1) Mục Tiêu :
a) Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là mặt phẳng, nửa mặt phẳng bờ a. Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng.
b) Kĩ năng: Nhận biết nửa mặt phẳng, tia nằm giữa hai tia khác.
c) Thái độ: Rèn khả năng quan sát và nhận biết cho HS
2) Chuẩn bị :
a) Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
3) Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề. Hỏi_đáp.
4) Tiến trình :
4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh
4.2) Kiểm tra bài cũ:
4.3) Giảng bài mới
MỤC TIÊU CHƯƠNG II a) Kiến thức: - Biết khái niệm nửa mặt phẳng. - Biết khái niệm góc. - Hiểu các khái niệm góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai góc kề nhau, hai góc bù nhau. - Biết khái niệm số đo góc. - Hiểu được nếu tia Oy nằm giữa Ox, Oz thì :. - Hiểu khái niệm tia phân giác của góc b) Kĩ năng: - Biết vẽ một góc. Nhận biết được một góc trong hình vẽ. - Biết dùng thước đo góc để đo góc. - Biết vẽ một góc có số đo cho trước. - Biết vẽ tia phân giác của một góc. c) Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho HS. ------------------------------------------------------------------------------- Tiết PPCT: 16 NỬA MẶT PHẲNG Ngày dạy: 1) Mục Tiêu : a) Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là mặt phẳng, nửa mặt phẳng bờ a. Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng. b) Kĩ năng: Nhận biết nửa mặt phẳng, tia nằm giữa hai tia khác. c) Thái độ: Rèn khả năng quan sát và nhận biết cho HS 2) Chuẩn bị : a) Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ. b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. 3) Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề. Hỏi_đáp. 4) Tiến trình : 4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh 4.2) Kiểm tra bài cũ: 4.3) Giảng bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hình thành khái niệm nửa mặt phẳng : Mặt phẳng là gì ?(trang giấy , mặt bảng là hình ảnh mặt phẳng. Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía.) Nửa mặt phẳng là gì ? Treo bảng phụ vẽ hình giới thiệu nửa mặt phẳng. Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau? Nửa mặt phẳng I và nửa mặt phẳng II là hai nửa mặt phẳng đối nhau Nhấn mạnh :bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. GV lấy các điểm M, N, P và hướng dẫn HS cách đọc nửa mặt phẳng như SGK và yêu cầu HS làm ?1 Hoạt động 2 :Hình thành khái niệm tia nằm giữa hai tia. Cho HS quan sát hình 3b, 3c rồi trả lời ?2, ?3 SGK 1/ Nửa mặt phẳng bờ a: Khái niệm: Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a a ( Nửa mặt phẳng bờ a ) Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau a (I) (II) 2) Tia nằm giữa hai tia : MN Oz = {I} => tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy Hình 3b : Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy. Hình 3c : Tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy. 4.4) Củng cố và luyện tập: Cho HS trả lời miệng bài 2 / 73 SGK. Cho HS điền vào chỗ trống trên bảng phụ bài 3 / 73 SGK. 4.5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài theo SGK. - BTVN: 4,5 / 73 SGK và 1,4,5 / 52 SBT 5) Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: