh của góc, cạnh của góc, cách đọc tên góc, viết tên góc như SGK. Hai tia Ox và Oy như thế nào ? đọc tên góc ? (Hai tia Ox và Oy đối nhau tạo nên góc bẹt xOy) GV hướng dẫn HS cách vẽ góc xOy và HS vẽ vào vở. HS vẽ góc xOy, lấy M nằm trong góc; Vẽ tia OM Căn cứ hình vẽ GV hướng dẫn điểm nằm trong góc như SGK. GV lưu ý cho HS 1) Góc: Định nghĩa: Góc là hình gồm hai tia chung gốc. O : Đỉnh của góc Ox ; Oy : Cạnh của góc Đọc là : Góc xOy (hoặc góc yOx hoặc góc O) Kí hiệu: Lưu ý : Đỉnh góc viết ở giữa và viết to hơn hai chữ bên cạnh. 2) Góc bẹt: Định nghĩa: Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. 3) Vẽ góc: Muốn vẽ góc xOy ta vẽ hai tia chung gốc Ox và Oy 4) Điểm nằm trong góc: Chú ý : Khi hai cạnh của góc không đối nhau mới có điểm nằm trong góc. 4.4) Củng cố và luyện tập: Nêu định nghĩa góc, góc bẹt ? Cho HS làm bài 6 / 75 SGK. 4.5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài theo SGK - BTVN : 8 , 9 , 10 / 75 SGK và 7 , 10 / 53 SBT. - Chuẩn bị thước đo góc. Tiết sau học bài : “ Số đo góc”. 5) Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: